- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
24
2789042
Hội nghị: Công bố kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 và tổng kết công tác điều tra
09/07/2015Ngày 21 tháng 7 năm 2010 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương đã tổ chức Hội nghị Công bố Kết quả Tổng điều tra toàn bộ dân số và nhà ở năm 2009 và Tổng kết công tác điều tra. Tham gia hội nghị có hơn 300 đại biểu từ các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành trung ương, cơ quan chính quyền địa phương, trường đại học, tổ chức quốc tế và các cơ quan thông tấn, báo chí. |
Ông Nguyễn Sinh Hùng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương đã phát biểu khai mạc và chúc mừng Hội nghị.
Thay mặt Ban chỉ đạo Trung ương, ông Đỗ Thức, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Uỷ viên Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương đã trình bày báo cáo: Công bố kết quả điều tra toàn bộ cuộc Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, dưới đây là một số kết quả chính thức chủ yếu nhất:
- Số lượng, gia tăng dân số: Vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số Việt Nam là 85.846.997 người. Tính từ cuộc Tổng điều tra trước (1999), dân số nước ta tăng thêm 9.523 người, bình quân mỗi năm tăng 952 nghìn người. Tỷ suất tăng dân số bình quân năm giữa hai cuộc điều tra là 1,2%.
- Di cư và phân bố dân cư: Trong 5 năm 2004-2009, số người di cư tăng hơn 2,2 triệu người so với thời kỳ 1994-1999, đặc biệt là số người di cư tăng theo khoảng cách di cư. Nguyên nhân chủ yếu của di cư là để tìm việc làm, đây cũng là hiện tượng thường gặp ở các nước đang phát triển.
Phân bố lại dân số tiếp tục diễn ra. Dân số của khu vực thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29,6% tổng số dân số cả nước, tăng 6 điểm phần trăm so với năm 1999. Dân số ở khu vực nông thôn là 60.410.101 người.
- Tình trạng hôn nhân và tuổi kết hôn trung bình lần đầu: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chưa bao giờ kết hôn của cả nước là 26,8%; tỷ trọng này ở khu vực thành thị là 30,5% và nông thôn là 25,1%.
Độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình của nam là 26,2 tuổi, trong khi đó của nữ là 22,8 tuổi. So với số liệu tổng điều tra năm 1999, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam tăng 1 tuổi trong khi tuổi này của nữ không thay đổi.
- Trình độ học vấn: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên năm 2009 là 94,0%, tỷ lệ này ở nam là 96,1% và nữ là 92,0%. So với năm 1999, tỷ lệ biết chữ của nữ tăng 4,9 điểm phần trăm, trong khi tỷ lệ này của nam chỉ tăng 2,2 điểm phần trăm. Số liệu năm 2009 cũng cho thấy sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa thành thị và nông thôn thấp: 97,3% ở thành thị và 92,5% ở nông thôn.
Tỷ lệ người từ 5 tuổi trở lên đã từng đi học là 95,0%, trong đó, tỷ lệ của nam giới là 96,5% và nữ là 93,5%; thành thị là 97,5% và nông thôn là 93,9%.
- Lao động và việc làm: Vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009, cả nước có 43,9 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,2% dân số, trong đó: thành thị có 12,0 triệu người (27,3%), nông thôn có 31,9 triệu người (72,7%); lao động nữ chiếm 46,6%.
Có sự dịch chuyển lao động rõ nét giữa các ngành kinh tế trong 10 năm qua. Đến nay, nhóm ngành nông-lâm-thuỷ sản (khu vực I) chiếm 51,9% lao động, các ngành công nghiệp và xây dựng (khu vực II) chiếm 21,5% và các ngành dịch vụ (khu vực III) chiếm 26,5% (cơ cấu lao động của Tổng điều tra năm 1999 tương ứng là 69,4%; 14,9%; và 15,7%).
- Thực trạng nhà ở của hộ dân cư: Trong những hộ có nhà ở, số hộ có nhà kiên cố chiếm 46,3%, nhà bán kiên cố chiếm 37,9%, nhà thiếu kiên cố chiếm 8,0% và nhà đơn sơ chiếm 7,8%. Có sự khác biệt khá rõ về loại nhà theo các vùng.
Về hình thức sở hữu, nhà riêng chiếm 92,5%, nhà thuê hoặc mượn của tư nhân chiếm 6,5%, các hình thức sở hữu còn lại không đáng kể. Tỷ trọng nhà riêng ở thành thị thấp hơn của nông thôn, tương ứng là 85,5% so với 96,0%.
Diện tích ở bình quân đầu người của cả nước là 16,7 mét vuông; con số của thành thị cao hơn so với của nông thôn, tương ứng là 19,2 và 15,7. Có sự khác biệt về diện tích bình quân đầu người giữa các vùng.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, đã tổng kết:
Cuộc tổng điều tra thành công là do sự lãnh đạo chặt chẽ, sáng suốt của Đảng, chính phủ và được sự ủng hộ của toàn dân, được sự trợ giúp của các cơ quan quốc tế. Kết quả điều tra đã phản ánh đúng sự phát triển của kinh tế-xã hội nước ta trong giai đoạn 10 năm qua. Thể hiện rõ nhất là ở sự phát triển về giáo dục, tuổi thọ, nghề nghiệp. Cơ cấu các ngành kinh tế-xã hội đã có sự biến đổi lớn, và về cơ bản, năm 2010 đã đạt được cơ cấu do Đảng và Nhà nước đề ra trước đây.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Nhiệm vụ của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở về cơ bản đã hoàn thành. Kết quả trung thực, khoa học, sát thực tiễn. Các số liệu đã thu thập được là rất quý, do vậy, chúng ta cần phải lưu trữ, xây dựng một hệ thống dữ liệu để phục vụ cho mục đích lâu dài. Những bước tiếp theo rất quan trọng là cần phải khai thác, cung cấp thông tin rộng rãi cho các bộ, ngành, cơ quan để phân tích, dự báo đưa ra các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của xã hội trong thời gian tới.
Các tin cũ hơn.................................................
- Hội thảo: Báo cáo kết quả Chương trình nghiên cứu khoa học năm 2009-2010 của Viện Gia đình và Giới (09/07/2015)
- Sách "Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân, gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay". Tác giả: GS. Lê Thi. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2009 (09/07/2015)
- Sách: Sự tiếp nối và biến đổi các mối quan hệ gia đình: Lý thuyết, Phương pháp và các phát hiện từ nghiên cứu thực nghiệm (Continuity and Change in Family Relations: Theory, Methods, and Empirical Findings) (09/07/2015)
- Hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ đóng góp cho Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 (09/07/2015)
- Hội thảo “Chia sẻ kết quả nghiên cứu về bình đẳng giới trong pháp luật về lao động” (09/07/2015)
- Toạ đàm công bố kết quả nghiên cứu: “Di cư, sức khoẻ sinh sản và cuộc sống: Tìm hiểu những chiến lược của người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị ở Việt Nam” (09/07/2015)
- Tại sao hoạt động chăm sóc có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển xã hội (Why Care Matters for Social Develpment) (13/08/2015)
- Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế - xã hội của di dân (22/07/2015)
- Hội thảo khoa học “Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (09/07/2015)
- Tìm hiểu thực trạng và xây dựng quy trình phối hợp liên ngành về ngăn ngừa, phát hiện, xử lý và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục (22/07/2015)