Liên kết web
Số lượt truy cập

21

2861034

Tin hoạt động

Tình bạn và các khuôn mẫu phân tầng xã hội: 1988-2008

16/06/2015

Henryk Domanski và Dariusz Przybysz

Viện Triết học và Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan

Tóm tắt: Phân tầng xã hội là trật tự các nhóm được hình thành từ các quan hệ xã hội thông qua sự tương tác thường xuyên. Phần lớn các tương tác xã hội được thiết lập trên cơ sở sự lựa chọn tình bạn và hôn nhân. Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu của cuộc khảo sát POLPAN năm 1988, 2003 và 2008 để tìm hiểu xu hướng thay đổi khuôn mẫu tình bạn ở Ba Lan và điều đó ảnh hưởng tới mức độ cởi mở xã hội trong việc lựa chọn tình bạn và hôn nhân như thế nào. Để đánh giá xu hướng này, các tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tuyến tính nhằm xác định: (i) mức độ liên hệ giữa học vấn và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu và người bạn gần gũi nhất với họ, (ii) các rào cản đối với tình bạn, và (iii) những thay đổi về tính tương đồng giữa những người bạn gần gũi nhất có cùng trình độ học vấn và nghề nghiệp. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc nội dung chính của nghiên cứu này.

Từ khóa: Tình bạn; Hôn nhân; Tình bạn và hôn nhân; Phân tầng xã hội; Khuôn mẫu phân tầng xã hội.

 

Cũng giống như các mô hình dịch chuyển liên thế hệ, các mô hình hôn nhân môn đăng hộ đối được nhìn nhận là yếu tố đánh giá việc các cá nhân vượt rào từ tầng lớp xã hội này sang tầng lớp xã hội khác một cách dễ dàng hay khó khăn. Mục tiêu của chúng tôi là tìm hiểu xem liệu có những thay đổi đáng kể trong các khuôn mẫu tình bạn đã xảy ra hay không và điều đó dẫn đến mức độ cởi mở xã hội như thế nào trong việc lựa chọn hôn nhân. Để xem xét các xu hướng trong việc kết bạn và lựa chọn hôn nhân môn đăng hộ đối, chúng tôi sử dụng số liệu của cuộc khảo sát POLPAN từ năm 1988, 2003 và 2008. Phương pháp phân tích tuyến tính được áp dụng để đánh giá: (i) mức độ liên hệ giữa trình độ học vấn/loại hình nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu và những người quen biết gần gũi nhất với họ, (ii) các mô hình rào cản đối với tình bạn và (iii) những thay đổi về tính tương đồng giữa những người quen biết có cùng trình độ học vấn và loại hình nghề nghiệp. Chúng tôi thấy rằng vào năm 2008, mức độ gắn kết giữa loại hình nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu và bạn của họ thấp hơn vào năm 1988. Và sự gắn kết giữa loại hình nghề nghiệp của vợ chồng còn thấp hơn. Những phát hiện này cho thấy trong vòng 20 năm, sự cởi mở xã hội tăng lên, hoặc ít nhất trong năm 2008 sự phân tầng xã hội cởi mở nhiều hơn nếu so với mức độ cởi mở thời kỳ cuối những năm 80. Sự gắn kết giảm sút diễn ra song song với sự suy giảm của của tính tương đồng trong quan hệ tình bạn và hôn nhân, mà đáng chú ý nhất là sự suy giảm diễn ra trong giới quản lý và chuyên gia cao cấp, một điều chứng tỏ rằng giới trí thức đã cởi mở hơn vào năm 2008.

Phân tầng xã hội là trật tự có thứ bậc giữa các nhóm được hình thành bởi các quan hệ xã hội. Về phần mình, các nhóm được tạo ra từ sự tương tác thường xuyên, và các nhóm trong quan hệ tương tác này có tác động lớn tới cuộc sống của chúng ta. Nhìn chung, phần lớn các tương tác xã hội được thiết lập trên cơ sở sự lựa chọn hôn nhân và tình bạn. Chúng tôi dựa trên nguồn số liệu thu được giai đoạn 1988-2008 để phân tích và xác định liệu phân tầng xã hội - được thể hiện dưới dạng các mô hình tương tác - có trở nên cởi mở hơn, khép kín hơn, hay về cơ bản không thay đổi.

