- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
30
2789634
Hội thảo khoa học: Báo cáo kết quả sơ bộ nghiên cứu khoa học năm 2018 Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
03/04/2020Năm 2018, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới triển khai hệ đề tài cơ sở về “Lịch sử Gia đình Nông thôn Việt Nam giai đoạn 1976-1986”. Đây là hệ đề tài thuộc hướng nghiên cứu về lịch sử gia đình Việt Nam, tiếp nối hệ đề tài về lịch sử gia đình nông thôn Việt Nam giai đoạn 1960-1975 năm 2017. Nhiệm vụ chung của các đề tài là nhằm nhận diện những đặc điểm và khuôn mẫu hôn nhân-gia đình đồng bằng sông Hồng trong một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, về một số chủ đề, bao gồm lựa chọn bạn đời, tổ chức cuộc sống những năm đầu sau kết hôn, phân công lao động giữa vợ và chồng, quyền quyết định giữa vợ và chồng, và một số khía cạnh của đời sống tâm lý tình cảm vợ chồng trong gia đình nông thôn miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1975-1986. Các nghiên cứu triển khai thực địa tại Nam Định và Thái Bình, với lượng mẫu là 800 người kết hôn trong giai đoạn 1975-1986. |
Để chia sẻ các kết quả nghiên cứu giữa kỳ và trao đổi học thuật nhằm hoàn thiện hệ thống lí luận, phương pháp phân tích và cách thức tổ chức báo cáo tổng hợp của các đề tài, trong hai ngày 17-18/9/2018, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức Hội thảo khoa học giữa kỳ hệ đề tài cơ sở 2018.
PGS. TS. Trần Thị Minh Thi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới trong lời phát biểu khai mạc Hội thảo đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hội thảo và ý nghĩa của các nghiên cứu thuộc Hệ đề tài cơ sở năm 2018. Đây là các nghiên cứu nối tiếp với các nghiên cứu năm 2017 của Viện trong giai đoạn 1960 – 1075 về lịch sử gia đình nông thôn Việt Nam với mong muốn những đóng góp khoa học này có thể điền đầy hơn các “khoảng trống” cho các nghiên cứu cơ bản về gia đình nông thôn trong những giai đoạn lịch sử những năm 1976 – 1986, khi mà ở giai đoạn đó các nghiên cứu xã hội học chưa thực sự phát triển ở Việt Nam.
Hội thảo khoa học: Báo cáo kết quả nghiên cứu sơ bộ năm 2018 gồm 10 báo cáo về các nội dung nghiên cứu khác nhau về gia đình nông thôn miền Bắc thời kỳ 1976 – 1986. Hội thảo được chia làm 3 phiên với các chủ đề khác nhau.
Phiên 1: Hôn nhân và đời sống tình cảm của gia đình nông thôn miền Bắc giai đoạn 1976 – 1986 gồm 4 bài trình bày. Trong nghiên cứu về việc lựa chọn bạn đời ở nông thôn miền Bắc giai đoạn, tác giả Nguyễn Hà Đông đã áp dụng các lý thuyết tương đồng trong hôn nhân, lý thuyết về chủ nghĩa tập thể - chủ nghĩa cá nhân và lý thuyết về sự khác biệt giới trong lựa chọn bạn tình. Bùi Thị Hương Trầm trong nghiên cứu về “Đời sống tâm lý – tình cảm giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn miền Bắc giai đoạn 1976 – 1986” đã chia sẻ về những khó khăn trong 5 năm đầu sau kết hôn của trong quan hệ gia đình những năm 1976 – 1986 ở Thái Bình. Những khó khăn lớn nhất của thời kỳ đó được người dân chia sẻ là khó khăn về kinh tế. Tổ chức cuộc sống những năm đầu sau kết hôn trong gia đình nông thôn miền Bắc giai đoạn 1976 – 1986 đã đề cập đến những nội dung chính như: cách sắp xếp nơi ở những năm đầu sau kết hôn, tiện nghi sinh hoạt trong đời sống gia đình, loại hình nhà ở, hoạt động giải trì và sinh con, chăm sóc con.
Sự liên lạc giữa anh chị em ruột là nội dung trình bày của Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Mối quan hệ anh chị em ruột rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, nhất là những người sống ở vùng nông thôn. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy việc gặp gỡ giữa anh chị em ruột diễn ra thường xuyên. Các chủ đề được trao đổi thường xuyên nhất trong những cuộc gặp gỡ là những câu chuyện của bố mẹ, những câu chuyện của con cái, tán gẫu và các câu chuyện dòng họ.
