- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
38
2858568
HỘI THẢO QUỐC GIA: “KHÔNG GIAN AN TOÀN CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM - KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH”
03/04/2020Việt Nam đã cam kết thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 của Liên hợp quốc, theo đó, một số vấn đề được chú trọng phát triển như an ninh, an toàn trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, môi trường sống, trong đó, phụ nữ và trẻ em là những đối tượng được quan tâm đặc biệt. Không gian an toàn sẽ tăng trao quyền cho phụ nữ thông qua thúc đẩy phụ nữ tiếp cận các nguồn lực. Không gian an toàn vừa là nhu cầu cơ bản, thiết thực, vừa là nhu cầu chiến lược cho sự phát triển toàn diện của phụ nữ và trẻ em. |
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước hiện nay, nhiều vấn đề xã hội đặt ra ảnh hưởng đến sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em ở mọi không gian như: gia đình, môi trường học tập, môi trường làm việc và không gian công cộng, không gian xã hội, không gian kỹ thuật số. Một không gian thiếu an toàn sẽ hạn chế khả năng tham gia học tập, lao động của phụ nữ và trẻ em, hạn chế tiếp cận của phụ nữ và trẻ em với các dịch vụ cơ bản và là yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến an ninh, an toàn xã hội
Nhằm thiết thực triển khai các cam kết của Việt Nam thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng Giới giai đoạn 2011-2020, năm 2019, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam lựa chọn chủ đề hoạt động là “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”. Hưởng ứng “Năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em”, ngày 24/6/2019 tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp với Viên Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em - Khuyến nghị chính sách” nhằm cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp tăng cường hơn nữa không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học và hoạch định chính sách phân tích những khoảng trống về chính sách, dịch vụ và nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị giải pháp phù hợp hướng tới đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Hội thảo đã thu hút sự tham dự của nhiều đại biểu từ nhiều cơ quan, ban ngành như Văn phòng Quốc hội, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Ủy ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội, Hội bảo vệ Trẻ em Việt Nam, Tổ chức UN Women tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hội thảo còn thu hút được sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực gia đình, giới, phụ nữ và trẻ em. Các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương cũng đã đến đưa tin và bài về hội thảo.
Khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam đã thành công trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh cho người dân và địa vị phụ nữ ngày càng được nâng cao trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, hiện nay hiện tượng xâm hại tình dục, quấy rối tình dục, phá thai không an toàn, đuối nước, tai nạn giao thông, thiên tai... đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn đang xảy ra và tạo ra bức xúc cho xã hội. Hội thảo được tổ chức với mong muốn làm rõ thực trạng an toàn đối với phụ nữ và trẻ em gái hiện nay, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách với mong muốn tạo ra không gian an toàn trong gia đình, cộng đồng, nơi làm việc.
Đại diện đơn vị đồng tổ chức, GS.TS. Chủ tịch Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, đã nhấn mạnh hơn nữa đến tầm quan trọng của Hội thảo trong bài phát biểu khai mạc. Theo Giáo sư, Chủ tịch Viện Hàn lâm, Việt Nam là một nước được đánh giá là an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái, tuy nhiên, hiện vẫn còn gặp phải những vấn đề bất bình đẳng đối với phụ nữ trong tham gia xã hội và dễ gây tổn thương đến trẻ em. Giáo sư, Chủ tịch mong muốn Hội thảo sẽ đóng góp nhiều hơn về mặt xây dựng chính sách, luật pháp, xây dựng đời sống để tạo ra một không gian an toàn không giới hạn cho phụ nữ và trẻ em.
Hội thảo đã lựa chọn được 38 tham luận của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, giảng viên đại học, các nhà hoạch định và thực thi chính sách về vấn đề các chủ đề liên quan đến không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Trong một ngày hoạt động, 11 bài tham luận được trình bày tại hội thảo trong 4 phiên.
Phiên 1 với chủ đề Cơ sở lý luận và thực tiễn của Không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em, gồm 4 bài trình bày.
Trong báo cáo đề dẫn mở đầu cho Hội thảo, PGS. TS. Trần Thị Minh Thi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã giới thiệu khái quát về khái niệm “không gian an toàn”. Khái niệm này được xuất hiện cuối thể kỷ XX và có lịch sử phát triển cùng phong trào nữ quyền, sự đấu tranh cho đa dạng xu hướng tính dục và chống phân biệt chủng tộc. Không gian an toàn đề cập đến không gian tâm lý và trải nghiệm, bảo vệ khỏi các tác hại về tâm lý hoặc cảm xúc, hay như một không gian trong đó những người tham gia có thể thể hiện một cách cởi mở cá tính của họ. Ở đây, an toàn, không chỉ đơn giản là không xảy ra chấn thương, căng thẳng quá mức, bạo lực và lạm dụng mà còn là sự an toàn về cảm xúc và tâm lý và cơ hội chấp nhận rủi ro. Bản chất không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái là nơi mà phụ nữ và trẻ em gái có thể tới bất kỳ khi nào với cảm giác an toàn và được trao quyền và có thể tiếp cận thông tin, giáo dục, hoạt động giải trí, hỗ trở và dịch vụ.
Không gian an toàn có thể được phân theo nhiều chiều cạnh, như: không gian địa lý, không gian kỹ thuật số, không gian văn hóa/xã hội. Tiếp theo, các cách tiếp cận lý thuyết của Không gian an toàn cũng được PGS.TS. Minh Thi giới thiệu và đồng thời đã nêu lên gợi ý các hàm ý lý luận và thực tiễn cho xã hộiViệt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bà Elisa Fernandez, Trưởng Văn phòng UN Women tại Việt Nam, trong bài trình bày đã giới thiệu tổng quan các cam kết quốc tế và khu vực liên quan đến xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ lao động di cư (quốc tế) và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.