Giống như biến đổi xã hội, các mô hình tương tác về bản chất là một chỉ số quan trọng của cấu trúc tầng lớp. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu cho đến nay tập trung về các rào cản di động (Morgan, 2006), một số ít hơn về khuôn mẫu hôn nhân (Blossfeld, 2009), và gần như không có nghiên cứu nào về phân tầng xã hội đề cập trực tiếp đến khuôn mẫu tình bạn. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả mở rộng việc khảo sát các dữ liệu lịch đại, tập trung vào khía cạnh của tính cởi mở (hoặc khép kín) của xã hội. Các rào cản xã hội trong tình bạn sẽ được xác định trong các bảng phân loại loại hình nghề nghiệp và trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu và bạn bè họ với mục tiêu tìm kiếm các bằng chứng liên quan đến tác động của chúng đối với phân tầng xã hội ở Ba Lan.

Nhằm xác định các xu hướng kết bạn có chọn lọc, nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu POLPAN năm 1988, 2003, và 2008. Trong phần thứ nhất, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày khung lý thuyết cho phép phân tích các mô hình tương tác với tư cách là một công cụ xác định các đơn vị xã hội cơ bản. Phần thứ hai tóm tắt những nghiên cứu có liên quan và đề cập đến một số vấn đề và câu hỏi nghiên cứu cơ bản. Phần thứ ba đặt ra các giả thuyết về sự phát triển các khuôn mẫu tình bạn theo các thời kỳ. Số liệu và giản đồ chi tiết sẽ được tình bày ở phần bốn.

Tiếp theo, chúng tôi chuyển sang phần thực nghiệm, trong đó bắt đầu từ việc trình bày các đặc điểm mô tả sự tương đồng về trình độ học vấn và loại hình nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu và những người quen gần gũi nhất của họ. Chúng tôi sẽ phân tích mối quan hệ này trên cơ sở đối chiếu với sự tương đồng trong hôn nhân, điều này giúp cho chúng ta có thể nhìn nhận tầm quan trọng về khả năng cấu trúc hoá của mô hình tình bạn đối với trật tự phân tầng xã hội. Trong phần cuối cùng, chúng tôi sẽ trình bày những thay đổi trong rào cản tình bạn về mặt trình độ học vấn và loại hình nghề nghiệp trong giai đoạn 1998-2008, và rút ra một số kết luận từ kết quả này.

1. Vấn đề nghiên cứu

Con người gặp gỡ nhau tại trường học, nơi làm việc, cộng đồng sinh sống và khu vui chơi giải trí. Các mối quan hệ này tạo dựng những nhóm xã hội, trong khi những khoảng cách xã hội được hình thành bởi những tương tác không đủ lớn. Các quan hệ gần gũi về mặt xã hội vẫn được coi như thuộc về các yếu tố cấu thành phân tầng xã hội. Thuật ngữ “phân biệt giai cấp” có liên quan tới tính chọn lọc. Con người thường hướng về những ai ở cùng địa vị xã hội với mình. Mặc dù tính đồng nhất của tình bạn trong xã hội hiện đại chỉ được duy trì một cách không chính thức, nhưng con người lại dành phần lớn thời gian cuộc đời trong mối quan hệ với các nhóm bạn đồng lứa. Thực tế phổ biến này cho thấy khoảng cách các đặc điểm xã hội đã chuyển dịch thành khoảng cách của mạng lưới xã hội (Weber, 1921; Veblen, 1921).

Câu trả lời cho câu hỏi ai kết giao với ai vì thế đóng vai trò trọng tâm khi tìm hiểu về nguồn gốc của tình trạng thiếu công bằng trong xã hội. Các nghiên cứu ra đời sớm nhất về sự đồng nhất trong quan hệ bạn bè của học sinh phổ thông, sinh viên đại học và những người hàng xóm láng giềng ở một khu đô thị nhỏ đã cho thấy một mối liên kết vững chắc giữa đặc điểm của một cá nhân này với các đặc điểm tương ứng về độ tuổi, giới tính và xuất thân của bạn bè họ. Những nghiên cứu đầu tiên về phân tầng xã hội, thực hiện tại một số cộng đồng cư dân Hoa Kỳ những năm 1930, cũng đã chỉ ra sự tương đồng rõ nét về các đặc điểm như học hành và nghề nghiệp (Hollingshead, 1949; Warner et al., 1949). Các nghiên cứu sau này cũng cho thấy điều tương tự. Dựa trên nguồn số liệu thu được từ Detroit Area Study năm 1966, Laumann (1973) khẳng định rằng các đối tượng nghiên cứu có xu hướng kết bạn với những người cùng nhóm nghề nghiệp và khoảng cách giữa các nhóm nghề nghiệp (quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề, nông dân, v.v.) được quy định bởi thứ bậc kinh tế - xã hội (xem Coxon and Jones, 1978; Prandy and Lambert, 2003; Chan and Goldthorpe, 2004). Kết quả của nhiều nghiên cứu trước đó trên các nhóm người khác nhau cho thấy những người ở vị thế nghề nghiệp cao (quản lý cấp cao, quản lý, viên chức công chức, chuyên gia) gần như là đối lập với những người ở vị thế nghề nghiệp thấp (công nhân, nông dân), và tương ứng với điều này là những rào cản trong tình bạn giữa các chuyên gia và nhân viên văn phòng, công nhân lành nghề, công nhân bậc thấp cũng ít hơn.

