- Hội thảo “Thực trạng người Việt Nam hồi hương từ Vương quốc Anh giai đoạn 2014 - 2023”
- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
7
2938944
Sách: Sự tiếp nối và biến đổi các mối quan hệ gia đình: Lý thuyết, Phương pháp và các phát hiện từ nghiên cứu thực nghiệm (Continuity and Change in Family Relations: Theory, Methods, and Empirical Findings)
09/07/2015Cuốn sách "Sự tiếp nối và biến đổi các mối quan hệ gia đình: Lý thuyết, Phương pháp và các Phát hiện từ nghiên cứu thực nghiệm" do các tác giả Rand D. Conger, Frederick O. Lorenz, và K.A.S. Wickrama chủ biên được xuất bản năm 2004 là một tuyển tập các bài viết phân tích sự biến đổi và tính liên tục của các mối quan hệ gia đình trong mối liên hệ với lý thuyết, phương pháp và được minh hoạ qua các kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Cuốn sách được xuất bản với mục đích giúp người đọc có cách nhìn sâu sắc hơn về các khái niệm trong nghiên cứu về sự tiếp nối và biến đổi các mối quan hệ gia đình và giới thiệu một số cách tiếp cận lý thuyết dùng trong nghiên cứu về gia đình trong chu kỳ cuộc sống. Một mục đích khác của cuốn sách là hướng dẫn và đưa ra các minh chứng cho nhiều phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu cũng như chiến lược phân tích có thể sử dụng cho các nghiên cứu về sự biến đổi và tính liên tục. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. |
Cuốn sách "Sự tiếp nối và biến đổi các mối quan hệ gia đình: Lý thuyết, Phương pháp và các Phát hiện từ nghiên cứu thực nghiệm" được trình bày trong 5 phần chính. Trong phần đầu, giới thiệu chung về mục tiêu của cuốn sách và nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu các mối quan hệ gia đình theo thời gian, các tác giả so sánh chi tiết về hai cách tiếp cận được sử dụng trong nhiều nghiên cứu để thiết lập mô hình biến đổi được phân tích trong các phần sau của cuốn sách này. Các phần 2, 3, 4 tập trung phân tích các mối quan hệ chủ yếu trong gia đình, bao gồm, mối quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, và quan hệ giữa anh chị em trong gia đình. Phần cuối cùng của cuốn sách tổng kết lại những nội dung chính đã phân tích ở các phần trước và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp trong tương lai.
1. Các giai đoạn của mối quan hệ lãng mạn
Các sự kiện tiêu biểu và các trường đoạn hình thành hôn nhân và các mối quan hệ giữa vợ và chồng là trọng tâm của các bài viết trong phần 2 của cuốn sách. Trong phần này, các tác giả đã đưa ra nhiều dẫn chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá sự biến đổi các mối quan hệ vợ chồng ở các thời điểm khác nhau trong vòng đời. Theo đó, nghiên cứu các mối quan hệ hôn nhân đã phát triển theo 3 giai đoạn chuyển đổi quan trọng diễn ra trong 3 thập kỷ qua.
Giai đoạn thứ nhất là sự chuyển đổi từ việc tập trung vào các đặc trưng cá nhân và tự thổ lộ của mỗi cá nhân (người vợ hoặc người chồng) về những trải nghiệm trong đời sống hôn nhân của mình sang việc nhấn mạnh đến mối liên hệ tương tác qua lại lẫn nhau chặt chẽ giữa vợ và chồng. Sự chuyển biến này khuyến khích nhiều nhà nghiên cứu quan sát về ứng xử của các cặp vợ chồng với nhau và xem xét những hành vi này ảnh hưởng thế nào đến chất lượng và sự bền vững của mối quan hệ vợ chồng.
Trong giai đoạn thứ hai, các nghiên cứu đưa ra nhiều biến số liên quan đến các đặc trưng của từng cá nhân khi xem xét mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau trong hôn nhân. Theo cách tiếp cận này, các đặc trưng về tình cảm và nhận thức của người vợ và người chồng đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng các mối quan hệ và sự trao đổi giữa các cá nhân với nhau.
