- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
26
2861028
Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu Thực trạng bao phủ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam
30/06/2015Ngày 28/2/2014, tại Hà Nội đã diễn ra “Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu thực trạng bao phủ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam”. Đây là nghiên cứu được thực hiện với sự phối hợp của Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), Viện Nghiên cứu Y Xã hội học (ISMS) và Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống y tế - Đại học Y Hà Nội (CHSR). Các đại biểu tham dự Hội thảo là các đại diện từ các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Y tế, Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)…; đại diện các tổ chức quốc tế, các Viện nghiên cứu, các trường đại học và các cơ quan truyền thông. |
Nghiên cứu về “Thực trạng bao phủ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam” được tiến hành năm 2013 tại 3 tỉnh Lạng Sơn, Hưng Yên và Hòa Bình, với cỡ mẫu là 2000 phụ nữ có con dưới 1 tuổi và 1005 nam giới là chồng của những phụ nữ được lựa chọn phỏng vấn, và lựa chọn ngẫu nhiên một khu vực thành thị và một khu vực nông thôn nghèo đặc trưng để tiến hành khảo sát. Mục tiêu chính của nghiên cứu là: mô tả thực trạng một số dịch vụ chăm sóc SKSS tại 3 tỉnh để chỉ ra mức độ và sự khác biệt trong độ bao phủ của các dịch vụ chăm sóc SKSS theo chiều rộng, chiều cao và chiều sâu; phân tích mức độ bất công bằng và các yếu tố tác động đến dịch vụ chăm sóc SKSS. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, một số phương pháp phân tích được nhóm nghiên cứu sử dụng như so sánh mô tả, phân tích công bằng, phương pháp tính chi phí thảm họa, và tính toán mô hình hồi quy logistic đa biến để phân tích mối liên quan giữa chi phí thảm họa 40% và nghèo đói với các đặc điểm hộ gia đình.
Nghiên cứu tập trung vào một số dịch vụ của SKSS như kế hoạch hóa gia đình, làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh, dự phòng và điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường sinh sản và tình dục. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một số điểm đáng chú ý về dịch vụ chăm sóc SKSS tại 3 điểm khảo sát như: độ bao phủ dân số của một số dịch vụ chăm sóc SKSS tại 3 tỉnh là tương đối rộng, nhưng tỷ trọng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế dành cho các dịch vụ chăm sóc SKSS còn thấp và nhiều dịch vụ chăm sóc SKSS thiết yếu còn chưa sẵn có ở tuyến y tế cơ sở, cho thấy sự bao phủ các dịch vụ chăm sóc SKSS tại 3 tỉnh nghiên cứu còn chưa sâu. Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phi CSSKSS còn ở mức cao, theo tính toán có tới 13,6% hộ gia đình sẽ bị nghèo hóa nếu chi phí thêm cho dịch vụ chăm sóc SKSS, tập trung cao hơn ở nhóm nông thôn, người dân tộc và người cận nghèo/nghèo và người không có bảo hiểm y tế. Có thế nói bảo hiểm y tế là công cụ có tác dụng bảo vệ tài chính tốt trong chăm sóc SKSS, nhưng số liệu sơ bộ tại 3 tỉnh này cho thấy hiện chỉ có 74,8% phụ nữ và 50,2% nam giới có bảo hiểm y tế. Nghiên cứu này cũng cho thấy có mối liên quan giữa mức độ rủi ro tài chính do chi phí chăm sóc SKSS ở phụ nữ với điều kiện kinh tế và đặc điểm dân tộc.
Tại Hội thảo, nhóm nghiên cứu đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp giúp cho việc làm rõ hơn kết quả nghiên cứu. Các ý kiến thảo luận chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến nội dung và phương pháp nghiên cứu, các lưu ý về hạn chế của mẫu nghiên cứu và những lý giải giúp cho việc phân tích số liệu được sâu sắc hơn.n
M.K.
Các tin cũ hơn.................................................
- Ảnh hưởng của bạo lực về thể chất và tình dục đối với phụ nữ trên thế giới (09/07/2015)
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng công tác năm 2014 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (30/06/2015)
- Tình bạn và các khuôn mẫu phân tầng xã hội: 1988-2008 (16/06/2015)
- Hội thảo “Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái” (09/07/2015)
- Hội thảo khoa học quốc tế: Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh (09/07/2015)
- Hội thảo tham vấn xây dựng Chương trình hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020 (09/07/2015)
- Hội thảo quốc tế về khía cạnh giới trong vấn đề xuất khẩu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh (09/07/2015)
- Phân tích về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam (16/06/2015)
- Hội nghị “Vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” (09/07/2015)
- Đề xuất chính sách hỗ trợ bà mẹ chọn lựa dinh dưỡng bổ sung tốt và phù hợp nhất cho trẻ nhỏ tại Việt Nam (16/06/2015)