Điều đó có nghĩa là con người có xu hướng tin tưởng những người có chung vị thế xã hội. Kết luận này cũng phản ánh tương tự đối với các mô hình kết hôn (Wright, 1997; McPherson et al., 2001; Domanski and Przybysz, 2007; Blossfeld, 2009). Như vậy, có thể nói, từ một mối quan hệ thể hiện sự bình đẳng, ta có thể suy luận ra một kết cấu bất bình đẳng.

Các lý thuyết về việc lựa chọn bạn bè và mô tả sự lựa chọn này dựa trên sự tương đồng về vị thế là kết quả của nhiều yếu tố tác động. Nguồn gốc cơ bản dẫn tới sự tương đồng này có thể là sự gần gũi về giá trị, lợi ích và đặc điểm cá nhân. Tình bạn, cho dù dưới bất kỳ hình thức nào, được xác định là mối quan hệ bình đẳng giữa các cá thể. Con người có xu hướng kết giao với những người tương đồng với họ về trí tuệ, đạo đức và quan điểm chính trị. Mối liên kết giữa những người có cùng vị thế xã hội được xem là chặt chẽ trong trường hợp cần có những trợ giúp khẩn cấp, hỗ trợ về tài chính, đưa ra những lời khuyên đáng tin cậy, tư vấn và hỗ trợ về tinh thần. Về cơ bản, những đặc điểm chung về nhu cầu và kỳ vọng của mỗi cá nhân có liên quan tới trình độ học vấn, vị trí nghề nghiệp và thứ bậc xã hội. Quan hệ đồng nhất về mặt giá trị được củng cố bởi thiết chế xã hội. Môi trường của tầng lớp trên của xã hội là các trường tư thục mang tính độc quyền, các trường đại học chuyên biệt, các câu lạc bộ quý ông quý bà, các khu nghỉ mát sang trọng, các tổ chức văn hóa - từ thiện, tức là môi trường hình thành cảm giác mạnh về “chúng ta”. Những tổ chức này hình thành một môi trường xã hội trong đó các thành viên có thể chia sẻ ý tưởng và duy trì các liên hệ kinh tế - xã hội (Kerbo, 2000: 161).

2. Các giả thuyết

Nghiên cứu này nhằm xác định liệu những cởi mở trong lựa chọn bạn bè đang tăng lên hay giảm đi. Theo các nghiên cứu về biến động liên thế hệ - tập trung vào khía cạnh cởi mở xã hội - tình trạng này gần như là bất biến ở Ba Lan từ những năm 1970 (Mach, 2004; Domanski et al., 2009). Tương tự, gần như không có thay đổi nào đáng kể xét về sự đồng nhất của các cặp vợ chồng trong trình độ học vấn và nghề nghiệp (Domanski and Przybysz, 2007). Những kết quả đó là nhất quán với thực trạng là ở hầu hết các xã hội hiện tại đều thiếu những dao động xã hội có tính chất xu hướng (Breen, 2004; Raymo and Xie, 2000; Halpin and Chan, 2003; Domanski and Przybysz, 2007).

Các thể chế xã hội khép kín vừa là những rào cản cho mối quan hệ bạn bè, vừa củng cố ranh giới giữa các tầng lớp xã hội. Khoảng cách ngày càng tăng về thu nhập chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những bất bình đẳng trong xã hội Ba Lan. Thành thị được chia thành hai khu vực: khu vực sang trọng dành cho tầng lớp trung lưu trong xã hội và khu vực tồi tàn dành cho người nghèo. Phân tách về địa lý rõ ràng dẫn đến việc giảm sút mối kết giao giữa những người thuộc các tầng lớp và trình độ học vấn khác nhau. Ngày càng nhiều những người Ba Lan là chủ lao động hoặc thuộc tầng lớp kinh doanh tới sinh sống tại các khu vực khép kín, trong những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và môi trường sống hấp dẫn, đối lập với tầng lớp làm công trú ngụ trong những khu vực có điều kiện sống tồi tệ.

