- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
47
2789903
Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước “Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” (Mã số KX02.21/11-15)
19/05/2016Ngày 14 tháng 4 năm 2016, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đề tài “Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” (Mã số KX02.21/11-15) thuộc Chương trình Nghiên cứu khoa học phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020 (KX02/11-15) do TS. Đặng Thị Hoa - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Gia đình và Giới làm Chủ nhiệm. |
Tham dự buổi nghiệm thu đề tài, có đầy đủ 09 thành viên Hội đồng với Chủ tịch Hội đồng là Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; PGS.TS. Trần Đức Cường, Chủ nhiệm chương trình KX 02/11-15, Ông Mai Văn Hoa, Phó Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Gia đình và Giới và các thành viên chính tham gia thực hiện đề tài.
Tại buổi nghiệm thu, TS. Đặng Thị Hoa đã trình bày những kết quả nghiên cứu chính của đề tài. Dựa trên phương pháp điều tra định lượng với 1536 phiếu hỏi dành cho đại diện hộ gia đình, kết hợp với phương pháp định tính, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng kết hôn xuyên biên giới diễn ra ở cả 3 vùng biên giới của Việt Nam nhưng phổ biến và phức tạp nhất là ở vùng biên giới Việt - Trung. Phần lớn các cuộc hôn nhân xuyên biên giới chưa làm các thủ tục pháp lý theo quy định do người kết hôn thiếu thông tin về thủ tục đăng ký, thiếu giấy tờ tuỳ thân,… Có nhiều vấn đề xã hội, an ninh quốc phòng đang đặt ra từ hôn nhân xuyên biên giới như: Vấn đề quản lý nhân khẩu, hộ khẩu khu vực biên giới; Quản lý cư dân qua lại đường biên dưới các hình thức di cư tìm việc làm, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, buôn bán người, thăm thân….; Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho nhóm đối tượng liên quan đến hôn nhân xuyên biên giới như đăng ký khai sinh cho trẻ em có cha/mẹ kết hôn xuyên biên giới, đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ Việt Nam kết hôn xuyên biên giới trở về, phát triển kinh tế, hỗ trợ việc làm nhằm hạn chế di cư kết hôn xuyên biên giới,….Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý hiệu quả hôn nhân xuyên biên giới và ổn định phát triển khu vực biên giới như: Đổi mới chính sách quản lý hôn nhân xuyên biên giới; Đổi mới phương thức tuyên truyền luật pháp đến người dân; Tăng cường quản lý nhà nước về nhân khẩu, hộ khẩu; Đổi mới quản lý hành chính, hỗ trợ cho người kết hôn xuyên biên giới; Tăng cường quản lý an ninh vùng biên giới, xây dựng mạng lưới an ninh tới cấp thôn/bản và cấp xã/ phường; Tăng cường hợp tác quốc tế song phương ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh (đối với các vùng biên giới).
Hội đồng đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài. Các sản phẩm của đề tài được thực hiện đầy đủ theo cam kết trong Hợp đồng; có đóng góp xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về hôn nhân xuyên biên giới. Đề tài được triển khai thực hiện một cách công phu, nghiêm túc, đã xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận xác đáng, cung cấp thêm những nhận thức mới về hôn nhân xuyên biên giới, các phát hiện chính của đề tài làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách quản lý hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay. Hội đồng đã thống nhất nghiệm thu và đánh giá đạt loại xuất sắc./.
Tháng 5 năm 2016
Trần Thị Hồng
Các tin cũ hơn.................................................
- Tin hoạt động khoa học: nghiệm thu các đề tài cấp cơ sở 2015 (06/01/2017)
- Đề tài độc lập cấp quốc gia: Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá (12/05/2017)
- Thực hiện Đề tài cấp Nhà nước “Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” (11/05/2017)
- Tọa đàm khoa học tháng 11 năm 2015 - Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (11/05/2017)
- Tập huấn: Phân tích nhân tố (13/04/2016)
- Tập huấn kỹ thuật Epi data (13/04/2016)
- Tọa đàm khoa học: Tính liên tục và sự thay đổi của giá trị gia đình (06/01/2017)
- Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học năm 2014 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (11/05/2017)
- Tọa đàm Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu gia đình và giới ở Ba Lan và Việt Nam (13/04/2016)
- Triển khai thực hiện đề tài cấp Nhà nước: “Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” (13/04/2016)