- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
47
2858828
Đề tài cấp Bộ: “Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay”
26/05/2017Đề tài cấp Bộ “Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay” (Mã số: KHXH-GĐ/16-19/10) thuộc Chương trình trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì. Chương trình được thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại công văn số 5950/VPCP-KGVX ngày 8/5/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai Đề án Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế nhằm nhận diện những đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam và xu hướng biến đổi trong giai đoạn hiện nay và thập niên tiếp theo; đồng thời đề xuất các căn cứ khoa học phục vụ việc hoạch định chính sách xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc. Đề tài do TS Trần Thị Minh Thi làm chủ nhiệm, được thực hiện trong thời gian 2 năm (từ tháng 4/2016 đến tháng 04/2018). |
Mục tiêu chung của đề tài là góp phần làm rõ những giá trị cơ bản của gia đình và yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay, từ đó góp phần chỉ ra một số xu hướng biến đổi giá trị cơ bản của gia đình trong thời gian tới.
Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau: i) Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của giá trị cơ bản của gia đình; ii) Phân tích một số khía cạnh cơ bản của giá trị của gia đình và những yếu tố ảnh hưởng; iii) Phân tích những chiều cạnh truyền thống và hiện đại của giá trị gia đình Việt Nam hiện nay; iv) Dự báo một số khuôn mẫu giá trị gia đình trong thời gian tới và khuyến nghị chính sách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam
Đề tài gồm những nội dung chính sau:
Nội dung 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về giá trị gia đình: nhằm chỉ rõ cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu đã được thực hiện về giá trị. Nội dung này cung cấp những luận cứ khoa học cho việc vận dụng các lý thuyết, các phương pháp nghiên cứu về giá trị, tạo cơ sở định hướng cho việc quyết định và áp dụng phương pháp và thang đo phù hợp cho nghiên cứu này.
Nội dung 2: Giá trị của gia đình qua chiều cạnh luật pháp và chính sách: phân tích quá trình hình thành và phát triển của luật pháp và chính sách của nhà nước XHCN Việt nam để thấy được giá trị gia đình từ góc độ thế chế và quản lý nhà nước.
Nội dung 3: Chiều cạnh truyền thống và hiện đại cơ bản của một số giá trị gia đình Việt Nam hiện nay: Phần này mô tả những giá trị gia đình thể hiện qua niềm tin, mong đợi và chuẩn mực của cá nhân về gia đình mà con người Việt Nam đang tin vào và thực hành, phân tích những thay đổi về giá trị qua phân tích đoàn hệ và liên thế hệ, và chỉ ra những yếu tố tác động về kinh tế, văn hóa, xã hội, hội nhập quốc tế, phân tích các nhân tố mang tính cấu trúc như giới tính, văn hóa (cư dân nông thôn/ thành thị, tôn giáo, đặc điểm nhân khẩu người trả lời và các yếu tố kinh tế xã hội (học vấn, tình hình kinh tế) để làm rõ những khác biệt xã hội về hệ giá trị gia đình. Các giá trị truyền thống và hiện đại cơ bản của gia đình sẽ được phân tích trên cơ sở phân tích các nội dung sau:
- Ý nghĩa của hôn nhân và gia đình và tác động của các nhân tố mang tính cấu trúc như tuổi, giới tính, địa bàn cư trú, học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, mức sống, và các đặc điểm cấu trúc của gia đình
- Giá trị kinh tế (việc làm, sự giàu có, tài sản, vv) và tác động của các nhân tố mang tính cấu trúc như tuổi, giới tính, địa bàn cư trú, học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, mức sống, và các đặc điểm cấu trúc của gia đình
- Giá trị con cái (số con, giới tính của con, ý nghĩa của việc có con, đạo hiếu, vv) và tác động của các nhân tố mang tính cấu trúc như tuổi, giới tính, địa bàn cư trú, học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, mức sống, và các đặc điểm cấu trúc của gia đình
- Giá trị hạnh phúc (tình yêu, chung thủy) và tác động của các nhân tố mang tính cấu trúc như tuổi, giới tính, địa bàn cư trú, học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, mức sống, và các đặc điểm cấu trúc của gia đình
- Việc kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong giá trị gia đình
- Giá trị của các mối quan hệ trong gia đình
Nội dung 4. Những yếu tố tác động đến giá trị gia đình, như chính sách phát triển kinh tế-xã hội; chính sách hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa; chính sách văn hóa xã hội; phân hóa xã hội giàu nghèo, phân tầng xã hội; di động xã hội kèm theo sự phát triển kinh tế, phân công lao động, di cư và đô thị hóa; tác động của truyền thông và Internet và các đặc điểm cá nhân, gia đình.
Nội dung 5. Dự báo xu hướng phát triển của một số giá trị gia đình và những đề xuất khuyến nghị chính sách nhằm xây dựng giá trị gia đình góp phần định hướng, tăng cường gắn kết và phát triển xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đề tài khảo sát tại 6 vùng/miền của cả nước. Địa bàn và những điểm khảo sát cụ thể được lựa chọn có tính đến những khác biệt về: vùng (bắc, trung, nam); khu vực (thành thị, nông thôn); kinh tế (khá, trung bình, nghèo); dân tộc (kinh và các dân tộc khác); tôn giáo; sự khác biệt văn hóa và một số tỉnh/thành phố đặc thù. Cụ thể là ở khu vực thành thị gồm nội thành các thành phố lớn như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Tp. Hồ Chí Minh; ở khu vực nông thôn được lựa chọn đại diện theo vùng như Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội); Trung du và miền núi phía Bắc (Yên Bái); Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (Thừa Thiên Huế); Tây Nguyên (Đắc Lắc); Đồng bằng sông Cửu Long (Cà Mau).
Hai cơ quan phối hợp nghiên cứu chính là Viện Xã hội học thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và Các vấn đề xã hội thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay, các hoạt động của Đề tài đang được triển khai theo kế hoạch.
2017
Nguyen Hà Đông
Các tin cũ hơn.................................................
- Tọa đàm: Quan niệm về hạnh phúc của người Việt Nam (18/10/2024)
- Tiến độ thực hiện đề tài “Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” (Mã số ĐTĐL.XH-03/15) (17/05/2017)
- Hội thảo khoa học: Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế (06/01/2017)
- Hội thảo khoa học: Một số vấn đề lý luận và phương pháp trong nghiên cứu tầng lớp trung lưu và gia đình trung lưu ở Việt Nam (06/01/2017)
- Hội thảo khoa học: Ảnh hưởng của phong tục tập quán các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc đến hiệu quả xây dựng nông thôn mới (06/01/2017)
- Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học năm 2015 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (11/05/2017)
- Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước “Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” (Mã số KX02.21/11-15) (19/05/2016)
- Tin hoạt động khoa học: nghiệm thu các đề tài cấp cơ sở 2015 (06/01/2017)
- Đề tài độc lập cấp quốc gia: Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá (12/05/2017)
- Thực hiện Đề tài cấp Nhà nước “Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” (11/05/2017)