Liên kết web
Số lượt truy cập

17

2034023

Tin hoạt động

Các sản phẩm và đề tài khoa học do Viện Gia đình và Giới thực hiện trong thời gian 2007-2012

09/07/2015
Viện Gia đình và Giới, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tiền thân là Trung tâm nghiên cứu khoa học về Phụ nữ được thành lập tháng 3/1987. Viện Gia đình và Giới có chức năng nghiên cứu cơ bản những vấn đề lý luận và thực tiễn về giới, gia đình và phụ nữ của Việt Nam nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chính sách đối với sự bình đẳng giới, gia đình và phụ nữ; tham gia đào tạo, thực hiện tư vấn về những vấn đề có liên quan đến giới, gia đình và phụ nữ.

Sau 25 năm xây dựng và phát triển, Viện Gia đình và Giới đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Viện Gia đình và Giới xin giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học mà các cán bộ, viên chức của Viện đã thực hiện trong 5 năm gần đây (2007-2012). Những kết quả nghiên cứu đã góp phần làm rõ các vấn đề xã hội đang nổi cộm hiện nay như các vấn đề về gia đình Việt Nam trong xã hội biến đổi (về sự thay đổi giá trị con cái, các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, quan niệm và nhận thức về các giá trị gia đình, sự chăm sóc người cao tuổi trong gia đình, việc tổ chức cuộc sống gia đình của người di cư, v.v.). Những kết quả nghiên cứu này cung cấp các bằng chứng khoa học và thực tiễn đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách và xây dựng các quy định pháp luật liên quan, cụ thể là các chính sách giúp gia đình tổ chức tốt hơn cuộc sống của mình trong bối cảnh di cư ngày càng gia tăng, việc chăm sóc người cao tuổi trong gia đình; các biện pháp làm tăng độ gắn kết quan hệ vợ - chồng; thay đổi nhận thức của người dân về giá trị con cái; xử lý tốt hơn mối quan hệ cha mẹ - con cái vị thành niên; quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình và luật pháp bảo vệ quyền lợi của nhóm lao động này; tạo điều kiện cho người dân nâng mức độ hưởng thụ văn hóa; có các biện pháp phù hợp giảm thiểu tác hại đối với người làm mại dâm; v.v.. Nhờ đó mà vị thế của Viện trong đóng góp vào việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng tăng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của các đề tài là nguồn tư liệu cập nhật và phong phú để nhiều cán bộ trong Viện bổ sung vào tư liệu giảng dạy và đào tạo của mình.

Dưới đây xin trình bày danh mục các sản phẩm cụ thể:

Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh (chủ biên). 2008. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam: Thực trạng, diễn tiến và nguyên nhân. Nxb. Khoa học Xã hội,  Hà Nội, 190 trang.

II. Đề tài nghiên cứu khoa học

A. Các đề tài khoa học cấp Bộ

1. Chương trình khoa học cấp Bộ năm 2011-2012 “Xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020”, chủ nhiệm Chương trình: PGS.TS Nguyễn Hữu Minh. Chương trình bao gồm 6 đề tài và 1 nhiệm vụ cấp Bộ:

a) Tổng quan về xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Hữu Minh.

b) Xây dựng gia đình người di cư lao động tự do giai đoạn 2011-2020, chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm.

c) Giá trị con cái trong gia đình Việt Nam: những vấn đề đặt ra, chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Tuấn Dung.

d) Mối quan hệ vợ chồng trong gia đình Việt Nam hiện nay và căn cứ để củng cố mối quan hệ này trong giai đoạn 2011-2020, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Ngọc Văn.

e) Quan hệ cha mẹ - con cái vị thành niên ở Việt Nam: thực trạng và những vấn đề cần quan tâm, chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Bích Thuỷ.

f) Mối quan hệ người cao tuổi và con cháu trong gia đình Việt Nam: thực trạng và những vấn đề cần quan tâm, chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Ngọc Lân.

g) Nhiệm vụ: Báo cáo thường niên 2011, 2012, chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS Nguyễn Hũu Minh.

2. Chương trình khoa học cấp Bộ năm 2009-2010 “Một số vấn đề cơ bản về gia đình và giới ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020”, chủ nhiệm Chương trình: PGS.TS Nguyễn Hữu Minh. Chương trình bao gồm 6 đề tài và 1 nhiệm vụ cấp Bộ:

a) Những vấn đề cơ bản về gia đình và giới ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Hữu Minh.

b) Một số vấn đề xã hội của phụ nữ nông thôn Việt Nam lấy chồng và lao động ở nước ngoài, chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm.

c) Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam, chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Bích Thuỷ.

d) Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam giai đoạn phát triển 2011-2020, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Lê Ngọc Văn.

e) Một số vấn đề cơ bản về giới ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Thị Tuấn Dung.

f) Một số vấn đề cơ bản về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2011-2020, chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Ngọc Lân.

g) Nhiệm vụ: Báo cáo thường niên 2009, 2010. Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS Nguyễn Hữu Minh.

