- Hội thảo “Thực trạng người Việt Nam hồi hương từ Vương quốc Anh giai đoạn 2014 - 2023”
- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
8
2938885
Diễn đàn Đối thoại chính sách về bình đẳng giới 2011
09/07/2015Ngày 9 tháng 3 năm 2011, nhân dịp kỉ niệm 101 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910-2011), Cơ quan đại diện Liên hiệp quốc (LHQ) tại Việt Nam phối hợp cùng Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội long trọng tổ chức Diễn đàn "Đối thoại chính sách về bình đẳng giới" tại Hà Nội. "Đảm bảo phụ nữ tiếp cận bình đẳng trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, trong đó bao hàm quyền được tiếp cận việc làm bền vững, nhân văn" là tiêu điểm chính mà tổ chức LHQ đề xuất năm nay để kỉ niệm Ngày lễ Phụ nữ 8/3 trên toàn cầu. |
Tham dự Hội nghị có bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; ông John Hendra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam; bà Suzette Mitchell, Trưởng đại diện Cơ quan Phụ nữ của LHQ (UNWomen), đồng chủ trì nhóm Điều phối Chương trình giới tại Việt Nam; các vị đại sứ; các vị đại diện các tổ chức tài trợ quốc tế; và đông đảo đại biểu, đại diện các cơ quan chính phủ, bộ/ban/ngành, viện nghiên cứu, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí, tổ chức phi chính phủ của Việt Nam...
Các vị đại biểu, đại diện các tổ chức quốc tế và Chính phủ Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng toàn thể phụ nữ Việt Nam nhân dịp ngày lễ trọng đại, đồng thời bày tỏ niềm tin tưởng vào sự nghiệp đấu tranh kiên trì và bền bỉ nhằm đạt được những tiến bộ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ ở Việt Nam và các quốc gia trên toàn thế giới.
Thay mặt cho phụ nữ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa đã có bài phát biểu điểm lại lịch sử 80 năm thành lập và phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, những thuận lợi và thách thức, cũng như những trọng tâm chính trong mục tiêu của Hội nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới, góp phần đạt được mục tiêu chung: Đến năm 2020, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất trong khu vực châu á và Thái Bình Dương.
Thay mặt cho tổ chức LHQ tại Việt Nam, ông John Hendra đã nồng nhiệt chúc mừng phụ nữ Việt Nam nhân ngày lễ. Trong đó, ông dẫn lời của Tổng thư kí LHQ Ban Ki-moon: "Việc LHQ đầu tư vào phụ nữ không chỉ là vấn đề đúng đắn cần phải làm mà là vấn đề sáng suốt cần phải làm". Ông chuyển tới Hội nghị thông điệp quan trọng từ bà Michell Bachelett (nguyên là Tổng thống nước Cộng hòa Chilê), Giám đốc Điều hành Cơ quan Phụ nữ của LHQ, trong đó nhấn mạnh "Mặc dù những tiến bộ trong suốt thế kỉ vừa qua, những hi vọng về bình đẳng đã thể hiện trong ngày quốc tế phụ nữ đầu tiên, cách đây 101 năm, vẫn cần một chặng đường dài để trở thành hiện thực... Không chỉ phụ nữ phải chịu thiệt thòi cho sự phân biệt đối xử này. Tất cả chúng ta phải trả giá vì đã thất bại trong việc phát huy hầu hết một nửa thế giới tài năng và đầy hứa hẹn. Chúng ta đang làm suy yếu chất lượng của nền dân chủ, sức mạnh của nền kinh tế, sự thịnh vượng của xã hội và sự bền vững của nền hòa bình. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2011: Thời điểm để đưa những lời hứa về bình đẳng trở thành hiện thực".
Ông Jonh Hendra khẳng định bình đẳng giới là một vấn đề xuyên suốt trong phát triển và tổ chức LHQ sẽ hỗ trợ cho các mục tiêu về bình đẳng giới của Chính phủ Việt Nam giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Các tổ chức chính phủ, Đảng, tổ chức xã hội và mỗi một người dân nam - nữ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy bình đẳng giới. Ông nhấn mạnh "vai trò của nam giới là rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Chỉ phụ nữ không thôi thì sẽ chẳng tạo ra nhiều thay đổi. Bình đẳng giới là quan hệ đối tác đòi hỏi mọi nỗ lực của chúng ta".
Trong buổi Đối thoại, các đại biểu tham dự đã được nghe các diễn giả, đại diện các tổ chức, cơ quan chính phủ, Quốc hội Việt Nam, Liên hiệp quốc, viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ trình bày một số báo cáo kết quả nghiên cứu và khuyến nghị chính sách liên quan. Hội nghị cũng được nghe ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, báo cáo về Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia Bình đẳng giới 2011-2020, được Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt ngày 24 tháng 12 năm 2010. Ông Phạm Ngọc Tiến đề cập khái quát một số quan điểm, các mục tiêu, chỉ tiêu và các nhóm giải pháp thực hiện, trong đó nhấn mạnh một số trọng tâm cho giai đoạn 2011-2015, 2016-2020, đặc biệt là vấn đề nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về bình đẳng giới, giáo dục nâng cao nhận thức giới, đẩy mạnh các hoạt động lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, dự án của các bộ/ngành, hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới ở một số lĩnh vực, vùng có khoảng cách chênh lệch giới lớn, xây dựng mô hình điểm, theo dõi và đánh giá thực hiện Luật Bình đẳng giới...
