- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
22
2861316
Hội thảo tham vấn về những phát hiện chính Nghiên cứu về tác động kinh tế của bạo lực gia đình tại Việt Nam
09/07/2015Bạo lực trên cơ sở giới là một trong những vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra dưới nhiều hình thức trên phạm vi toàn cầu. ở Việt Nam, nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình và đang phải chịu đựng những hậu quả kéo dài suốt cả cuộc đời. Những ảnh hưởng về thể chất có thể không khó xác định, nhưng việc đo lường những tổn thất về mặt tinh thần lại là điều không dễ. |
Với mục đích cung cấp một ước lượng đáng tin cậy về tổn thất kinh tế liên quan đến bạo lực gia đình ở Việt Nam, Cơ quan Phụ nữ Liên hiệp quốc (UN Women) tại Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu “Tác động kinh tế của bạo lực gia đình tại Việt Nam” với sự tham gia của Viện Gia đình và Giới (thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) và trường Đại học quốc gia Ireland, Galway, và sự tham vấn từ các cơ quan chính phủ và phi chính phủ. Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 17/4 đến 21/6/2012 ở 4 tỉnh và 3 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Lạng Sơn, Đắc Lắc, Đà Nẵng, Bình Định, thành phố Hồ Chí Minh và Bến Tre, đại diện cho 7 vùng trong Điều tra quốc gia về Bạo lực gia đình) với số mẫu định lượng là 1.053 phụ nữ tuổi từ 18-49 được phỏng vấn bảng hỏi. Ngoài ra 79 tổ chức cung cấp dịch vụ và 10 phụ nữ bị bạo lực gia đình có tiếp cận các dịch vụ đã được phỏng vấn sâu.
Ngày 6 tháng 8 năm 2012, tại Hà Nội, tổ chức UN Women tại Việt Nam phối hợp với Viện Gia đình và Giới, trường Đại học quốc gia Ireland, Galway tổ chức “Hội thảo tham vấn về những phát hiện chính Nghiên cứu về tác động kinh tế của bạo lực gia đình tại Việt Nam” để chia sẻ những phát hiện ban đầu của cuộc nghiên cứu và mong muốn nhận được những góp ý cho kết quả phân tích và khuyến nghị từ các nhà nghiên cứu, các cơ quan chính phủ, phi chính phủ và các bên có liên quan trước khi hoàn thiện và công bố báo này.
Đến tham dự Hội thảo có các đại diện của các tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam như: UN Women tại Việt Nam, Quỹ dân số Liên hiệp quốc, UNICEF tại Việt Nam..; đại diện cơ quan chính phủ và tổ chức chính trị-xã hội phụ trách về vấn đề này như: Vụ Gia đình thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Đại diện nhiều tổ chức nghiên cứu và đào tạo về gia đình và giới, v.v..
Mở đầu Hội thảo là phần trình bày về bối cảnh nghiên cứu của bà Suzette Mitchel, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến ý nghĩa của kết quả nghiên cứu tác động kinh tế của bạo lực gia đình sẽ là cơ sở để tổ chức UN Women tại Việt Nam lập kế hoạch chiến lược và ưu tiên cho các chương trình phòng chống và can thiệp bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam trong thời gian tới. Phần tiếp theo là bài trình bày của PGS.TS Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Gia đình và Giới về phương pháp và tổ chức thực địa của nghiên cứu này. Những phát hiện chính của cuộc nghiên cứu do TS Nata Duvurry, trường Đại học quốc gia Ireland, Galway trình bày.
Nhóm nghiên cứu đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà nghiên cứu, đại diện các cơ quan Liên hiệp quốc tại Việt Nam, các cơ quan chính phủ và phi chính phủ. Hầu hết các đại biểu đều cho rằng đây là một nghiên cứu quan trọng hiện còn thiếu ở Việt Nam và cần có những nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn. Và nếu các chương trình phòng chống bạo lực gia đình được xây dựng trên cơ sở các ước lượng về tổn thất kinh tế sẽ là cách tuyên truyền hiệu quả và thiết thực nhất, giúp người dân và cộng đồng có được nhận thức rõ ràng về hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ và gia đình của họ. Nhiều câu hỏi và ý kiến đã chia sẻ về phương pháp nghiên cứu và những thách thức khi tiến hành nghiên cứu như: tính đại diện của mẫu nghiên cứu, cách tính toán chi phí tổn thất trực tiếp và gián tiếp, khó khăn trong thu thập thông tin về chi phí tổn thất, nhất là chi phí liên quan đến việc vận hành hệ thống dịch vụ dành cho nạn nhân bạo lực... Dự kiến báo cáo hoàn thiện sẽ được công bố vào dịp Ngày Quốc tế chấm dứt bạo lực chống lại phụ nữ, 25 tháng 11 năm 2012.
M.K.
Các tin cũ hơn.................................................
- Thương tiếc Giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết! (09/07/2015)
- Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách (09/07/2015)
- Công bố báo cáo “Đặc điểm di biến động của người hoạt động mại dâm nhìn từ góc độ giới tại 3 thành phố Việt Nam” (09/07/2015)
- Hội thảo “Nhận diện những bất cập trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 từ góc nhìn thực tiễn (09/07/2015)
- John Stuart Mill với phong trào đòi bình quyền cho phụ nữ (09/07/2015)
- Viện Gia đình và Giới kỷ niệm 25 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba (09/07/2015)
- Hội thảo khoa học “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập” (09/07/2015)
- Diễn đàn tham vấn về tình hình thực hiện Công ước CEDAW tại Việt Nam (09/07/2015)
- Các biện pháp tiếp cận gia đình có hoàn cảnh thiệt thòi (09/07/2015)
- Hội nghị Tổng kết hoạt động Nhóm điều phối Chương trình giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hiệp quốc năm 2011 (09/07/2015)