- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
17
2861015
Nghiệm thu đề tài khoa học “Nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”
30/06/2015Ngày 11 tháng 4 năm 2014, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ “Nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”. Đề tài được triển khai năm 2013 do Ths. Trần Tuyết ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VHTT&DL làm chủ nhiệm đề tài. Hội đồng khoa học gồm 9 thành viên, do Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Huỳnh Vĩnh ái làm chủ tịch Hội đồng. |
Nghiên cứu này là kết quả phối hợp giữa Vụ Gia đình (cơ quan quản lý nhà nước) với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới theo đặt hàng của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL. Mục đích của nghiên cứu là: tìm hiểu cơ chế, chính sách liên quan hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) và làm rõ thực trạng hoạt động PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay; xác định khó khăn và thuận lợi, mặt tích cực và hạn chế cùng những bài học kinh nghiệm của công tác PCBLGĐ từ khi Luật PCBGĐ có hiệu lực cho đến nay ở 2 khía cạnh chính sách và thực tiễn; và tổng kết các chương trình/hoạt động can thiệp, các mô hình phòng ngừa và khắc phục BLGĐ; và cuối cùng là đề xuất giải pháp PCBLGĐ ở Việt Nam hiện nay.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu sẵn có, khảo sát thực địa và tham vấn chuyên gia. Nhóm nghiên cứu đã phân tích các kết quả nghiên cứu về bạo lực gia đình và chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở một số nước và Việt Nam trong thời gian gần đây, các báo cáo công tác gia đình hàng năm và báo cáo 5 năm triển khai, thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình của các địa phương và Ban, Bộ, ngành Trung ương. Ngoài ra, đề tài lựa chọn 2 tỉnh là Bắc Ninh và Hòa Bình để tiến hành điều tra xã hội học nhằm có những thông tin thực địa bổ sung về hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Đây là hai tỉnh được quan tâm triển khai nhiều mô hình phòng, chống bạo lực gia đình từ phía nhà nước và tổ chức xã hội nhưng số lượng các vụ bạo lực gia đình được báo cáo lại theo 2 xu hướng trái ngược nhau, các vụ bạo lực ở Bắc Ninh có sự giảm dần còn ở Hòa Bình lại tăng dần qua các năm.
Những đóng góp cụ thể của đề tài này đó là:
Nghiên cứu đã góp phần hệ thống và thao tác hóa các khái niệm liên quan, còn ít được sử dụng trong các công trình nghiên cứu như khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, khái niệm giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình.
Nghiên cứu đã cung cấp cho người đọc cái nhìn hệ thống về các kết quả nghiên cứu, các chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình của các nước và ở Việt Nam.
Điểm nổi bật của nghiên cứu này là đã tập trung vào phân tích 4 nhóm giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình tại Việt Nam hiện nay, đó là nhóm giải pháp về chính sách, pháp luật; nhóm giải pháp về phòng, ngừa; nhóm giải pháp về can thiệp, hỗ trợ và nhóm giải pháp về xử lý vi phạm. Qua đó, nghiên cứu đã chỉ ra những điểm còn hạn chế của từng nhóm giải pháp.
Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra một số điểm đáng lưu ý, đó là:
Hệ thống các văn bản gồm Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành trong quá trình triển khai đã bộc lộ những hạn chế và đã ít nhiều gây cản trở đến hiệu quả của việc thực thi pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật và văn bản hướng dẫn là cấp thiết.
Việc triển khai giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình còn thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan với nhau.
Các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình do nhà nước hay tổ chức phi chính phủ thực hiện phát huy hiệu quả tốt trong thời gian thí điểm nhưng không duy trì được khi chuyển giao cho cộng đồng quản lý. Tại địa bàn nghiên cứu, mô hình phòng, chống bạo lực gia đình chỉ còn trên số liệu báo cáo, thực tế không còn hoạt động, nếu có thì cũng lồng ghép vào nội dung liên quan.
Hệ thống báo cáo thống kê về bạo lực gia đình ở Việt Nam có độ tin cậy chưa cao do chưa có hướng dẫn rõ ràng, chưa có cán bộ và không có kinh phí thực hiện.
Hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất hiện nay là bạo lực tinh thần. Nếu xét trên khía cạnh tổng thể thì đối tượng bị bạo lực gia đình nhiều nhất là trẻ em, nói cách khác trẻ em là nạn nhân chính của bạo lực gia đình.
Đội ngũ tư vấn viên, hòa giải viên ở cộng đồng hạn chế về nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn, hòa giải nên việc tư vấn, hòa giải chưa phát huy tác dụng.
Trên cơ sở xem xét, đánh giá theo các tiêu chí cụ thể đối với đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài “Nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá là công trình khoa học có giá trị cao trong lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay với kết quả nghiên cứu đạt loại xuất sắc. Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh ái đã giao Vụ Gia đình, Bộ VHTT&DL tiếp nhận kết quả từ nhóm nghiên cứu và biên soạn thành sách tham khảo phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và nghiên cứu, học tập.
Xuân Huyến
Các tin cũ hơn.................................................
- Luật pháp, chính sách phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới của một số nước trên thế giới (30/06/2015)
- Điều tra quốc gia về lao động trẻ em 2012: Các kết quả chính (30/06/2015)
- Hội thảo Tổng quan chính sách và mô hình chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số tại Việt Nam (30/06/2015)
- Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu Thực trạng bao phủ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam (30/06/2015)
- Ảnh hưởng của bạo lực về thể chất và tình dục đối với phụ nữ trên thế giới (09/07/2015)
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng công tác năm 2014 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (30/06/2015)
- Tình bạn và các khuôn mẫu phân tầng xã hội: 1988-2008 (16/06/2015)
- Hội thảo “Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái” (09/07/2015)
- Hội thảo khoa học quốc tế: Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh (09/07/2015)
- Hội thảo tham vấn xây dựng Chương trình hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020 (09/07/2015)