Bà Suzette Mitchell, Trưởng đại diện Cơ quan Phụ nữ LHQ, Đồng chủ trì Nhóm điều phối Chương trình giới, trình bày tóm tắt một số kết quả nghiên cứu giới và đề xuất chính sách liên quan của các tổ chức LHQ tại Việt Nam như Báo cáo về xu hướng việc làm Việt Nam 2010 của Tổ chức ILO, trong đó nêu rõ một số quan ngại về tình trạng bất cân bằng ngày càng gia tăng trong việc tiếp cận của phụ nữ với thị trường lao động, bất bình đẳng giới cao ở trong nhóm việc làm bấp bênh, xu hướng phụ nữ tham gia ngày càng tăng vào nhóm việc làm phi chính thức, thiếu bền vững và các khuyến nghị cải thiện tình hình; Sơ lược các chỉ số phân tích giới trong tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 của UNFPA, trong đó đề cập đến những thay đổi cơ cấu dân số, các khác biệt giới theo vùng hoặc trong một số vùng địa lí, theo nhóm tuổi, trình độ giáo dục, dân tộc hoặc dân số khuyết tật, di cư,... đặc biệt là báo động về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang gia tăng ở Việt Nam. Báo cáo của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đề cập đến Vấn đề giới trong di cư và khác biệt về khoản tiền gửi về nhà của người di cư nam, nữ cũng như những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tiền gửi, tăng cường thông tin về quản lí tài chính cũng như cải thiện các dịch vụ chuyển tiền hiệu quả hơn đối với người di cư, tăng khả năng tiếp cận tài chính cho lao động nông thôn, đặc biệt là phụ nữ. Nghiên cứu của UNESCO về Du lịch, giới và dân tộc thiểu số: những cơ hội và thách thức đặt ra cho sự phát triển bền vững ở các vùng cao đa sắc tộc của Việt Nam nhấn mạnh về sự cần thiết phải công nhận đầy đủ về những khác biệt và khoảng cách kinh tế - xã hội đang gia tăng giữa các nhóm dân tộc thiểu số, từ đó nêu lên nhu cầu cần có những chính sách phù hợp cho từng dân tộc cụ thế, tăng cường tính nhạy cảm văn hóa và nhận thức của các nhà hoạch định và thực thi chính sách các cấp, tăng cường năng lực, tiếng nói và sự đại diện của cộng đồng, đặc biệt là của phụ nữ cấp cơ sở.
Hội nghị cũng được nghe đại biểu quốc hội Trần Thị Quốc Khánh giới thiệu cuốn sách "Vấn đề giới và biến đổi khí hậu trong hoạt động của đại biểu quốc hội Việt Nam". Đây là chủ đề được Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Đại biểu Quốc hội cũng đề xuất với Cơ quan Phụ nữ LHQ tại Việt Nam hỗ trợ tái bản sách để phục vụ đại biểu quốc hội khóa tới và tiếp tục phổ biến rộng rãi tới độc giả trong nước và quốc tế.
Báo cáo của tổ chức phi chính phủ Việt Nam DEPOCEN trình bày kết quả nghiên cứu về "Vấn đề hiệu quả của viện trợ từ góc độ giới", trong đó nêu lên một số cơ hội, thách thức và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức cộng đồng... nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong khuôn khổ hiệu quả viện trợ và phương thức viện trợ mới. Các đại biểu tham dự đã nêu nhiều ý kiến và trao đổi sôi nổi. Buổi Đối thoại đã diễn ra trong không khí hợp tác, hữu nghị và đã thành công tốt đẹp.n
T.D.
Các tin cũ hơn.................................................
- Chương trình nghiên cứu khoa học: “Một số vấn đề cơ bản về gia đình và giới ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020” (09/07/2015)
- Tận dụng cơ hội dân số vàng ở Việt Nam: cơ hội, thách thức và các gợi ý chính sách (10/06/2015)
- Hội nghị Cấp cao về các giải pháp thúc đẩy thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 (09/07/2015)
- Kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam (10/06/2015)
- Hội thảo “Chia sẻ tầm nhìn giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam” (09/07/2015)
- Một thế giới đang già hóa: Báo cáo dân số toàn cầu năm 2008 (An aging world 2008 – International Population Reports) (09/07/2015)
- Hội nghị: Công bố kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 và tổng kết công tác điều tra (09/07/2015)
- Hội nghị: Công bố kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 và tổng kết công tác điều tra (09/07/2015)
- Hội thảo: Báo cáo kết quả Chương trình nghiên cứu khoa học năm 2009-2010 của Viện Gia đình và Giới (09/07/2015)
- Sách "Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân, gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay". Tác giả: GS. Lê Thi. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2009 (09/07/2015)