- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
23
2861023
Luật pháp, chính sách phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới của một số nước trên thế giới
30/06/2015Lời Tòa soạn: Từ năm 1986, sau gần 30 năm thực hiện “đổi mới”, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội; đồng thời công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có sự chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành quả quan trọng. Các quyền của trẻ em ngày càng được đảm bảo. Tuy nhiên, trên thực tế, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ em phải lao động sớm có xu hướng tăng. |
Văn bản quốc tế quan trọng để giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới là Tuyên bố Xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993. Về mặt pháp lý, trong thời gian qua, rất nhiều nỗ lực cải cách luật pháp đã được thực hiện trên thế giới để giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới. Rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã sửa đổi hoặc ban hành những quy định pháp luật về bạo lực đối với phụ nữ.
Ở Châu Mỹ, 29 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ban hành luật pháp về bạo lực đối với phụ nữ, phần lớn trong giai đoạn 2000-2012. Puerto Rico là quốc gia đầu tiên ban hành luật phòng chống bạo lực đối với phụ nữ bằng việc thông qua đạo luật Phòng chống và can thiệp đối với bạo lực gia đình năm 1989. Các nước châu Mỹ La tinh và Carribe dẫn đầu trong việc thúc đẩy xây dựng và thông qua các văn bản pháp luật về bạo lực đối với phụ nữ. Chính phủ Costa Rica thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia 2009 về bạo lực đối với phụ nữ. Mexico thông qua Luật về Tiếp cận của Phụ nữ với cuộc sống không có bạo lực năm 2007; Venezuela thông qua Luật về Quyền của phụ nữ được sống không bạo lực năm 2006; Brazil thông qua Luật Bạo lực gia đình năm 2006… Năm 2010, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật quốc tế về bạo lực đối với phụ nữ (International Violence Against Women - IVAWA), lần đầu tiên coi giải quyết bạo lực đối với phụ nữ là một ưu tiên của chính phủ Mỹ và đưa vấn đề này vào các chiến lược can thiệp.
ở Châu Âu, trong số 17 quốc gia và vùng lãnh thổ có luật pháp phòng chống bạo lực đối với phụ nữ, Ukraine là quốc gia đầu tiên ban hành Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2001. Tây Ban Nha có Luật về Các biện pháp bảo vệ chống lại bạo lực giới năm 2004.
Châu á có 23 quốc gia đã xây dựng và ban hành luật pháp phòng chống bạo lực đối với phụ nữ, chủ yếu trong giai đoạn 1994-2012 và Malaysia là quốc gia đầu tiên ban hành Luật Bạo lực gia đình năm 1994. ở Trung Quốc, thuật ngữ cấm bạo lực gia đình được viết trong nhiều luật như Luật Hôn nhân sửa đổi, Luật Bảo vệ Quyền và Lợi ích của Phụ nữ, và những văn bản luật khác. Một nền tảng chính sách về ngăn ngừa quấy rối tình dục nơi làm việc đã được đề xuất. Chính sách an toàn tại trường học nhằm ngăn ngừa lạm dụng tình dục các em gái ở trường học cũng đang được xây dựng. Trung Quốc đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái giai đoạn 2008-2012.
Châu Phi có 10 quốc gia và Châu Đại Dương có 1 quốc gia đã ban hành luật pháp về bạo lực đối với phụ nữ. Năm 2011, Quốc hội Zambia đã thông qua Luật Chống bạo lực trên cơ sở giới sau những đề xuất về luật pháp nhằm giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới.
Trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có luật về bạo lực đối với phụ nữ được đề cập trong một phân tích của hai tác giả Gaby Ortiz-Barreda và Carmen Vives-Cases (2013) có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng thuật ngữ “bạo lực gia đình” trong tiêu đề của luật (cụ thể về thuật ngữ tiếng Anh có 51 trường hợp sử dụng “domestic violence”, 8 trường hợp sử dụng “family violence” và 1 trường hợp sử dụng “intra-family violence”); 14 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng thuật ngữ “bạo lực đối với phụ nữ” (violence against women); và chỉ có 2 quốc gia sử dụng thuật ngữ bạo lực giới (gender violence). Có 4 quốc gia sử dụng thuật ngữ khác.
