Liên kết web
Số lượt truy cập

25

2021603

Tin hoạt động

Hội thảo: Các vấn đề lý luận và tổng quan về xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020

09/07/2015
Nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Chương trình cấp Bộ về những vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, ngày 28 tháng 7 năm 2011, Viện Gia đình và Giới đã tổ chức Hội thảo Các vấn đề lý luận và tổng quan về xây dựng gia đình. Năm chủ đề chính đã được trình bày trong hội thảo:

Chủ đề 1: Mối quan hệ vợ chồng trong gia đình Việt Nam hiện nay và căn cứ để củng cố mối quan hệ này trong giai đoạn 2011-2020

Các báo cáo đã trình bày những điểm mạnh cũng như hạn chế của một số lý thuyết tiếp cận về gia đình trong việc vận dụng phân tích các vấn đề cụ thể về gia đình, nhất là phân tích quan hệ vợ chồng. Việc phân tích cho thấy mỗi cách tiếp cận lý thuyết chỉ phù hợp lý giải một vài khía cạnh nhất định của đời sống gia đình, không cách tiếp cận nào lý giải được toàn bộ đời sống gia đình. Sự vận động và biến đổi xã hội kéo theo sự biến đổi của đời sống gia đình cần một cách nhìn, cách tiếp cận tổng hợp và áp dụng các lý thuyết một cách chọn lọc để phù hợp với từng nhiệm vụ nghiên cứu.

Chủ đề 2: Xây dựng gia đình người di cư lao động tự do giai đoạn 2011-2020

Trong chủ đề này, các bài thuyết trình đã cung cấp một bức tranh tổng quan về di cư: di cư là một hệ quả tất yếu trong quá trình phát triển xã hội và hiện nay đang có sự tăng nhanh di cư nông thôn - đô thị. Lực đẩy chủ yếu là do ở nông thôn đất canh tác thiếu, việc làm ít, đời sống khó khăn; còn lực hút chủ yếu do ở thành phố có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập.

Hầu hết các cuộc di cư đều mang lại kết quả kinh tế tốt cho người di cư và gia đình họ ở quê. Tuy cuộc sống ở thành phố còn khó khăn, hơn 90% phải ở nhà trọ, nhưng đến 40% số người di cư có giúp đỡ kinh tế cho những người thân còn đang sống ở quê. Tiền gửi về quê của người di cư là nguồn tài chính cực kỳ quan trọng cho gia đình người di cư trong việc tiếp tục duy trì các hoạt động của cuộc sống gia đình, được sử dụng để mua thức ăn hàng ngày, để đầu tư vào giáo dục, xây nhà cửa và để trả lại những khoản nợ nần mà họ từng vay mượn.

Trong vai trò kinh tế, người phụ nữ di cư có xu hướng gửi tiền về liên tục hơn nam giới, kể cả tỷ lệ người gửi tiền cũng như giá trị trung bình tiền gửi. Phụ nữ di cư do vậy đã đảm nhiệm vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình thay thế cho vị trí nam giới trước đây vẫn đảm nhiệm.

Hầu hết người di cư đều cho rằng cho dù việc di cư lao động giúp họ cải thiện được điều kiện vật chất, song về tinh thần và sức khoẻ lại mất nhiều. Những người di cư thường chịu nhiều thiệt thòi trong việc tổ chức cuộc sống gia đình như giữ gìn quan hệ tình cảm vợ chồng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chủ đề 2: Xây dựng gia đình người di cư lao động tự do giai đoạn 2011-2020

Trong chủ đề này, các bài thuyết trình đã cung cấp một bức tranh tổng quan về di cư: di cư là một hệ quả tất yếu trong quá trình phát triển xã hội và hiện nay đang có sự tăng nhanh di cư nông thôn - đô thị. Lực đẩy chủ yếu là do ở nông thôn đất canh tác thiếu, việc làm ít, đời sống khó khăn; còn lực hút chủ yếu do ở thành phố có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập.

Hầu hết các cuộc di cư đều mang lại kết quả kinh tế tốt cho người di cư và gia đình họ ở quê. Tuy cuộc sống ở thành phố còn khó khăn, hơn 90% phải ở nhà trọ, nhưng đến 40% số người di cư có giúp đỡ kinh tế cho những người thân còn đang sống ở quê. Tiền gửi về quê của người di cư là nguồn tài chính cực kỳ quan trọng cho gia đình người di cư trong việc tiếp tục duy trì các hoạt động của cuộc sống gia đình, được sử dụng để mua thức ăn hàng ngày, để đầu tư vào giáo dục, xây nhà cửa và để trả lại những khoản nợ nần mà họ từng vay mượn.

Trong vai trò kinh tế, người phụ nữ di cư có xu hướng gửi tiền về liên tục hơn nam giới, kể cả tỷ lệ người gửi tiền cũng như giá trị trung bình tiền gửi. Phụ nữ di cư do vậy đã đảm nhiệm vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình thay thế cho vị trí nam giới trước đây vẫn đảm nhiệm.