3. Tìm hiểu quan niệm và nhận thức về hôn nhân, gia đình của các thế hệ Việt Nam hiện nay qua khảo sát ở một số địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng - Chủ nhiệm đề tài: GS. Lê Thi (2007-2008).

4. Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển 2007-2010 - Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Hữu Minh và Th.S Đặng Bích Thủy (2007-2008).

5. Sự thích ứng của những người di cư tự do nông thôn vào các thành phố và các vùng phụ cận - nghiên cứu trường hợp Hà Nội - Chủ nhiệm đề tài: Th.S Nguyễn Thị Thanh Tâm (2008-2009).

6. Một số vấn đề cơ bản trong chính sách của nhà nước đối với người cao tuổi giai đoạn 2011-2020 (Nghiên cứu  trường hợp đồng bằng Bắc Bộ) do PGS. TS. Lê Ngọc Văn làm chủ nhiệm đề tài (2008-2009).

7. Biên soạn bản thảo sách: Tri thức bách khoa phụ nữ Việt Nam, Tập II: “Phụ nữ Việt Nam thực thi vai trò nghề nghiệp, gia đình và cộng đồng”, chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thị Vinh Thi. (2009-2010).

B. Đề tài hợp tác với bên ngoài (các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức nước ngoài do Viện tổ chức thực hiện)

Diễn tiến của bạo lực gia đình tại Việt Nam: Những phát hiện từ một nghiên cứu định tính do Quỹ Ford tài trợ, (2006-2007).

Điều tra về Nhận thức và các Thiết chế Giảm nghèo và An sinh, Viện Gia đình và Giới hợp tác với Daniel J. Evans School of Public Affairs (Đại học Washington, Mỹ) với sự tài trợ của tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), (2008).

Tác động của điện khí hoá đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân nông thôn Việt Nam, Viện Gia đình và Giới phối hợp với Viện Xã hội học với sự tài trợ của Tổ chức Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA), Chính phủ New Zealand và Ngân hàng Thế giới (WB), (2008).

Khảo sát sức khoẻ dân số 2008, do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối  hợp với Hội đồng Khoa học Xã hội Hoa Kỳ thực hiện, (2008).

Nghiên cứu gia đình nông thôn Việt Nam, hợp tác với Viện Xã hội học, Viện Dân tộc học và hai trường đại học Lingkoping và Goteberg, Thụy  Điển, (2006-2009).

Phân tích sâu kết quả Điều tra Gia đình Việt Nam 2006, hợp tác với Vụ Gia đình, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Unicef. Cán bộ của Viện Gia đình và Giới tham gia viết báo cáo phân tích, (2008).

Đánh giá năng lực của các cơ quan nhà nước thực hiện Luật Bình Đẳng giới và Luật Phòng chống Bạo lực gia đình, hợp tác với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và UNIFEM, (2009)

Đánh giá việc thực hiện Quyết định 19/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng Trẻ em lang thang, Trẻ em bị xâm phạm tình dục và Trẻ em phải lao động trong điều kiện độc hại và nguy hiểm ở Việt Nam, hợp tác với Bộ Lao động, thương binh và Xã hội và ILO, (2009).

Giới và Bảo trợ Xã hội, hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển Quốc tế ODI (Vương quốc Anh), (2009-2010).

Nghiên cứu định tính về lãnh đạo nữ ở khu vực công, hợp tác với Bộ Ngoại giao và Chương trình Phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP), (2009).

Di cư, sức khỏe sinh sản và cuộc sống: tìm hiểu những chiến lược của người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị ở Việt Nam, hợp tác với Trường Đại học East Anglia (Anh Quốc), (2010).

Tác động lâu dài của chiến tranh đối với sức khoẻ và cuộc sống của người dân thế hệ trưởng thành trong chiến tranh ở Việt Nam: Nghiên cứu bước đầu, nghiên cứu hợp tác giữa Viện Gia đình và Giới với Học viện Quản lý Singapore (SMU) và Đại học Utah (Hoa Kỳ), (2010).

Nhu cầu hưởng thụ văn hoá của các gia đình trên địa bàn TP. Hà Nội, hợp tác với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, (2010).

Nghiên cứu về nhận thức và thái độ về gia đình 2010, hợp tác với trường đại học Kyoto (Nhật Bản) và trường đại học tổng hợp Seoul (Hàn Quốc), (2010).

Việc làm bền vững cho lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam, hợp tác với Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), (2011).

Tính di động của người hoạt động mại dâm nhìn từ góc độ giới: kết quả nghiên cứu tại 3 thành phố ở Việt Nam, hợp tác với Cục Phòng chống tệ nạn xã hội và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), (2011).

Trần Thị Cẩm Nhung