Các rào cản xã hội trong tình bạn cũng có thể được củng cố bởi xu hướng gia tăng của những người tham gia vào các tổ chức dân sự. Theo phân tích dựa trên số liệu Điều tra Xã hội châu Âu, đại diện của tầng lớp kinh doanh có nhiều khả năng tham gia vào các tổ chức dân sự trong khi đó công nhân và nông dân là hai tầng lớp ít tham gia nhất. Điều này cho thấy có những rào cản về địa vị xã hội khi tham gia các tổ chức đoàn thể.

Như vậy, chúng ta có thể suy diễn hợp lý rằng khuôn mẫu tình bạn thuộc giai đoạn 1988-2008 rất ổn định, chứ không hề đi xuống. Nhóm nghiên cứu sẽ kiểm chứng giả thuyết này trên ba khía cạnh sau: (i) phân tích mối liên hệ giữa đối tượng điều tra và các bạn thân của họ có sự tương đồng về loại hình nghề nghiệp - xã hội và trình độ học vấn; (ii) đánh giá mức độ đồng nhất giữa các nhóm, ví dụ quản lý cấp cao và chuyên gia, lao động văn phòng khác ở cấp thấp hơn, chủ doanh nghiệp, lao động chân tay và nông dân; (iii) xác định mức độ mạnh yếu của các yếu tố cản trở tình bạn giữa các nhóm ngành nghề và trình độ học vấn. Để xác định tầm quan trọng tương đối của cấu trúc xã hội do khuôn mẫu tình bạn thiết lập, nhóm nghiên cứu không dựa trên lý thuyết về khuôn mẫu hôn nhân, mà chỉ xem đó như khung tham chiếu nhằm tìm kiếm các xu hướng chung trong phân tầng xã hội được hình thành bởi việc chọn lọc bạn bè.

3. Dữ liệu và các biến số

Thông tin nghiên cứu lịch đại về các mối quan hệ thân quen nhất với đối tượng nghiên cứu rất hiếm. May mắn là những bản sửa đổi của khảo sát POLPAN vào năm 1987, 2003, và 2008 lại thu thập thông tin về tình trạng nghề nghiệp và trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu, những người bạn thân nhất của họ, và vợ chồng họ(1). Vì mẫu quốc gia từ năm 1988 đã bao gồm nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 21-65, nên chúng tôi cũng giới hạn phân tích của mình ở dân số trong độ tuổi này trong các năm 2003 và 2008.

Thông tin dựa trên các loại hình nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu và những người thân gần gũi nhất của đối tượng nghiên cứu được sử dụng để xây dựng hệ thống bảng biểu, trong đó loại hình nghề nghiệp được phân loại chéo. Phân tích này dựa trên tiêu chuẩn Phân tầng Xã hội Nghề nghiệp (SCO) vốn thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu phân tầng xã hội (Domanski và đồng nghiệp, 2009). Nghiên cứu có sự phân biệt giữa: (i) quản lý và chuyên gia cao cấp, hay còn được gọi là “giới trí thức”, (ii) những người lao động văn phòng khác, (iii) các chủ doanh nghiệp, (iv) người lao động lành nghề, (v) người lao động không có tay nghề, (vi) nông dân - cả chủ trang trại và người lao động làm ruộng. Số loại hình nghề nghiệp được xác định là sáu vì các lý do thống kê, nhằm khắc phục các vấn đề về ước lượng tham số trong các phân phối đa biến. Khi phân tích sự tương đồng về học vấn, chúng tôi đã phân loại thành bốn cấp học, trong đó có: (1) tiểu học và học dở tiểu học, (2) học dở trung học cơ sở, (3) trung học phổ thông, (4) cao đẳng trở lên. Chúng tôi cũng sử dụng một bộ phân loại các nhóm nghề nghiệp và học vấn tương tự để xây dựng các bảng biểu về tình trạng hôn nhân. Cả tiêu chuẩn SCO và phân cấp về trình độ học vấn đều có thay đổi nhỏ trong các đợt thực hiện nghiên cứu liên tiếp của POLPAN, nhưng trong các phiên bản sau đó, sự phân loại này có tính so sánh chuẩn mực về mặt thời gian và chúng tôi tin tưởng rằng không hề có sự định kiến mang tính hệ thống trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi(2).