Phiên 2 là ba bài trình bày tập trung đến nội dung “Hoạt động kinhh tế và cộng đồng của hộ gia đình nông thôn miền Bắc giai đoạn 1976 – 1986”. Phiên 2 gồm 3 bài trình bày bàn về các hoạt động kinh tế của hộ gia đình (Trần Quý Long), sự tham gia của hộ gia đình và hoạt động kinh tế hợp tác xã ở nông thôn miền Bắc (Phan Huyền Dân) và sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động cộng đồng (Nguyễn Đức Tuyến) ở nông thôn miền Bắc giai đoạn 1976 - 1986. Trong giai đoạn này, kinh tế hộ gia đình chịu những ảnh hưởng sâu sắc của 2 giai đoạn khác nhau: từ 1976 – 1980: các chính sách nông nghiệp, phát triển kinh tế nông hộ, hầu hết các hộ gia đình đều tham gia hợp tác xã; giai đoạn 1981 – 1986: chỉ thị 100 của Ban Bí thư được ban hành, gắn trách nhiệm về quyền lợi của người nông dân với sản phẩm cuối cùng, tạo động lực mới trong sản xuất nông nghiệp. Về sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động cộng đồng cũng có những tác động nhất định bởi bối cảnh lịch sử là những nhận định ban đầu trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Tuyến. Trong giai đoạn 1976 – 1986, sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động cộng đồng không nhiều.
Các báo cáo được trình bày ở Phiên 3 “Phân công lao động và quyền quyết định trong gia đình nông thôn miền Bắc giai đoạn 1976 – 1986” tập trung vào nội dung về sự trợ giúp lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình ở rộng (Phan Thị Thanh Mai); sự phân công lao động trong gia đình (Trần Thị Thanh Loan) và quyền quyết định trong gia đình (Vũ Thị Cúc). Nghiên cứu về sự trợ giúp lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình mở rộng đưa ra cái nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình mở rộng ở nông thôn miền Bắc trong một giai đoạn lịch sử. Tác giả Trần Thị Thanh Loan trong báo cáo phân tích về phân công lao động trong gia đình đã cung cấp bức tranh cơ bản trong thời kỳ này. Người vợ là người đảm nhiệm chính hầu hết các công việc trong gia đình, một số công việc người chồng thực hiện nhiều hơn là sửa chữa đồ dùng trong gia đình và lấy nước, trữ nước.
Bế mạc Hội thảo, PGS. TS. Trần Thị Minh Thi đánh giá cao tinh thần làm việc trách nhiệm, nghiêm túc của các đề tài cũng như tinh thần trao đổi học thuật nghiêm túc, say mê của toàn bộ các cán bộ nghiên cứu của Viện trong việc đóng góp ý kiến cho các đề tài và chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật xử lý những vướng mắc trong phân tích các kết quả định lượng và định tính. Kết quả nghiên cứu sơ bộ của các báo cáo cho thấy nhiều phát hiện quan trọng và lí thú về đặc điểm hôn nhân và gia đình Việt Nam trong một thời kỳ lịch sử quan trọng của đất nước, góp phần bổ sung những khoảng trống về những nghiên cứu thực nghiệm về hôn nhân và gia đình thời kỳ này. Viện trưởng cũng khẳng định lại ý nghĩa quan trọng của việc triển khai nghiên cứu hồi cố về lịch sử gia đình nhằm tiếp cận và khai thác kịp thời nhóm khách thể nghiên cứu kết hôn trong giai đoạn 1975-1986 khi trí nhớ và sức khỏe của họ vẫn còn khả năng cung cấp các thông tin về hôn nhân và gia đình thời kỳ này.
Hội thảo không chỉ dừng lại ở ý nghĩa là một trong những hoạt động khoa học thường niên của Viện. Những chia sẻ và trao đổi về học thuật, lý thuyết áp dụng, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật phân tích… là những giá trị khoa học hữu ích và là cơ hội trau dồi học hỏi kinh nghiệm giữa các nhà nghiên cứu trong Viện. Đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực đối với các chủ nhiệm đề tài - những người trình bày có cơ hội nhận được những góp ý, những định hướng tốt cho việc hoàn thiện báo cáo nghiên cứu trong thời gian tới./.
2018
Lỗ Việt Phương
Các tin cũ hơn.................................................
- Hội thảo khoa học: “Đặc điểm cơ bản của hôn nhân hiện nay ở Việt Nam và yếu tố ảnh hưởng” (03/04/2020)
- Hội thảo khoa học “Giá trị gia đình Việt Nam trong bối cảnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay và xu hướng phát triển” (03/04/2020)
- Hội thảo khoa học: Thực trạng và các yếu tố tác động đến bạo lực gia đình hiện nay (03/04/2020)
- Lễ Công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới nhiệm kỳ mới (04/04/2020)
- Đề tài cấp Bộ: “Những đặc điểm cơ bản của hôn nhân ở Việt Nam hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng” (Mã số: KHXH-GĐ/16-19/02) (03/04/2020)
- Hoạt động nghiệm thu đề tài cấp cơ sở 2016 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (03/04/2020)
- Đề tài: “Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường xã hội và kinh tế đến bạo lực gia đình hiện nay” (26/05/2017)
- Đề tài cấp Bộ: “Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay” (26/05/2017)
- Tọa đàm: Quan niệm về hạnh phúc của người Việt Nam (18/10/2024)
- Tiến độ thực hiện đề tài “Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” (Mã số ĐTĐL.XH-03/15) (17/05/2017)