Hầu hết người di cư đều cho rằng cho dù việc di cư lao động giúp họ cải thiện được điều kiện vật chất, song về tinh thần và sức khoẻ lại mất nhiều. Những người di cư thường chịu nhiều thiệt thòi trong việc tổ chức cuộc sống gia đình như giữ gìn quan hệ tình cảm vợ chồng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Chủ đề 3: Giá trị con cái trong gia đình Việt Nam: Những vấn đề đặt ra

Trong truyền thống, con cái được gán cho nhiều giá trị quan trọng: về mặt tinh thần, con cái được coi là mục đích của hôn nhân, là hạnh phúc của cha mẹ; ngoài ra, con cái còn được coi là nguồn lao động trong gia đình, duy trì huyết thống, dòng họ.

Ngày nay, tuy nhiều giá trị của người con có biến đổi, nhưng những giá trị truyền thống vẫn còn ảnh hưởng lớn. Sự ảnh hưởng rõ nét nhất là vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ và hậu quả của nó là sự mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn ra ở Việt Nam. Xét trên bình diện cả nước, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh có chiều hướng tăng lên và trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Chủ đề 4: Quan hệ cha mẹ-con cái vị thành niên ở Việt Nam: Thực trạng, vấn đề cần quan tâm

Giai đoạn vị thành niên là giai đoạn trẻ em biến đổi rất nhiều về cả tâm - sinh lý, giai đoạn này người cha, người mẹ không những phải đáp ứng các nhu cầu cơ bản là chăm sóc, dạy dỗ, bảo vệ con cái mà còn phải hướng dẫn, hỗ trợ nhận thức, kiến thức, các kỹ năng sống đối với con cái họ. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang biến đổi rất nhanh, quá trình đô thị hoá mạnh mẽ kèm theo sự biến đổi về lối sống và các giá trị sống... làm cho việc giáo dục, chăm sóc trẻ vị thành niên khó khăn hơn, các vấn đề xung đột giữa cha mẹ và vị thành niên càng trở lên rõ rệt hơn. Ngoài ra, việc giảm sút vai trò chăm sóc, mối quan hệ tâm lý tình cảm của cha mẹ do họ phải tập trung vào hoạt động kinh tế đang gây cho trẻ vị thành niên những khoảng cách về nhận thức, thiếu định hướng trong cuộc sống.

Trong vấn đề quan hệ cha mẹ - con cái, các kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của cha mẹ trong giáo dục con, nhạy cảm với các giá trị văn hoá của vị thành viên và đặc điểm của chúng, tăng cường các kỹ năng giao tiếp trao đổi giữa cha mẹ và con cái, nội dung phù hợp với từng lứa tuổi của con; phòng tránh cho vị thành niên khỏi các vấn đề khủng hoảng tâm lý bằng việc tạo ra một môi trường gia đình lành mạnh, phù hợp, đồng thời khuyến khích con cái quan tâm đến gia đình.

Chủ đề 5: Mối quan hệ người cao tuổi và con cháu trong gia đình Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề cần quan tâm

Có nhiều lý thuyết có thể được áp dụng để nghiên cứu người cao tuổi. Các cách tiếp cận tâm lý xã hội, cơ cấu xã hội và phúc lợi xã hội phù hợp với nghiên cứu về khái quát như đặc trưng kinh tế xã hội, tâm lý tình cảm, sức khoẻ của người cao tuổi nói chung; trong khi đó, các cách tiếp cận về văn hoá, vị thế vai trò, tương tác biểu trưng... thì phù hợp hơn khi nghiên cứu quan hệ của người cao tuổi với các thành viên trong gia đình.

Về thực tế trên thế giới, qua các nghiên cứu về người cao tuổi, các tác giả đã cho thấy việc chăm sóc người cao tuổi chủ yếu vẫn dựa vào gia đình, con gái chăm sóc bố mẹ nhiều hơn con trai, đặc biệt là ở các nước phương Đông. Việc chăm sóc này tuy phần lớn là trách nhiệm và là giá trị của gia đình, nhưng các thế hệ con cái ngày nay đang dần đánh mất giá trị này.

Tuy có những biến đổi về quan hệ bố mẹ con cái do quá trình biến đổi xã hội, việc sống cùng với con cái và được con cái phụng dưỡng vẫn được coi là giá trị quan trọng và là mong muốn của người cao tuổi. Người cao tuổi không chỉ cần sự trợ giúp về kinh tế, vật chất từ con cái, mà vấn đề tình cảm là mong muốn của mọi người cao tuổi. Trong sự trao đổi tình cảm, con gái nói chuyện nhiều hơn con trai, nông thôn nhiều thành thị.

Nguyễn Đức Tuyến