- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
58
2857627
Hội thảo khoa học quốc tế về Xã hội học gia đình: “Tái cấu trúc ở lĩnh vực gia đình và nhà nước trong viễn cảnh toàn cầu”
09/07/2015Từ ngày 12 đến 14 tháng 9 năm 2011, tại Đại học Tổng hợp Kyoto (Nhật Bản), ủy ban Nghiên cứu xã hội học gia đình của Hội Xã hội học quốc tế, kết hợp với Hội Xã hội học gia đình Nhật Bản và Diễn đàn toàn cầu COE của Trường Đại học tổng hợp Kyoto đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tái cấu trúc ở lĩnh vực gia đình và nhà nước trong viễn cảnh toàn cầu”. Tham dự Hội thảo có Giáo sư Rudolf Richter, Chủ tịch ủy ban Nghiên cứu xã hội học gia đình quốc tế; Giáo sư Hideki Watanabe, Chủ tịch Hội Xã hội học gia đình Nhật Bản; Giáo sư Emiko Ochiai, Giám đốc Diễn đàn toàn cầu COE của Đại học Tổng hợp Kyoto cùng hơn một trăm nhà khoa học là các giáo sư, nhà nghiên cứu hiện đang công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu; các nghiên cứu sinh ở nhiều nước châu á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Các nhà nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới gồm PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh và Th.S. Lê Ngọc Lân đã tham gia trình bày báo cáo tại Hội thảo. |
Có 42 báo cáo đã được chọn trình bày và thảo luận qua 10 phiên chính thức cùng với 23 báo cáo được giới thiệu và thảo luận trong 3 phiên dưới dạng bích chương (poster session).
Qua các phiên trao đổi, thảo luận, các báo cáo tập trung vào các chủ đề: Chính sách xã hội và gia đình; Giới và việc làm; Sự di cư, gia đình và cộng đồng; Hôn nhân di cư; Sự biến đổi của gia đình và xã hội; Tính riêng tư trong sự đa dạng hiện đại; Cha mẹ và con cái trong xã hội và Người cao tuổi trong xã hội. Các báo cáo không chỉ phản ánh kết quả nghiên cứu ở từng nước, từng khu vực mà còn trình bày và thảo luận các nghiên cứu so sánh giữa các nhóm nước, các khu vực trên thế giới về các vấn đề xã hội, gia đình và giới.
Hội thảo cũng đã dành hai phiên đặc biệt để các nhà khoa học châu Âu và châu á trình bày và thảo luận các kết quả điều tra xã hội ở hai khu vực.
Phiên 1: Chủ đề Gia đình châu á trong chuyển đổi: Kết quả điều tra xã hội Đông á (2006) và mở rộng (2010) tại Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Các báo cáo được thảo luận trong phiên họp này gồm có:
- Noriko Iwai (Đại học Tổng hợp Thương mại Osaka- Nhật Bản): Kết quả điều tra xã hội Đông á: phương pháp và các phát hiện chính;
- Patcharawalai W. và Rungratana K. (Đại học Tổng hợp Chulalongkorn- Thái Lan): Gia đình và giới ở Bangkok, Thái Lan;
- Nguyễn Hữu Minh, Lê Ngọc Lân và các đồng nghiệp (Viện Gia đình và Giới - Viện Khoa học xã hội Việt Nam): Các mối quan hệ trong gia đình ở Hà Nội - một số đặc điểm chính;
- Ki-soo Eun (Đại học Tổng hợp quốc gia Seoul- Hàn Quốc), Patcharawalai Wongboonsin (Đại học Tổng hợp Chulalongkorn-Thái Lan) và Nguyễn Hữu Minh (Viện Gia đình và Giới- Việt Nam): Có sự ưa thích giới tính trẻ em ở châu á? Nghiên cứu so sánh ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam;
- Hachiro Iwai (Đại học Tổng hợp Kyoto, Nhật Bản): Sự mở rộng học vấn bậc cao ở phụ nữ và tác động của nó đối với giá trị gia đình ở Đông á: nghiên cứu so sánh dựa trên kết quả Điều tra xã hội Đông á (2006) và Điều tra gia đình ở Việt Nam và Thái Lan (2010).
Phiên 2: Chủ đề Phạm vi và sự đa dạng của quan hệ thân tộc châu Âu: Phương pháp nghiên cứu và các phát hiện chính của Dự án KASS do EU tài trợ. Các báo cáo được trình bày trong phiên họp này gồm:
- Patric Heady (Viện Nghiên cứu Max Planck về Nhân học xã hội): Nghiên cứu so sánh quan hệ họ hàng châu Âu - Vấn đề, phương pháp và một số phát hiện của Dự án KASS;
- Siegfried Gruber (Viện Nghiên cứu Max Planck về Nhân khẩu học): Mô hình của các quan hệ hỗ trợ ở châu Âu hiện nay;
- Carlo Capello (Đại học Tổng hợp Milano-Bicocca/Đại học Tổng hợp Torino): Gia đình và quan hệ thân tộc ở Italia: Một cách nhìn dân tộc học.
Từ kết quả đạt được, các nhà khoa học tham dự Hội thảo cũng đã trao đổi, đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo và kỳ vọng vào những kết quả nghiên cứu về Xã hội học gia đình ngày càng đa dạng hơn.
Đóng góp vào nội dung Hội thảo, các nhà nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới đã trình bày một số kết quả nghiên cứu về gia đình Việt Nam trong khuôn khổ Điều tra xã hội Đông á và mở rộng trong phiên họp đặc biệt thứ nhất và báo cáo của PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh về Khuôn mẫu lựa chọn hôn nhân ở Việt Nam: Truyền thống và sự biến đổi ở phiên họp thứ 6. Cũng trong thời gian diễn ra Hội thảo, các nhà nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới cùng các nhà khoa học của các nước đã có những cuộc gặp gỡ song phương, đa phương thảo luận về triển vọng hợp tác, các bước tiếp theo trong khai thác phân tích so sánh số liệu điều tra về gia đình giữa các nước và khu vực.
L.C
Các tin cũ hơn.................................................
- Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010 (09/07/2015)
- Nghịch lý hôn nhân ở Đông á - Emiko Ochiai (09/07/2015)
- Hội thảo: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, xã hội đương đại và vấn đề giới - nghiên cứu trường hợp trưng bày phụ nữ đơn thân (09/07/2015)
- Hội thảo: Di cư vì hôn nhân của phụ nữ Việt Nam sang các nước Đông á: Hướng tới một cái nhìn đa chiều (09/07/2015)
- THÔNG BÁO MỜI VIẾT BÀI CHO HỘI THẢO: GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ HỘI NHẬP (09/07/2015)
- Hội nghị toàn quốc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (09/07/2015)
- Diễn đàn ASEM về mạng lưới an toàn xã hội: Tăng cường hợp tác nhằm ứng phó với những thách thức hậu khủng hoảng (09/07/2015)
- Báo cáo chung Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (09/07/2015)
- Thông báo về việc bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập, Quyền Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, nhiệm kỳ 2010-2015 (09/07/2015)
- Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới chính thức thuộc Danh mục các tạp chí khoa học được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư (09/07/2015)