Các biện pháp tiếp cận gia đình có hoàn cảnh thiệt thòi (09/07/2015)
Myfanwy McDonald
Viện Nghiên cứu Gia đình Australia
Bài viết được xây dựng dựa trên những phát hiện từ cuộc nghiên cứu về các trở ngại khi tiếp cận các gia đình và trẻ em thiệt thòi của Cortis, Katz và Patulny năm 2009 tại Australia và qua đó cung cấp những gợi ý nhằm tăng cường sự tham gia của các gia đình thiệt thòi trong các chương trình/hoạt động/dịch vụ chăm sóc gia đình và trẻ em. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Các sản phẩm và đề tài khoa học do Viện Gia đình và Giới thực hiện trong thời gian 2007-2012 (09/07/2015)
Viện Gia đình và Giới, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tiền thân là Trung tâm nghiên cứu khoa học về Phụ nữ được thành lập tháng 3/1987. Viện Gia đình và Giới có chức năng nghiên cứu cơ bản những vấn đề lý luận và thực tiễn về giới, gia đình và phụ nữ của Việt Nam nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chính sách đối với sự bình đẳng giới, gia đình và phụ nữ; tham gia đào tạo, thực hiện tư vấn về những vấn đề có liên quan đến giới, gia đình và phụ nữ.
Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học (09/07/2015)
Cuốn sách: “Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học” do nhóm biên tập: Lương Văn Hy, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Phan Thị Yến Tuyết xuất bản năm 2010 là một tập hợp gồm 60 công trình nghiên cứu nhân học của các tác giả trong và ngoài nước với những chủ đề đa dạng.
Hội thảo khoa học: Gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập (09/07/2015)
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập (1987 – 2012), Viện Gia đình và Giới tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Nhà nước trao tặng và Hội thảo khoa học “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập” với sự góp mặt của các nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực gia đình và giới trong cả nước. Lễ Đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba và Hội thảo khoa học sẽ được tổ chức:
Hội thảo tập huấn “Giới và biến đổi khí hậu: Từ nhận thức đến hành động” (09/07/2015)
Nằm trong chuỗi hoạt động của Dự án hợp tác giữa Cơ quan Phụ nữ Liên hiệp quốc (UNWomen) và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH) về “Tăng cường năng lực để lồng ghép giới trong xây dựng và thi hành luật và chính sách – Giai đoạn II”, hội thảo tập huấn về “Giới và biến đổi khí hậu: Từ nhận thức đến hành động” đã được tổ chức trong các ngày từ 26-28 tháng 9 năm 2011 tại thành phố Hòa Bình. Hội thảo thu hút sự tham gia của các giảng viên là những chuyên gia quốc tế dày dặn kinh nghiệm và hơn 30 học viên là cán bộ làm công tác bình đẳng giới của tỉnh Hòa Bình, cán bộ của UN Women, cán bộ Vụ Bình đẳng giới (BLĐTBXH), cán bộ các viện nghiên cứu và sinh viên các trường đại học.
Hội thảo: Phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh biến đổi xã hội nhanh (09/07/2015)
Ngày 29 và 30 tháng 6 năm 2011, Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung tại Việt Nam và Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ đồng tổ chức Hội thảo với chủ đề: Phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh biến đổi xã hội nhanh. Hội thảo đã quy tụ gần 60 đại biểu Việt Nam và quốc tế, bao gồm các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, các giảng viên đại học, các nhà hoạt động xã hội đến từ các Viện, các trường và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.
Hội thảo “Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em: Thực trạng, thách thức và giải pháp” (09/07/2015)
Với mục đích cung cấp thông tin và định hướng tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và các cơ quan truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em Việt Nam, ngày 27 tháng 10 năm 2011, tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo “Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em: Thực trạng, thách thức và giải pháp”.
Biến đổi gia đình ở Hungary - Rajkai Zsombor Tibor - Đại học Kyoto, Nhật Bản (09/07/2015)
Dựa trên các nghiên cứu gần đây về biến đổi gia đình, bài viết phân tích và tìm kiếm lời giải cho những thắc mắc xung quanh sự khác biệt trong quan niệm về hôn nhân - gia đình, sự quay trở lại của các vai trò giới truyền thống và sự trái ngược rõ ràng giữa các giá trị truyền thống với các hành vi nhân khẩu học thực tế. Các vấn đề mà tác giả nêu lên trong bài viết có thể là những gợi ý cho các nghiên cứu về biến đổi gia đình ở Việt Nam xét về mặt giá trị và bối cảnh xã hội. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Các tin cũ hơn.................................................