Phiên 2 gồm 2 bài tham luận với chủ đề Không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại nơi công cộng
Các báo cáo đề cập đến thực trạng sự an toàn của phụ nữ trong xã hội như vấn đề mua bán phụ nữ và trẻ em gái ở vùng dân tộc thiểu số; vấn đề tạo không gian công cộng an toàn cho phụ nữ trong kiến trúc đô thị; không gian trong môi trường giáo dục được thể hiện các quan niệm về hình phạt đối với học sinh; thái độ của thanh niên về vấn đề quấy rối tình dục trong nhà trường; mô hình Ngôi nhà Bình yên của Hội phụ nữ. Các báo cáo cho thấy ở Việt Nam hiện nay, phụ nữ và trẻ em đã được Nhà nước quan tâm và đã đạt được các thành quả tốt đẹp nhưng vẫn còn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sự an toàn của phụ nữ và trẻ em gái. Điều đáng quan ngại là sự ảnh hưởng này không chỉ diễn ra không gian xã hội mà còn xảy ra ngay tại môi trường giáo dục cũng như nơi làm việc của phụ nữ và trẻ em.
Phiên 3 với chủ đề Không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình với 2 bài tham luận.
Theo các nhà khoa học, không gian gia đình được coi là không gian an toàn nhất cho trẻ em và phụ nữ, tuy nhiên, phụ nữ và trẻ em đã phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn sự mất an toàn ngay trong chính gia đình của mình. Các báo cáo tập trung làm rõ vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em trong gia đình, chỉ ra những hình thức bạo lực gia đình, hiện trạng bạo lực gia đình và ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến phụ nữ và trẻ em. Theo đó, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế về mặt luật pháp, chính sách cũng như vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề này.
Phiên 4 với chủ đề Xây dựng không gian an toàn về chính sách và giải pháp can thiệp, với 3 báo cáo tham luận, là một trong những phiên được mong đợi nhất của các đại biểu tham dự Hội thảo trước bối cảnh các quy định pháp luật và chính sách hiện nay chưa thực sự bảo vệ sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Các diễn giả và nhiều đại biểu đã đề xuất ban hành, chỉnh sửa các chính sách, luật pháp liên quan đến đảm bảo môi trường lao động an toàn cho phụ nữ, đảm bảo không gian an toàn trong cộng đồng, không gian an toàn trong gia đình, không gian an toàn trong môi trường kỹ thuật số, trong môi trường học đường.... Các tham luận và phát biểu tại Phiên 4 cũng giới thiệu một số mô hình/kinh nghiệm tạo lập không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em trên thế giới và ở các quốc gia Asean.
Kết luận bế mạc Hội thảo, TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã ghi nhận thành công của Hội thảo với sự đóng góp của các tham luận cũng như các phát biểu, tranh luận tại Hội thảo. Phó Chủ tịch đã tóm tắt lại và chỉ ra các vấn đề còn nổi cộm, vướng mắc trong đảm bảo không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em và đánh giá cao các ý kiến xây dựng những hàm ý chính sách có tính khả thi để tạo lập không gian thực sự an toàn bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em. Ông tâm đắc với khái niệm “Thuốc kháng sinh” và “Vắc-xin phòng bệnh” mà một báo cáo đã đưa ra. Ông cho rằng việc giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em cần phải có những chính sách mạnh mẽ, và các cơ quan thực thi pháp luật, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cần tiến hành kịp thời như những viên thuốc kháng sinh tốt để loại trừ những hành vi gây hại đối với phụ nữ và trẻ em; nhưng quan trọng hơn, chúng ta cần phải có các luật pháp, chính sách, hoạt động như những liều vắc-xin mạnh mẽ, rộng khắp để ngăn chặn những “mầm bệnh” độc hại làm ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em có thể nảy sinh, và tạo cho xã hội một không gian an toàn không giới hạn.
Từ các cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học và các nhà thực thi chính sách đã làm rõ các lý thuyết, đánh giá thực trạng và gợi mở các hàm ý chính sách trong bảo vệ và mang đến không gian an toàn phụ nữ và trẻ em. Theo đó, gia đình Việt Nam vẫn là môi trường có vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, để có một không gian thực sự lành mạnh và an toàn cần tăng cường hơn nữa sự tham gia của cộng đồng, của các tổ chức xã hội, của nhà nước trong việc xây dựng không gian an toàn phụ nữ và trẻ em./.
2019
Nguyễn Đức Tuyến
Các tin cũ hơn.................................................
- Nghiệm thu đề tài cấp cơ sở năm 2018 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (03/04/2020)
- Sinh hoạt khoa học bằng Tiếng Anh (03/04/2020)
- Hội thảo khoa học: Báo cáo kết quả sơ bộ nghiên cứu khoa học năm 2018 Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (03/04/2020)
- Hội thảo khoa học: “Đặc điểm cơ bản của hôn nhân hiện nay ở Việt Nam và yếu tố ảnh hưởng” (03/04/2020)
- Hội thảo khoa học “Giá trị gia đình Việt Nam trong bối cảnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay và xu hướng phát triển” (03/04/2020)
- Hội thảo khoa học: Thực trạng và các yếu tố tác động đến bạo lực gia đình hiện nay (03/04/2020)
- Lễ Công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới nhiệm kỳ mới (04/04/2020)
- Đề tài cấp Bộ: “Những đặc điểm cơ bản của hôn nhân ở Việt Nam hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng” (Mã số: KHXH-GĐ/16-19/02) (03/04/2020)
- Hoạt động nghiệm thu đề tài cấp cơ sở 2016 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (03/04/2020)
- Đề tài: “Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường xã hội và kinh tế đến bạo lực gia đình hiện nay” (26/05/2017)