Trong số 51 quốc gia sử dụng thuật ngữ tiếng Anh “domestic violence” thì có 44 quốc gia coi “gia đình” (the family) là đối tượng được bảo vệ, tức là người phụ nữ không được đề cập một cách rõ ràng là đối tượng của bạo lực. Chỉ có 2 quốc gia coi người phụ nữ là đối tượng hưởng lợi của luật. Trong số 14 quốc gia sử dụng thuật ngữ “bạo lực đối với phụ nữ” thì có 9 quốc gia xác định người phụ nữ là đối tượng bảo vệ trực tiếp của luật.
Có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trong tổng số 80 quốc gia thuộc nghiên cứu này có đề cập đến định nghĩa về các loại hình bạo lực đối với phụ nữ trong luật. Cụ thể: 28 quốc gia đưa ra 4 hình thức bạo lực (bạo lực kinh tế, thể chất, tâm lý và tình dục); 6 quốc gia đưa ra 3 hình thức bạo lực (bạo lực thể chất, tâm lý, tình dục); 2 quốc gia đưa ra 2 hình thức bạo lực (bạo lực thể chất và tinh thần); 3 quốc gia đưa ra chỉ 1 hình thức bạo lực (bạo lực tinh thần). Các quốc gia như Argentina, Brazil, Colombia, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Mexico, Mozambique, Nicaragua, Cộng hoà Moldova, Uruguay, Venezuela đưa ra định nghĩa về các hình thức bạo lực khác như giết hại phụ nữ (femicide), bạo lực về thể chế (institutional); phân biệt đối xử với phụ nữ (misogyny).
Trong tất cả các khu vực thì luật pháp về bạo lực đối với phụ nữ đều nhấn mạnh đến vai trò của hệ thống thi hành pháp luật, dịch vụ xã hội và công an/cảnh sát. Chỉ có 28 quốc gia có đề cập đến vai trò của lĩnh vực y tế trong luật. Giáo dục và phương tiện truyền thông đại chúng ít được các quốc gia đưa vào luật pháp về các biện pháp can thiệp đối với bạo lực đối với phụ nữ. ở Châu Mỹ, luật pháp của các quốc gia như Argentina, Brazil, Colombia, Mexico, Venezuela và El Salvado đều có đề cập đến cả 6 lĩnh vực nói trên trong khi Bolivia, Chile, Nicaragua, và Mỹ đề cập đến vai trò của cảnh sát và hệ thống thi hành pháp luật. ở Châu Âu, chỉ có Tây Ban Nha có đề cập đến sự tham gia của cả 6 lĩnh vực trong khi ở Châu á, luật pháp về phòng chống bạo lực đối với phụ nữ chủ yếu nhấn mạnh đến vai trò của cảnh sát và hệ thống thi hành pháp luật và đề cập rất ít đến dịch vụ xã hội, y tế và giáo dục. Philippines là quốc gia duy nhất ở Châu á có nhấn mạnh đến vai trò của cả 6 lĩnh vực.
Mặc dù nhiều quốc gia đã phê chuẩn và ký các công ước của Liên hợp quốc về xây dựng và thực hiện luật về bạo lực đối với phụ nữ nhưng các bộ luật này dường như vẫn còn hạn chế về nội dung và việc thực thi vì quyền và lợi ích hợp pháp và cơ bản của người phụ nữ.n
C.N.
Tài liệu trích dẫn
Gaby Ortiz-Barreda, & Carmen Vives-Cases. 2013. Legislation on violence against women: Overview of key components. Revista Panamericana de Salud Publica, 33, pp.61-72.
Các tin cũ hơn.................................................
- Điều tra quốc gia về lao động trẻ em 2012: Các kết quả chính (30/06/2015)
- Hội thảo Tổng quan chính sách và mô hình chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số tại Việt Nam (30/06/2015)
- Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu Thực trạng bao phủ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam (30/06/2015)
- Ảnh hưởng của bạo lực về thể chất và tình dục đối với phụ nữ trên thế giới (09/07/2015)
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng công tác năm 2014 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (30/06/2015)
- Tình bạn và các khuôn mẫu phân tầng xã hội: 1988-2008 (16/06/2015)
- Hội thảo “Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái” (09/07/2015)
- Hội thảo khoa học quốc tế: Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh (09/07/2015)
- Hội thảo tham vấn xây dựng Chương trình hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020 (09/07/2015)
- Hội thảo quốc tế về khía cạnh giới trong vấn đề xuất khẩu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh (09/07/2015)