- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
36
2789604
Đề tài cấp Bộ: “Những đặc điểm cơ bản của hôn nhân ở Việt Nam hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng” (Mã số: KHXH-GĐ/16-19/02)
03/04/2020Đề tài cấp Bộ “Những đặc điểm cơ bản của hôn nhân ở Việt Nam hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng” là một nhiệm vụ quan trọng do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giao cho Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới chủ trì nghiên cứu và do GS.TS Nguyễn Hữu Minh làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài thực hiện trong thời gian là 2 năm (từ tháng 4/2016 đến tháng 04/2018). |
Đề tài này thuộc Chương trình “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế” được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm nhận diện những đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam và xu hướng biến đổi trong giai đoạn hiện nay và thập niên tiếp theo; đồng thời đề xuất các căn cứ khoa học phục vụ việc hoạch định chính sách xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc.
Nằm trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu này, mục tiêu chung của đề tài là phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về hôn nhân, đặc điểm của hôn nhân ở Việt Nam, xác định những tác động của các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội đến hôn nhân hiện nay và xu hướng biến đổi đặc điểm hôn nhân ở nước ta trong thời gian tới và những định hướng chính sách. Đề tài tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:
- Phân tích cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu hôn nhân.
- Nhận diện rõ các xu hướng hôn nhân chủ yếu ở trên thế giới
- Xác định các đặc điểm của sự hình thành hôn nhân (quá trình hình thành hôn nhân, sự lựa chọn bạn đời, quyết định kết hôn) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Xác định các đặc điểm sắp xếp nơi ở sau kết hôn theo các loại hình: ở riêng, chung về đằng gia đình vợ, chung về đằng gia đình chồng.
- Nhận diện những trải nghiệm hôn nhân của các cặp vợ chồng, đặc biệt trong giai đoạn đầu chung sống.
- Đánh giá chất lượng một số khía cạnh của hôn nhân.
- Đánh giá tác động của các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội đến hôn nhân hiện nay.
- Dự báo xu hướng biến đổi đặc điểm hôn nhân ở nước ta trong thời gian tới và đề xuất những định hướng chính sách cho vấn đề hôn nhân.
Đề tài gồm những nội dung chính sau:
- Nội dung 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu
- Nội dung 2: Đặc điểm hôn nhân
- Nội dung 3: Tìm hiểu và quyết định lựa chọn bạn đời và các yếu tố ảnh hưởng
- Nội dung 4: Quyết định hôn nhân và các yếu tố ảnh hưởng
- Nội dung 5: Tuổi kết hôn và các yếu tố ảnh hưởng
- Nội dung 6: Sắp xếp nơi ở sau hôn nhân và các yếu tố ảnh hưởng
- Nội dung 7: Trải nghiệm trong đời sống hôn nhân và các yếu tố ảnh hưởng
- Nội dung 8: Chất lượng hôn nhân và các yếu tố ảnh hưởng
- Nội dung 9. Giải pháp, chính sách về hôn nhân ở Việt Nam và kết quả
Đề tài tiến hành khảo sát tại 7 tỉnh với mẫu nghiên cứu được lựa chọn đại diện cho các khách thể nghiên cứu, gồm các thành phố lớn (thuộc trung ương quản lý) và các tỉnh đại diện cho vùng nông thôn ở 6 vùng kinh tế - xã hội. Đồng thời trong mẫu còn có một số địa bàn đặc thù nhằm nghiên cứu về các vấn đề riêng như chung sống không kết hôn, hôn nhân đa văn hoá. Cụ thể là ở khu vực thành thị gồm nội thành các thành phố lớn như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ; ở khu vực nông thôn được lựa chọn đại diện theo vùng như Đồng bằng sông Hồng (Nam Định); Trung du và miền núi phía Bắc (Yên Bái); Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (Thừa Thiên Huế); Tây Nguyên (Đắc Lắc); Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ).
Để triển khai đề tài hiệu quả, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã phối hợp cơ quan nghiên cứu và tổ chức khác trong nước cùng tiến hành nghiên cứu. Hai cơ quan phối hợp nghiên cứu chính là Viện Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hiện nay, hoạt động của Đề tài đang được triển khai theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
Các tin cũ hơn.................................................
- Hoạt động nghiệm thu đề tài cấp cơ sở 2016 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (03/04/2020)
- Đề tài: “Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường xã hội và kinh tế đến bạo lực gia đình hiện nay” (26/05/2017)
- Đề tài cấp Bộ: “Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay” (26/05/2017)
- Tọa đàm: Quan niệm về hạnh phúc của người Việt Nam (18/10/2024)
- Tiến độ thực hiện đề tài “Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” (Mã số ĐTĐL.XH-03/15) (17/05/2017)
- Hội thảo khoa học: Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế (06/01/2017)
- Hội thảo khoa học: Một số vấn đề lý luận và phương pháp trong nghiên cứu tầng lớp trung lưu và gia đình trung lưu ở Việt Nam (06/01/2017)
- Hội thảo khoa học: Ảnh hưởng của phong tục tập quán các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc đến hiệu quả xây dựng nông thôn mới (06/01/2017)
- Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học năm 2015 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (11/05/2017)
- Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước “Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” (Mã số KX02.21/11-15) (19/05/2016)