Giai đoạn thứ ba nhấn mạnh đến quá trình hôn nhân theo thời gian. Các tác giả cho rằng trong hai giai đoạn chuyển đổi trước các nghiên cứu đã chỉ ra những khía cạnh cần nghiên cứu về hôn nhân nhưng phương pháp nghiên cứu thời đó còn quá nặng theo phương pháp truyền thống là các thiết kế nghiên cứu theo lát cắt ngang (cross-sectional design). Hạn chế của phương pháp nghiên cứu này là các kết luận rút ra từ đó thường là về mối liên hệ giữa sự ổn định và chất lượng hôn nhân với sự tương tác, tình cảm và nhận thức của cặp vợ chồng. Ví dụ, liệu chất lượng hôn nhân thấp có phải là nguyên nhân của những xung đột giữa vợ và chồng, hay những xung đột gia đình là nguyên nhân khiến chất lượng hôn nhân thấp, hay đây là mối tương quan hai chiều. Những câu trả lời cho các câu hỏi này sẽ là nền tảng để xây dựng các lý thuyết và các chương trình can thiệp nhằm giúp phòng tránh hoặc giải quyết các xung đột trong gia đình.
Một số nhà nghiên cứu về hôn nhân nhấn mạnh đến tính tập trung của sự biến đổi nghiên cứu hôn nhân. Ví dụ, nghiên cứu cho rằng sự điều chỉnh của các cá nhân trong hôn nhân là quá trình thích ứng của hai người khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân. Theo thời gian, các đặc trưng cá nhân của mỗi người (vợ hoặc chồng), mối quan hệ giữa vợ và chồng, điển hình là thái độ và niềm tin, các hoạt động mà họ quan tâm, và sự tương tác qua lại với nhau giữa hai cá nhân có mối liên hệ lẫn nhau và chúng phản ảnh cả sự biến đổi và tính bền vững. Để xem xét mối liên hệ của bối cảnh kinh tế xã hội với các mối quan hệ, nghiên cứu cũng đề xuất rằng quá trình điều chỉnh và thích ứng có thể được giải thích bằng môi trường xã hội của cặp vợ chồng. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu hôn nhân và các mối quan hệ hôn nhân phản ánh một nhận thức ngày càng được công nhận rộng rãi là tính bền vững và biến đổi của các mối quan hệ gia đình có thể bị ảnh hưởng bởi cả môi trường gia đình (cha mẹ và họ hàng) và môi trường xung quanh (nền kinh tế, văn hoá, v.v.) mà cặp vợ chồng đang sống trong đó. Hơn nữa, chính các cặp vợ chồng trong mối quan hệ với nhau cũng tác động trở lại bối cảnh kinh tế xã hội. Các tác giả cũng đưa ra các kết luận cho thấy mối quan hệ qua lại lẫn nhau được thể hiện ở nhiều khía cạnh, ví dụ như mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu làm giảm chất lượng hôn nhân dần theo thời gian nhưng chất lượng hôn nhân tốt hơn sẽ làm giảm nguy cơ xung đột trong tương lai.
Cũng xuất phát từ quan điểm về tính ổn định và biến đổi của các mối quan hệ hôn nhân, các bài viết trong phần này tìm hiểu các quá trình thích ứng trong các gia đình cụ thể, những ảnh hưởng của bối cảnh đối với cặp vợ chồng và cá nhân, và các phương pháp nhằm phát hiện ra các chiều cạnh của sự biến đổi và liên tục. Theo các nhà nghiên cứu về hôn nhân, mục đích của các nghiên cứu là nhằm tăng cường sự hiểu biết về những biến đổi và tiếp nối trong mối quan hệ vợ chồng đồng thời đưa ra những gợi ý thực tiễn cho việc thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ này. Với mục tiêu thứ nhất, có rất nhiều phương pháp nghiên cứu có thể sử dụng như phương pháp quan sát, nghiên cứu lát cắt ngang hoặc nghiên cứu lịch đại. Đối với mục tiêu thứ hai, phương pháp nghiên cứu có thể áp dụng là nghiên cứu can thiệp. Như vậy để đạt được hai mục tiêu, một mô hình phương pháp nghiên cứu được đưa ra. Theo đó, nhà nghiên cứu bắt đầu bằng một lý thuyết và những giả thuyết được xây dựng trên lý thuyết đó. Những giả thuyết này phải có khả năng kiểm định. Sau khi đo lường các biến liên quan và đánh giá các mối liên hệ giữa các biến này, nhà nghiên cứu rút ra kết luận từ quá trình nghiên cứu tương quan. Các kết quả rút ra lại giúp phát triển các chương can thiệp nhằm tác động đến sự thay đổi hành vi của cặp vợ chồng. Kết quả từ nghiên cứu tương quan và can thiệp ứng dụng cuối cùng sẽ kiểm định và xác định lại lý thuyết ban đầu. Nếu kết quả ủng hộ lý thuyết thì cơ sở thực nghiệm cho khung lý luận càng chặt chẽ và đáng tin cậy.
