- Hội thảo “Thực trạng người Việt Nam hồi hương từ Vương quốc Anh giai đoạn 2014 - 2023”
- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
6
2938943
Hội thảo: Báo cáo kết quả Chương trình nghiên cứu khoa học năm 2009-2010 của Viện Gia đình và Giới
09/07/2015Trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu khoa học 2009-2010: "Một số vấn đề cơ bản về gia đình và giới ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020", ngày 18 tháng 6 năm 2010, Viện Gia đình và Giới đã tổ chức Hội thảo Báo cáo một số kết quả nghiên cứu các đề tài nhánh thuộc Chương trình. Tham dự Hội thảo có các cán bộ, viên chức của Viện Gia đình và Giới. |
Hội thảo được chia làm 5 phiên với các chủ đề: giới, gia đình, phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi tương ứng với nội dung nghiên cứu của 5 đề tài nhánh thuộc Chương trình nghiên cứu. Tại phiên báo cáo kết quả về chủ đề giới, nhóm thực hiện đề tài "Những vấn đề cơ bản về giới ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020" đã trình bày kết quả nghiên cứu của hai chuyên đề với hai khía cạnh: Giới và việc tham gia chính trị - xã hội và Giới trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Qua hai báo cáo, thực trạng phụ nữ tham gia chính trị xã hội ở Việt Nam và những yếu tố tác động đến thực trạng này được nhận diện. Tình trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân, khả năng và cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng đã được phân tích khá đầy đủ.
Tiếp theo, ở chủ đề gia đình, đề tài "Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam giai đoạn phát triển 2010-2020" đã bàn về sự thích ứng của gia đình trong bối cảnh công nghiệp hóa, toàn cầu hóa. Dựa trên bốn quan điểm: sự biến đổi của gia đình dưới tác động của công nghiệp hóa, toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu; công nghiệp hóa và toàn cầu hóa không tác động như nhau đến gia đình ở các quốc gia khác nhau; nhà nước có vai trò quan trọng tạo ra những điều kiện cần thiết để gia đình thích ứng với sự biến đổi xã hội; gia đình và các thành viên gia đình chủ động thích ứng với vị trí mới, vai trò mới, chức năng mới trong gia đình hiện đại, đề tài đã đưa ra các giải pháp thích ứng về chức năng, cấu trúc, thiết chế của gia đình. Trong chủ đề này, Hội thảo cũng được nghe báo cáo chuyên đề về phân công lao động theo giới trong gia đình - cách nhìn mới và phát hiện mới qua khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh. Hội thảo đánh giá cao cách đặt vấn đề của các chuyên đề nghiên cứu vì đã gợi ra nhiều nội dung cần quan tâm. Hội thảo khẳng định cần bổ sung thêm kết quả nghiên cứu của các cuộc điều tra khác để nhận diện rõ hơn vấn đề phân công lao động theo giới trong gia đình.
Tại phiên báo cáo kết quả về chủ đề phụ nữ của đề tài "Một số vấn đề xã hội của phụ nữ nông thôn Việt Nam lấy chồng và lao động ở nước ngoài", Hội thảo đã được nghe kết quả nghiên cứu của hai chuyên đề: (1) Dư luận xã hội với hiện tượng phụ nữ lấy chồng nước ngoài và xuất khẩu lao động và (2) Thực trạng, nguyên nhân gia tăng của xu hướng lấy chồng nước ngoài của phụ nữ nông thôn Việt Nam. Các báo cáo đã phân tích các vấn đề nghiên cứu dựa trên kết quả các nghiên cứu đã có và kết quả nghiên cứu thực địa của đề tài tại Hải Phòng và Thái Bình. Hội thảo cho rằng để có được đánh giá khách quan của dư luận xã hội với hiện tượng phụ nữ lấy chồng nước ngoài và xuất khẩu lao động, cần bổ sung thêm nhận định của cộng đồng địa phương về vấn đề này.
ở chủ đề trẻ em, hai báo cáo trình bày tại Hội thảo là: "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xâm hại tình dục trẻ em" và "Bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận giáo dục cơ bản của trẻ em Việt Nam". Kết quả nghiên cứu của hai chuyên đề này đã đề cập đến nhiều định nghĩa, lý thuyết về xâm hại tình dục trẻ em, vấn đề tiếp cận giáo dục của trẻ em, cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu khác có liên quan. Hội thảo cho rằng chuyên đề về xâm hại tình dục trẻ em sẽ hoàn thiện hơn nếu chỉ rõ được trong hệ thống các lý thuyết đã trình bày, lý thuyết nào có thể vận dụng được ở Việt Nam. Về chuyên đề "Bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận giáo dục cơ bản của trẻ em Việt Nam", cần xem xét giữa trẻ em trai và trẻ em gái và có những gợi ý giải pháp cho vấn đề giáo dục trẻ em dựa trên các nguyên nhân đã được phân tích.
Cuối cùng, hai báo cáo được trình bày trong phiên về người cao tuổi là "Một số vấn đề về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi" và "Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người cao tuổi". Trên cơ sở phân tích số liệu của một số cuộc nghiên cứu lớn gần đây, tình trạng sức khỏe và việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi được nhận diện. Tuy nhiên, Hội thảo cho rằng việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần được tiếp cận rõ hơn ở khía cạnh tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế của người cao tuổi. Về vấn đề đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người cao tuổi, Hội thảo đề nghị cần phân tích sâu hơn về mức độ đáp ứng của các chính sách hiện có cho nhu cầu vật chất và tinh thần của người cao tuổi hiện nay.
Qua việc trình bày một số kết quả nghiên cứu của đề tài tại Hội thảo, các đề tài nhánh thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học 2009-2010 đã thu nhận được nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu. Đây là những cơ sở quan trọng giúp các nhóm thực hiện đề tài hoàn thiện báo cáo chuyên đề và tiến hành các phân tích tiếp theo trong chương trình nghiên cứu.
Các tin cũ hơn.................................................
- Sách "Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân, gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay". Tác giả: GS. Lê Thi. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2009 (09/07/2015)
- Sách: Sự tiếp nối và biến đổi các mối quan hệ gia đình: Lý thuyết, Phương pháp và các phát hiện từ nghiên cứu thực nghiệm (Continuity and Change in Family Relations: Theory, Methods, and Empirical Findings) (09/07/2015)
- Hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ đóng góp cho Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 (09/07/2015)
- Hội thảo “Chia sẻ kết quả nghiên cứu về bình đẳng giới trong pháp luật về lao động” (09/07/2015)
- Toạ đàm công bố kết quả nghiên cứu: “Di cư, sức khoẻ sinh sản và cuộc sống: Tìm hiểu những chiến lược của người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị ở Việt Nam” (09/07/2015)
- Tại sao hoạt động chăm sóc có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển xã hội (Why Care Matters for Social Develpment) (13/08/2015)
- Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế - xã hội của di dân (22/07/2015)
- Hội thảo khoa học “Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (09/07/2015)
- Tìm hiểu thực trạng và xây dựng quy trình phối hợp liên ngành về ngăn ngừa, phát hiện, xử lý và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục (22/07/2015)