Tin hoạt động

Hội thảo về thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (09/07/2015)

Ngày 21/12/2011, trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức phụ nữ của Liên hợp Quốc (UN Women), ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã phối hợp với Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam tổ chức Hội thảo về thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Hội thảo khoa học: Gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập (09/07/2015)

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập (1987 – 2012), Viện Gia đình và Giới tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Nhà nước trao tặng và Hội thảo khoa học “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập” với sự góp mặt của các nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực gia đình và giới trong cả nước. Lễ Đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba và Hội thảo khoa học sẽ được tổ chức:

Hội thảo tập huấn “Giới và biến đổi khí hậu: Từ nhận thức đến hành động” (09/07/2015)

Nằm trong chuỗi hoạt động của Dự án hợp tác giữa Cơ quan Phụ nữ Liên hiệp quốc (UNWomen) và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH) về “Tăng cường năng lực để lồng ghép giới trong xây dựng và thi hành luật và chính sách – Giai đoạn II”, hội thảo tập huấn về “Giới và biến đổi khí hậu: Từ nhận thức đến hành động” đã được tổ chức trong các ngày từ 26-28 tháng 9 năm 2011 tại thành phố Hòa Bình. Hội thảo thu hút sự tham gia của các giảng viên là những chuyên gia quốc tế dày dặn kinh nghiệm và hơn 30 học viên là cán bộ làm công tác bình đẳng giới của tỉnh Hòa Bình, cán bộ của UN Women, cán bộ Vụ Bình đẳng giới (BLĐTBXH), cán bộ các viện nghiên cứu và sinh viên các trường đại học.

Hội thảo: Phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh biến đổi xã hội nhanh (09/07/2015)

Ngày 29 và 30 tháng 6 năm 2011, Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung tại Việt Nam và Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ đồng tổ chức Hội thảo với chủ đề: Phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh biến đổi xã hội nhanh. Hội thảo đã quy tụ gần 60 đại biểu Việt Nam và quốc tế, bao gồm các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, các giảng viên đại học, các nhà hoạt động xã hội đến từ các Viện, các trường và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.

Hội thảo “Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em: Thực trạng, thách thức và giải pháp” (09/07/2015)

Với mục đích cung cấp thông tin và định hướng tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và các cơ quan truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em Việt Nam, ngày 27 tháng 10 năm 2011, tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo “Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em: Thực trạng, thách thức và giải pháp”.

Biến đổi gia đình ở Hungary - Rajkai Zsombor Tibor - Đại học Kyoto, Nhật Bản (09/07/2015)

Dựa trên các nghiên cứu gần đây về biến đổi gia đình, bài viết phân tích và tìm kiếm lời giải cho những thắc mắc xung quanh sự khác biệt trong quan niệm về hôn nhân - gia đình, sự quay trở lại của các vai trò giới truyền thống và sự trái ngược rõ ràng giữa các giá trị truyền thống với các hành vi nhân khẩu học thực tế. Các vấn đề mà tác giả nêu lên trong bài viết có thể là những gợi ý cho các nghiên cứu về biến đổi gia đình ở Việt Nam xét về mặt giá trị và bối cảnh xã hội. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Hội thảo: Nghiệm thu Báo cáo Đời sống văn hóa của cư dân Hà Nội (09/07/2015)

Năm 2010, Viện Gia đình và Giới phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tiến hành Điều tra về nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cuộc điều tra được tiến hành trên 24 xã/phường thuộc 12 quận/huyện (nội thành, giáp nội thành và xa nội thành) theo hai phương pháp điều tra định lượng và định tính. Có 1211 đại diện hộ gia đình (trên 18 tuổi) và có 300 trẻ vị thành niên từ 13 – 17 tuổi được hỏi với nội dung về nhu cầu hưởng thụ văn hóa và các quan hệ gia đình. Bên cạnh đó, có 34 cuộc thảo luận nhóm cán bộ xã/phường và nhóm người dân về nhu cầu hưởng thụ văn hóa và các thiết chế văn hóa trên địa bàn. Đây là cuộc điều tra có quy mô lớn nhất về lĩnh vực văn hóa kể từ khi Hà Nội mở rộng địa giới. Trên cơ sở phân tích kết quả số liệu điều tra, báo cáo “Đời sống văn hóa của cư dân Hà Nội” là sản phẩm cuối cùng của đề tài hợp tác này.

Hội thảo: Các vấn đề lý luận và tổng quan về xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (09/07/2015)

Nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Chương trình cấp Bộ về những vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, ngày 28 tháng 7 năm 2011, Viện Gia đình và Giới đã tổ chức Hội thảo Các vấn đề lý luận và tổng quan về xây dựng gia đình. Năm chủ đề chính đã được trình bày trong hội thảo:

Hội thảo khoa học quốc tế về Xã hội học gia đình: “Tái cấu trúc ở lĩnh vực gia đình và nhà nước trong viễn cảnh toàn cầu” (09/07/2015)

Từ ngày 12 đến 14 tháng 9 năm 2011, tại Đại học Tổng hợp Kyoto (Nhật Bản), ủy ban Nghiên cứu xã hội học gia đình của Hội Xã hội học quốc tế, kết hợp với Hội Xã hội học gia đình Nhật Bản và Diễn đàn toàn cầu COE của Trường Đại học tổng hợp Kyoto đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tái cấu trúc ở lĩnh vực gia đình và nhà nước trong viễn cảnh toàn cầu”. Tham dự Hội thảo có Giáo sư Rudolf Richter, Chủ tịch ủy ban Nghiên cứu xã hội học gia đình quốc tế; Giáo sư Hideki Watanabe, Chủ tịch Hội Xã hội học gia đình Nhật Bản; Giáo sư Emiko Ochiai, Giám đốc Diễn đàn toàn cầu COE của Đại học Tổng hợp Kyoto cùng hơn một trăm nhà khoa học là các giáo sư, nhà nghiên cứu hiện đang công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu; các nghiên cứu sinh ở nhiều nước châu á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Các nhà nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới gồm PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh và Th.S. Lê Ngọc Lân đã tham gia trình bày báo cáo tại Hội thảo.

Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010 (09/07/2015)

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em. Đây là cam kết rất rõ ràng của Việt Nam đối với trẻ em, và sau đó đã được thực hiện bằng sự đầu tư và ưu tiên cho trẻ em trong những năm qua. “Phân tích tình hình trẻ em Việt Nam 2010” là kết quả nghiên cứu của UNICEF, được xây dựng với sự cộng tác chặt chẽ của Chính phủ Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận dựa trên quyền con người và được thực hiện với ý định sẽ trở thành một tài liệu tham khảo có tính cập nhật và toàn diện cho tất cả các bên tham gia trong công tác thúc đẩy an sinh cho trẻ em, cũng như hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các chính sách và chiến lược nhằm thực hiện tốt hơn quyền của trẻ em Việt Nam. Thông điệp quan trọng nhất của nghiên cứu này là kêu gọi giảm sự bất bình đẳng về khả năng tiếp cận các dịch vụ đối với trẻ em. Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc những nội dung chính của nghiên cứu phân tích này.

Các tin cũ hơn.................................................