2. Sự biến đổi các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Phần 3 tập trung vào sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, đặc biệt là sự phát triển của đứa trẻ trong giai đoạn trước khi đi học và giai đoạn bắt đầu tuổi vị thành niên.
Phần này hướng người đọc đến mối quan hệ giữa người mẹ, cha, con trai và con gái và sự phát triển cũng như biến đổi các mối quan hệ này theo thời gian. Các nội dung chính trong phần này là sự mở rộng các kiến thức và kết quả nghiên cứu của giai đoạn trước. Các nghiên cứu truyền thống về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thường chỉ tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của các hành vi từ người chăm sóc đến sự phát triển tâm lý, xã hội và thể chất của con cái từ khi chúng còn nhỏ đến khi vị thành niên và trưởng thành. Dần dần, mối quan tâm của các nhà nghiên cứu trở nên đa chiều hơn. Họ xem xét cả tác động từ các hành vi của con cái đến cha mẹ. Các nghiên cứu cả hai chiều và tìm hiểu sự phát triển và biến đổi mối quan hệ cha mẹ-con cái có ý nghĩa rất lớn trong việc hiểu thế nào về sự phát triển của cả hai bên cũng như chất lượng mối quan hệ giữa hai bên.
Mối quan tâm đến sự biến đổi mối quan hệ cha mẹ - con cái xuất hiện cùng lúc với mối quan tâm của các nhà nghiên cứu đến sự biến đổi các mối quan hệ vợ chồng. Mặc dù các nghiên cứu đều chỉ ra rằng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau thì các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về tác động này lại phát triển chậm hơn. Để đáp ứng nhu cầu phát triển lý thuyết trong lĩnh vực này, một nhóm tác giả (Patterson, Reid, và Dishion) đã đưa ra khung lý thuyết về tác động của cha mẹ và con cái theo thời gian trong mối liên hệ đến nguy cơ phạm tội của trẻ em. Lý thuyết phát triển của họ gắn liền với quá trình phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái từ khi thời thơ ấu, trước khi đi học đến giai đoạn sau khi đứa trẻ đã trở nên độc lập hơn trong cuộc sống. Trong khung lý thuyết này, Patterson và các đồng nghiệp mô tả một quá trình thích ứng giữa cha mẹ và con cái cũng giống như mô hình thích ứng và điều chỉnh trong mối quan hệ giữa vợ và chồng. Các tác giả ban đầu chỉ ra rằng môi trường sống xung quanh của gia đình (mức độ căng thẳng, stress và các mối quan hệ láng giềng, v.v.) sẽ ảnh hưởng đến tình cảm và hành vi của cha mẹ theo cách sẽ gây tác động đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Ví dụ, cha mẹ sống trong hoàn cảnh thường xuyên bị stress sẽ dễ nổi nóng và không có thái độ lắng nghe đối với con cái. Những đứa trẻ khó tính mà có cha mẹ có kỹ năng làm cha mẹ kém và tính tình khó gần sẽ dễ dẫn đến những nguy cơ gặp các rắc rối trong hành xử. Cũng như mô hình về mối quan hệ vợ chồng, khung lý thuyết này bắt đầu bằng các đặc trưng các nhân điển hình của mỗi bên (cha mẹ và con cái). Theo khung lý thuyết này, nếu cha mẹ và con cái đều có kỹ năng xã hội kém thì xu hướng là họ dễ trở nên khó tính, thù nghịch, dễ nổi nóng và hai bên đều cố gắng chế ngự, kiểm soát bên kia bằng các hành vi bạo lực, ép buộc.
