Liên kết web
Số lượt truy cập

17

2023248

Hoạt động Khoa học

Hội thảo khoa học “Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam: Những kết quả nghiên cứu nổi bật năm 2019 và những vấn đề chính sách đặt ra”

03/04/2020
Nhằm nhận diện đặc điểm hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay và xu hướng biến đổi trong thời gian tới, ngày 5 tháng 12 năm 2019, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam: Những kết quả nghiên cứu nổi bật năm 2019 và những vấn đề chính sách đặt ra”.

Tham dự Hội thảo về phía Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam có PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Lê, Trưởng ban Ban Quản lý Khoa học Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới; PGS.TS. Đặng Thị Hoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới; GS.TS. Nguyễn Hữu Minh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Chủ tịch Hội Xã hội học Việt Nam cùng toàn thể cán bộ, công chức Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới.

 

Về Phía các Bộ, Ban ngành và tổ chức quốc tế có Bà Lê Thị Nguyệt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội; TS. Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Việt Nam; GS.TS. Trịnh Duy Luân, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Nghiên cứu khoa học, Hội Xã hội học Việt Nam; TS. Vũ Phương Ly, đại diện cho cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) tại Việt Nam.

 

Đến dự Hội thảo còn có sự tham gia của giảng viên đến từ các trường đại học; các nhà khoa học thuộc các cơ quan nghiên cứu; các cán bộ quản lý từ các bộ, ban ngành; các đại diện đến từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.v.v...

 

Mở đầu Hội thảo, PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới phát biểu khai mạc hội thảo và trình bày báo cáo đề dẫn nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của nghiên cứu khoa học về vấn đề hôn nhân và gia đình: “Sự ổn định và phát triển của gia đình là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghiên cứu về Hôn nhân và gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chính sách nhằm xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc. Trong hơn ba thập niên qua Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu tập trung vào chủ đề hôn nhân và gia đình và đã có một số đóng góp quan trọng cả về khía cạnh khoa học và thực tiễn xây dựng chính sách về gia đình”.

 

Hội thảo được chia thành 2 phiên với 11 báo cáo giới thiệu kết quả nghiên cứu. Phiên thứ nhất với chủ đề “Các đặc điểm chung về hôn nhân và gia đình Việt Nam” gồm 5 bài trình bày: “Gia đình trong bối cảnh thế giới đang chuyển đổi” của TS. Vũ Phương Ly, UN Women; “Các đặc điểm nổi bật của khuôn mẫu hôn nhân ở Việt Nam” của GS.TS. Nguyễn Hữu Minh, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới; “Một số đặc điểm cơ bản của hôn nhân khác dân tộc ở Việt Nam hiện nay” của Th.S. Phí Hải Nam và GS.TS. Nguyễn Hữu Minh, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới; “Sự tham gia và tính tích cực xã hội của gia đình trung lưu ở Việt Nam hiện nay” của GS.TS. Trịnh Duy Luân, Hội Xã hội học Việt Nam; “Ly hôn ở Việt Nam hiện nay: quy mô, nguyên nhân và xu hướng” của PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới. Phiên thứ hai với chủ đề “Đặc điểm các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam” gồm 6 bài trình bày: “Một số đặc điểm về hôn nhân và gia đình công nhân khu công nghiệp hiện nay” của PGS.TS. Đặng Thị Hoa, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới; “Chăm sóc người cao tuổi nhìn từ khía cạnh chính sách và dịch vụ” của TS. Lê Ngọc Lân, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới; “Sức khỏe tâm thần của học sinh THCS và những thách thức từ phía gia đình” của TS. Đặng Bích Thủy, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới; “Chăm sóc trẻ em trong gia đình Việt Nam hiện nay” của Th.S. Trần Quý Long, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới; “Giáo dục đạo đức và lối sống cho con cái trong gia đình và các hàm ý chính sách” của TS. Trịnh Thái Quang và PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới; “Ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu của gia đình nông dân qua một số nghiên cứu gần đây của Th.S. Đặng Thanh Nhàn, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới[U1] .

Hội thảo tập trung thảo luận sôi nổi về các kết quả nghiên cứu hợp tác quốc tế và các nghiên cứu trong nước do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện năm 2019 và đề xuất khuyến nghị chính sách về hôn nhân và gia đình giai đoạn 2021-2030. Đó chính là những thành quả nghiên cứu nổi bật về lĩnh vực hôn nhân và gia đình do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới triển khai trong hai năm 2018, 2019.

 

Kết thúc Hội thảo, PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, đã bày tỏ lời cám ơn đến các đại biểu đến tham dự Hội thảo Khoa học “Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam: Những kết quả nghiên cứu nổi bật năm 2019 và những vấn đề chính sách đặt ra”. PGS.TS. Trần Thị Minh Thi nhấn mạnh rằng, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới sẵn sàng chia sẻ các kết quả nghiên cứu đầy đủ cho các đại biểu tham dự hội thảo, các nhà quản lý, nhà khoa học quan tâm về vấn đề hôn nhân và gia đình.

 

Hội thảo đã thành công trong việc kết nối, chia sẻ các kết quả nghiên cứu khoa học hợp tác quốc tế và trong nước của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới trong thời gian qua đến các đại điện Bộ, Ban ngành, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam.v.v..  Đồng thời, Hội thảocũng là cơ hội để các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và thực thi chính sách trao đổi và đề xuất các khuyến nghị chính sách về lĩnh vực hôn nhân, gia đình, người cao tuổi, chăm sóc trẻ em, giáo dục trẻ em.v.v..

 

2019

Phan Thanh Mai