Vào năm 1988, câu hỏi về người bạn thân nhất có nội dung là “người mà bạn gắn bó bằng tình bạn thân thiết nhất, trừ những người họ hàng gần gũi”, năm 2003, nội dung là “người quen biết gần gũi nhất”, và trong năm 2008, nội dung là “người bạn gần gũi nhất, trừ gia đình”. Thông tin về trình độ học vấn của người bạn thân thiết nhất nằm trong dữ liệu năm 1988 và 2003, và loại hình nghề nghiệp của người bạn đó nằm trong dữ liệu năm 1988 và 2008. Câu hỏi liên quan đến học vấn và nghề nghiệp của vợ hoặc chồng nằm trong dữ liệu của tất cả các đợt nghiên cứu. Cần lưu ý rằng loại hình nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu được hiểu là nghề nghiệp hiện tại hoặc nghề nghiệp gần thời điểm phỏng vấn nhất, trong khi đó nghề nghiệp của vợ hoặc chồng người đó chỉ được hiểu là nghề nghiệp hiện tại. Để kiểm chứng xem những khác biệt này có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu hay không, chúng tôi đã so sánh mối liên hệ giữa (i) vị trí nghề nghiệp của vợ/chồng dựa trên nghề nghiệp hiện tại và (ii) mối quan hệ dựa trên các biến số nghề nghiệp bao gồm cả hai thông tin về nghề nghiệp hiện tại và nghề nghiệp trước đây. Tất cả những kiểm chứng đều cho thấy mối liên hệ này không thay đổi đáng kể.

4. Phân tích

Thước đo phổ biến nhất dùng để mô tả các khuôn mẫu tình bạn là sự phân bố tỷ lệ phần trăm trong bảng tương quan 2 biến - 1 biến là nhóm đối tượng nghiên cứu, và 1 biến là nhóm bạn thân tương ứng. Số liệu về khuôn mẫu tình bạn năm 1988, 2003, và 2008 được trình bày ở các Bảng 1a, 1b, 2a, và 2b. Số liệu khuôn mẫu hôn nhân cho năm 1988 và 2008 được trình bày trong Bảng 1c, 1d, 2c và 2d.

Tình trạng “tương đồng” trong tình bạn (và hôn nhân) nằm trên đường chéo cơ bản - ví dụ trong mẫu điều tra năm 1988, 204 nhà quản lý và chuyên gia cao cấp có bạn thân nằm trong cùng phân tầng (Bảng 1a). Tỷ lệ “tương đồng” trong tình bạn lên tới 60,3% (xem Bảng 3), cho thấy con người có xu hướng kết bạn với những người có chung đặc điểm kinh tế - xã hội với mình, hơn là những người khác biệt hoàn cảnh với mình.

Bảng 1. Sự phân bố các nhóm nghề nghiệp trong mối liên hệ với tình bạn và hôn nhân vào năm 1988 và 2008

a.                                                                                              1988

 

 

Nghề nghiệp của người trả lời

Nghề nghiệp của bạn thân nhất

1.

2.

3.

4.

5.

6.

Tổng

1. Quản lý cấp cao và chuyên gia

204

105

13

29

2

5

358

2. Lao động văn phòng khác

153

946

33

179

70

45

1426

3. Chủ doanh nghiệp

18

31

27

31

8

8

123

4. Lao động lành nghề

64

209

38

749

83

72

1215

5. Lao động chân tay/phổ thông

10

137

10

118

197

58

530

6. Nông dân

14

99

13

93

45

599

863

Tổng

463

1527

134

1199

405

787

4515

 

b.                                                                                                            2008

 

Nghề nghiệp của người trả lời

Nghề nghiệp của bạn thân nhất

1.

2.

3.

4.

5.

6.

Tổng

1. Quản lý cấp cao và chuyên gia

45

25

11

1

1

0

83

2. Lao động văn phòng khác

60

162

22

24

1

4

273

3. Chủ doanh nghiệp

14

18

28

10

2

0

72

4. Lao động lành nghề

15

36

16

92

4

10

173

5. Lao động chân tay/phổ thông

4

26

2

25

3

3

63

6. Nông dân

4

12

7

18

3

47

91

Tổng

142

279

86

170

14

64

755

 

c.                                                                                                             1988

 

Nghề nghiệp của Vợ

Nghề nghiệp của Chồng

1.

2.

3.

4.

5.

6.

Tổng

1. Quản lý cấp cao và chuyên gia

138

296

5

13

13

12

477

2. Lao động văn phòng khác

50

510

5

78

94

45

782

3. Chủ doanh nghiệp

10

114

49

15

24

9

221

4. Lao động lành nghề

37