Ý nghĩa của mô hình này là theo thời gian, nó có thể dự đoán rằng cha mẹ sẽ từ bỏ con cái và mối liên hệ ràng buộc giữa hai bên trở nên bất ổn, không còn tình yêu thương và sẽ không phát triển tốt đẹp được. Trong trường hợp cả cha mẹ và đứa trẻ đều có kỹ năng giao tiếp xã hội kém, mô hình này cho rằng đứa trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao là có các hành vi tiêu cực gắn với gia đình. Một đứa trẻ sống trong môi trường như vậy sẽ phát triển từ giai đoạn trước khi đi học đến khi đi học với rất ít kỹ năng sống và học tập. Khi đi học, với những đặc tính trên, đứa trẻ dễ bị bạn bè xa lánh và kết quả học tập cũng không cao, đặc biệt là do cha mẹ lúc đó cũng ít muốn quan tâm đến đứa con có nhiều vấn đề hơn. Cuối cùng, ở giai đoạn vị thành niên, chúng sẽ gặp phải nhiều vấn đề vì chúng có xu hướng sẽ gặp và kết bạn với những đứa trẻ có cùng đặc trưng tính cách với chúng. Theo mô hình này, các bậc cha mẹ cảm thấy họ có vẻ như ít có giá trị đối với con cái. Vì thế, khuynh hướng cá nhân của cha mẹ và của con cái sẽ dẫn đến sự biến đổi trong chất lượng mối quan hệ giữa họ và đặc điểm của mối quan hệ này sẽ tác động đến tình cảm và hành vi của cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, mô hình của Patterson cũng có những mặt tích cực. Mô hình này có thể hoạt động theo hướng ngược lại và áp dụng cho sự phát triển các mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái. Những cha mẹ và con cái có tính cách tốt tác động và tương tác với nhau sẽ giúp cho mối quan hệ tốt đẹp phát triển. Hơn nữa, những cha mẹ và con cái có xu hướng kém về giao tiếp và kỹ năng xã hội có thể học hỏi để nhận ra tác động từ hành vi của mình và thay đổi.
Để nhấn mạnh những tiến bộ về lý thuyết và để đánh giá độ tin cậy của các lý thuyết, các nghiên cứu tương lai về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái phải được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu lịch đại. Đặc biệt, trong chương 8 của phần này, Cox và các đồng nghiệp của ông đã áp dụng mô hình tuyến tính (hierarchical linear) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong quá trình chuyển đổi sang làm cha mẹ. Khi phân tích mối tương tác qua lại về ảnh hưởng tiêu cực giữa cha mẹ và con cái trong những năm vị thành niên, Scaramella và Conger sử dụng đường cong Laten Growth giống như nghiên cứu của Lorenz và Hraba (chương 4) trong phần 1 khi nghiên cứu về mối quan hệ vợ chồng.
3. Mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình
Mối quan hệ giữa các anh chị em trong gia đình vốn là mối quan hệ ít được các nghiên cứu tìm hiểu cho đến nay và đây là nội dung chính của phần 4. So với các nghiên cứu về hôn nhân hay các quan hệ giữa cha mẹ và con cái, mối quan hệ xã hội giữa anh chị em trong gia đình thường vắng bóng trong các nghiên cứu về gia đình. Các nghiên cứu về chủ đề này đã được thực hiện đều cho thấy anh chị em đóng vai trò rất có ý nghĩa trong cuộc sống của mỗi người kể cả việc giúp cho họ tốt hơn hoặc ảnh hưởng không tốt của người này đến người kia. Các kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng mối quan hệ và quá trình xây dựng mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình phản ánh các hình thức và sự ảnh hưởng tương tự như các mối quan hệ đã phân tích ở các chương trước. Điều đó có nghĩa là, trong quá trình phát triển, theo thời gian, các đặc trưng cá nhân của từng người có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi chất lượng các mối quan hệ của họ với nhau. Hơn nữa, quá trình tác động qua lại lẫn nhau bị ảnh hưởng bởi cả những đặc điểm của gia đình và môi trường xã hội mà gia đình chịu tác động. Cùng với sự thiếu vắng nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình, các lý thuyết về loại hình nghiên cứu này cũng không phát triển. Những nỗ lực gần đây nhằm phát triển các mô hình lý thuyết và các khung khái niệm nghiên cứu mối quan hệ giữa các anh chị em chỉ ra rằng các các nghiên cứu lý thuyết trong lĩnh vực này cũng hầu như vẫn theo các mô hình truyền thống như đối với các mối quan hệ đã nêu trên. Brody đã đưa ra một mô hình gọi là mô hình nghiên cứu khám phá về chất lượng mối quan hệ giữa các anh chị em trong gia đình. Mô hình này giả định rằng tình cảm, hành vi, thái độ hay niềm tin của mỗi người bị ảnh hưởng bởi chất lượng mối quan hệ với các anh chị em của họ. Ngược lại, chất lượng mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình sẽ tác động đến những biến đổi về tính cách của mỗi cá nhân. Theo mô hình này, những cá nhân có tính cách nóng nảy và kỹ năng giao tiếp xã hội kém sẽ phát triển các mối quan hệ có xu hướng không tốt. Những mối quan hệ thiếu tình yêu thương và dễ tổn thương này sẽ lại dẫn đến những hành vi tiêu cực. Ngược lại, những người có kỹ năng giao tiếp tốt thể hiện trong hành vi và thái độ sẽ xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với các anh chị em để củng cố thêm các tính cách tốt của họ.
