Hội thảo: Nghiệm thu Báo cáo Đời sống văn hóa của cư dân Hà Nội (09/07/2015)
Năm 2010, Viện Gia đình và Giới phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tiến hành Điều tra về nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cuộc điều tra được tiến hành trên 24 xã/phường thuộc 12 quận/huyện (nội thành, giáp nội thành và xa nội thành) theo hai phương pháp điều tra định lượng và định tính. Có 1211 đại diện hộ gia đình (trên 18 tuổi) và có 300 trẻ vị thành niên từ 13 – 17 tuổi được hỏi với nội dung về nhu cầu hưởng thụ văn hóa và các quan hệ gia đình. Bên cạnh đó, có 34 cuộc thảo luận nhóm cán bộ xã/phường và nhóm người dân về nhu cầu hưởng thụ văn hóa và các thiết chế văn hóa trên địa bàn. Đây là cuộc điều tra có quy mô lớn nhất về lĩnh vực văn hóa kể từ khi Hà Nội mở rộng địa giới. Trên cơ sở phân tích kết quả số liệu điều tra, báo cáo “Đời sống văn hóa của cư dân Hà Nội” là sản phẩm cuối cùng của đề tài hợp tác này.
Hội thảo khoa học quốc tế về Xã hội học gia đình: “Tái cấu trúc ở lĩnh vực gia đình và nhà nước trong viễn cảnh toàn cầu” (09/07/2015)
Từ ngày 12 đến 14 tháng 9 năm 2011, tại Đại học Tổng hợp Kyoto (Nhật Bản), ủy ban Nghiên cứu xã hội học gia đình của Hội Xã hội học quốc tế, kết hợp với Hội Xã hội học gia đình Nhật Bản và Diễn đàn toàn cầu COE của Trường Đại học tổng hợp Kyoto đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tái cấu trúc ở lĩnh vực gia đình và nhà nước trong viễn cảnh toàn cầu”. Tham dự Hội thảo có Giáo sư Rudolf Richter, Chủ tịch ủy ban Nghiên cứu xã hội học gia đình quốc tế; Giáo sư Hideki Watanabe, Chủ tịch Hội Xã hội học gia đình Nhật Bản; Giáo sư Emiko Ochiai, Giám đốc Diễn đàn toàn cầu COE của Đại học Tổng hợp Kyoto cùng hơn một trăm nhà khoa học là các giáo sư, nhà nghiên cứu hiện đang công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu; các nghiên cứu sinh ở nhiều nước châu á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Các nhà nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới gồm PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh và Th.S. Lê Ngọc Lân đã tham gia trình bày báo cáo tại Hội thảo.
Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010 (09/07/2015)
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em. Đây là cam kết rất rõ ràng của Việt Nam đối với trẻ em, và sau đó đã được thực hiện bằng sự đầu tư và ưu tiên cho trẻ em trong những năm qua. “Phân tích tình hình trẻ em Việt Nam 2010” là kết quả nghiên cứu của UNICEF, được xây dựng với sự cộng tác chặt chẽ của Chính phủ Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận dựa trên quyền con người và được thực hiện với ý định sẽ trở thành một tài liệu tham khảo có tính cập nhật và toàn diện cho tất cả các bên tham gia trong công tác thúc đẩy an sinh cho trẻ em, cũng như hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các chính sách và chiến lược nhằm thực hiện tốt hơn quyền của trẻ em Việt Nam. Thông điệp quan trọng nhất của nghiên cứu này là kêu gọi giảm sự bất bình đẳng về khả năng tiếp cận các dịch vụ đối với trẻ em. Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc những nội dung chính của nghiên cứu phân tích này.
Nghịch lý hôn nhân ở Đông á - Emiko Ochiai (09/07/2015)
“Các xã hội không bền vững: Sự thua cuộc của chủ nghĩa gia đình ở Đông á” là tựa đề một bài viết của Emiko Ochiai được đăng tải trên tạp chí Historical Social Research, số 2, quyển 36, năm 2011. Theo tác giả bài viết, mức sinh ở một số xã hội Đông á đã giảm tới mức kỷ lục. Câu hỏi đặt ra ở đây là: (1) Phải chăng Đông á đang trải qua thời kỳ chuyển đổi nhân khẩu học lần thứ hai như ở châu Âu? và (2) Liệu chủ nghĩa cá nhân có phải là nguyên nhân cho những thay đổi như vậy không? Có và không là câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất, bởi những thay đổi về mặt dân số gần đây đang diễn ra ở Đông á có những điểm tương đồng như ở châu Âu và Bắc Mỹ, tuy có những khác biệt đáng kể về mặt bản chất. Khác với ở châu Âu, nơi mà sống chung đã thay thế cho hôn nhân, hôn nhân ở Đông á là một thiết chế không hề bị sứt mẻ của trách nhiệm và nghĩa vụ hơn là sự lựa chọn của cá nhân. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc phần 2 của bài viết.
Hội thảo: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, xã hội đương đại và vấn đề giới - nghiên cứu trường hợp trưng bày phụ nữ đơn thân (09/07/2015)
Nhằm mục đích tạo diễn đàn trao đổi, tìm kiếm các cơ hội hợp tác giữa cộng đồng, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và bảo tàng trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới đặc biệt là những vấn đề xã hội đương đại của phụ nữ, sáng ngày 17/5/2011, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển văn hóa (A&C) tổ chức Hội thảo “Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, xã hội đương đại và vấn đề giới - nghiên cứu trường hợp trưng bày phụ nữ đơn thân”.
Hội thảo: Di cư vì hôn nhân của phụ nữ Việt Nam sang các nước Đông á: Hướng tới một cái nhìn đa chiều (09/07/2015)
Ngày 1 tháng 7 năm 2011, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội tổ chức Hội thảo “Di cư vì hôn nhân của phụ nữ Việt Nam sang các nước Đông á: Hướng tới một cái nhìn đa chiều” nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu về chủ đề di cư vì hôn nhân của phụ nữ Việt Nam sang các nước Đông á. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ dự án nghiên cứu về di cư quốc tế từ Việt Nam đến các nước châu á do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và Đại học Western Ontario (Canada) phối hợp thực hiện với sự tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế của Canada (IDRC), tháng 6 năm 2007 đến tháng 7 năm 2011. Dự án cũng hợp tác với các học giả của Đại học Pai Chai (Hàn Quốc) và Đại học Tổng hợp Sun Yat Sen (Đài Loan) để tìm hiểu về cuộc sống của phụ nữ Việt Nam di cư sang hai nước này để kết hôn.
Hội nghị toàn quốc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (09/07/2015)
Ngày 22 tháng 4 năm 2011, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tham dự và chủ trì hội nghị. Đây là hội nghị chuyên đề lần đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức với mục đích đánh giá toàn diện những tác động xã hội tích cực và hạn chế trong việc kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài.
Các tin cũ hơn.................................................