- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
25
2861027
Ảnh hưởng của bạo lực về thể chất và tình dục đối với phụ nữ trên thế giới
09/07/2015Theo báo cáo “Ước tính về số vụ bạo lực với phụ nữ trên toàn cầu và khu vực: tỷ lệ và tác động tới sức khỏe của bạo lực tình dục do đối tượng người thân và không phải người thân gây ra” của Liên Hiệp Quốc công bố năm 2013 cho thấy có hơn 1/3 số phụ nữ toàn cầu bị ảnh hưởng bởi bạo lực thế chất hoặc tình dục do chính người thân gây ra. |
Báo cáo nghiên cứu này do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiến hành thực hiện cùng Đại học Y tế & Vệ sinh Nhiệt đới Luân Đôn và Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi. Đây là báo cáo nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên từ số liệu toàn cầu về tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ do đối tượng người thân và không phải người thân gây ra. Báo cáo đã đưa ra những hướng dẫn nhằm ứng phó với thảm họa toàn cầu này đến các quốc gia trên thế giới.
Và một trong những khám phá quan trọng của nghiên cứu này đó là nó đã cho thấy có tới 38% phụ nữ trên thế giới bị giết do người thân gây ra, tương tự như vậy số phụ nữ bị bạo lực do người thân gây ra thường bị trầm cảm hoặc lạm dụng rượu gần như gấp hai lần. Giáo sư Charlotte Watts, Đại học Y tế & Vệ sinh Nhiệt đới Luân Đôn cho rằng “số liệu mới này cho thấy rằng bạo lực đối với phụ nữ là rất phổ biến, chúng ta phải khẩn cấp đầu tư để giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề sức khỏe toàn cầu của những phụ nữ này”.
Cho đến nay số liệu ở cấp độ toàn cầu về vấn đề bạo lực với phụ nữ còn nhiều hạn chế. Một phần là do nỗi sợ hãi từ sự kỳ thị của xã hội đã ngăn cản phụ nữ trình báo việc mình bị bạo lực từ đối tượng không phải là người thân. Mặt khác lại xuất phát từ thu thập số liệu, vì trên thực tế hiện nay có rất ít quốc gia trên thế giới thu thập số liệu bạo lực không phải do người thân gây ra, trong khi nhiều nghiên cứu về loại hình bạo lực này lại áp dụng việc đo lường đơn giản hơn so với phương pháp tiếp cận nhằm đánh giá được loại hình bạo lực do người thân gây ra. Chính vì vậy, theo tiến sỹ Naeemah Abrahams, Hội đồng nghiên cứu y khoa Nam Phi thì báo cáo này “đã làm sáng tỏ vấn đề thiếu thông tin, dữ liệu về bạo lực tình dục do đối tượng không phải người thân gây ra, cả ở những khu vực tác động bởi các cuộc xung đột. Chúng ta cần có nhiều quốc gia trên thế giới đo lường và sử dụng những công cụ tốt nhất sẵn có đối với bạo lực tình dục”. Báo cáo này cũng nêu ra sự cần thiết về sự tham gia của tất cả các ngành có liên quan để loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ và hỗ trợ nhiều hơn cho phụ nữ là nạn nhân của nạn bạo lực.
Tại buổi lễ công bố, một bộ tài liệu Hướng dẫn mới của WHO đã được giới thiệu cùng báo cáo nghiên cứu nhằm giúp cho các nước trên thế giới cải thiện năng lực ngành y tế để ứng phó đối với vấn nạn bạo lực này. Những phát hiện của báo cáo cũng cho thấy bạo lực làm tăng tính dễ tổn thương của phụ nữ trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, và ngành y tế cần xử lý vấn đề bạo lực đối với phụ nữ một cách nghiêm túc hơn, vì trong nhiều trường hợp cán bộ y tế chỉ đơn giản là họ không biết phải đối phó với vấn đề bạo lực đối với phụ nữ như thế nào! Vì vậy, bộ tài liệu hướng dẫn của WHO đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo cán bộ y tế ở tất cả các cấp để họ có thể nhận ra khi nào phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực và để họ có đủ kỹ năng đưa ra những liệu pháp phù hợp. Những hướng dẫn chi tiết trong bộ tài liệu tập trung vào nhiều khía cạnh trong chăm sóc y tế như dịch vụ tiền sản, xét nghiệm HIV… để có thể đưa ra những cơ hội hỗ trợ tối thiểu cho những nạn nhân này.n
Trần Văn Thao (giới thiệu)
Nguồn: http://www.who.int/mediacentre/news/releases/2013/violence_against_women_20130620/en/
Các tin cũ hơn.................................................
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng công tác năm 2014 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (30/06/2015)
- Tình bạn và các khuôn mẫu phân tầng xã hội: 1988-2008 (16/06/2015)
- Hội thảo “Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái” (09/07/2015)
- Hội thảo khoa học quốc tế: Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh (09/07/2015)
- Hội thảo tham vấn xây dựng Chương trình hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020 (09/07/2015)
- Hội thảo quốc tế về khía cạnh giới trong vấn đề xuất khẩu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh (09/07/2015)
- Phân tích về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam (16/06/2015)
- Hội nghị “Vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” (09/07/2015)
- Đề xuất chính sách hỗ trợ bà mẹ chọn lựa dinh dưỡng bổ sung tốt và phù hợp nhất cho trẻ nhỏ tại Việt Nam (16/06/2015)
- Hội thảo Kết quả nghiên cứu 6 tháng đầu năm 2013 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (09/07/2015)