Trong chương 12, Conger và Bryant đưa ra công trình nghiên cứu về lý thuyết tương tự qua việc phát triển và đánh giá mô hình chất lượng mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình. Mô hình này dự báo về mức ảnh hưởng qua lại giữa các hành vi của những anh chị em trong gia đình với tình cảm của họ về mối quan hệ với các anh chị em theo thời gian. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho kết quả rằng mối quan hệ giữa các anh chị em trong gia đình có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và mối quan hệ này phát triển từ thời thơ ấu cho đến thời gian ở tuổi vị thành niên. Các kết quả này được rút ra từ các nghiên cứu sử dụng phương pháp auto-regressive model trong phân tích các quá trình biến đổi gia đình như đã phân tích rất kỹ ở phần 1.
4. Kết luận
Các tác giả cho rằng, giống như những dòng sông, các mối quan hệ gia đình là phức tạp, biến đổi liên tục và chịu tác động qua lại lẫn nhau với môi trường sống và môi trường xã hội. Có 3 mối quan hệ được phân tích trong cuốn sách này là quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ và con cái, và quan hệ giữa anh chị em trong gia đình. Với mỗi loại quan hệ, các tác giả đã xác định mối quan tâm tập trung vào việc nghiên cứu tính liên tục và biến đổi về lý thuyết phát triển và gia đình. Với mỗi trục quan hệ, các khung lý thuyết mới đã cho thấy sự tác động tương hỗ qua lại giữa yếu tố tính cách, niềm tin, và hành vi của mỗi cá nhân thành viên gia đình và xu hướng mối quan hệ của họ xét về khái niệm và các đặc điểm tương quan. Các thuộc tính quan hệ và đơn lẻ của các mối ràng buộc trong gia đình giống như những cơn nước xoáy giữa dòng sông không ngừng hoạt động. Các lý thuyết đều khẳng định ý nghĩa quan trọng của bối cảnh kinh tế-xã hội và môi trường gây tác động tới và bị tác động bởi những biến đổi của gia đình và các thành viên gia đình.
Cuốn sách thực sự là một tài liệu hữu ích cho những nhà nghiên cứu về gia đình và sự biến đổi xã hội tác động đến những biến đổi trong gia đình. Trong bối cảnh, thiết chế gia đình đang không ngừng biến đổi, việc cung cấp những kiến thức cần thiết về lý thuyết, phương pháp và kết quả nghiên cứu gia đình trong sự biến đổi và tiếp nối các mối quan hệ gia đình sẽ là nguồn tham khảo giá trị.
Các tin cũ hơn.................................................
- Hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ đóng góp cho Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 (09/07/2015)
- Hội thảo “Chia sẻ kết quả nghiên cứu về bình đẳng giới trong pháp luật về lao động” (09/07/2015)
- Toạ đàm công bố kết quả nghiên cứu: “Di cư, sức khoẻ sinh sản và cuộc sống: Tìm hiểu những chiến lược của người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị ở Việt Nam” (09/07/2015)
- Tại sao hoạt động chăm sóc có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển xã hội (Why Care Matters for Social Develpment) (13/08/2015)
- Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế - xã hội của di dân (22/07/2015)
- Hội thảo khoa học “Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (09/07/2015)
- Tìm hiểu thực trạng và xây dựng quy trình phối hợp liên ngành về ngăn ngừa, phát hiện, xử lý và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục (22/07/2015)