- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
28
2860848
Hội thảo khoa học “Tiếp cận lý thuyết và thang đo trong nghiên cứu giá trị gia đình”
11/05/2017Trong khuôn khổ Chương trình cấp Bộ “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quản lý, ngày 10 tháng 11 năm 2016 tại Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Ban chủ nhiệm Đề tài “Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay” mã số KHXH-GĐ/16-19/10 do TS. Trần Thị Minh Thi làm Chủ nhiệm, tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tiếp cận lý thuyết và thang đo trong nghiên cứu giá trị gia đình”. |
Đến dự Hội thảo cóBan chỉ đạo và Ban Chủ nhiệm Chương trình; các Chủ nhiệm của đề tài thuộc Chương trình, đại diện nhiều cơ quan quản lý và nhiều nhà khoa học ở các cơ quan nghiên cứu khoa học, trường đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Phó chủ nhiệm Chương trình, đại diện cơ quan chủ trì đề tài, cho biết: Đây là một trong 13 đề tài thuộc Chương trình cấp Bộ “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”. Trong thời gian vừa qua, với những đổi thay rất lớn lao về mặt kinh tế - xã hội, giá trị Việt Nam nói chung và giá trị gia đình nói riêng đang có những biển chuyển cơ bản liên quan đến hôn nhân, ly hôn, các khía cạnh tâm lý tình cảm của gia đình, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ vợ chồng, vv. Tuy nhiên các nghiên cứu về giá trị gia đình Việt Nam hiện nay mới chủ yếu dừng ở các nghiên cứu lẻ tẻ, chưa có hệ thống, quy mô nhỏ, cũng như còn hạn chế trong vận dụng một cách thích hợp các lý thuyết, các phương pháp khác nhau trong nghiên cứu… Ban Chủ nhiệm Chương trình hy vọng, thông qua đề tài này có được câu trả lời về giá trị cơ bản của gia đình Việt Namhiện nay trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, TS. Trần Thị Minh Thi,Chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh: Đề tài góp phần làm rõ những giá trị cơ bản của gia đình và yếu tố ảnh hưởng, từ đó góp phần chỉ ra một số xu hướng biến đổi giá trị cơ bản của gia đình trong thời gian tới. Một mặt đề tài tập trung làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của giá trị cơ bản của gia đình; mặt khác phân tích một số khía cạnh cơ bản của giá trị của gia đình như ý nghĩa của hôn nhân và gia đình, quan niệm, thái độ của cá nhân về các khía cạnh kinh tế, tâm lý, tình cảm, con cái, các mối quan hê trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng từ chiều cạnh truyền thống và hiện đại của giá trị gia đình Việt Nam hiện nay, qua đó dự báo một số khuôn mẫu giá trị gia đình trong thời gian tới; và nêu lên một số khuyến nghị chính sách nhằm phát huy giá trị cơ bản của gia đinh Việt Nam.
Hội thảo cũng được nghe các các báo cáo tham luận:“Giá trị mối quan hệ vợ-chồng, cha mẹ-con cái, gia đình-dòng họ, gia đình-cộng đồng hiện nay - một số nhận thức bước đầu về lý thuyết và thang đo”- PGS.TS. Trần Thị An; “Giá trị gia đình ở Việt Nam nhìn từ khía cạnh lý luận và phương pháp luận” - PGS.TSKH. Lương Đình Hải; “Giá trị kinh tế của gia đình hiện nay: khái niệm, lý thuyết, và các chỉ báo đo lường” - GS.TS. Lê Ngọc Hùng; “Một số chiều cạnh phương pháp luận trong nghiên cứu giá trị gia đình” - GS.TS. Trịnh Duy Luân; “Lý thuyết và thang đo ý nghĩa hôn nhân và gia đình” - Th.S. Trần Quý Long.
Các tham luận đã gợi mở cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về giá trị gia đình, giới thiệu các loại thang đo về giá trị trong gia đình đã được thực hiện trên thế giới từ đó gợi ý những hướng nghiên cứu của Đề tài, giúp cho Đề tài có những bước đi chính xác để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới./.
Các tin cũ hơn.................................................
- Hội thảo: Tăng cường lăng kính giới trong nghiên cứu sản xuất và chuỗi giá trị nông nghiệp ở Việt Nam (15/11/2016)
- Hội thảo giữa kỳ đề tài khoa học cấp Bộ và cấp Cơ sở năm 2016 (15/11/2016)
- Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước “Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” (Mã số KX02.21/11-15) (19/05/2016)
- Lễ Kỷ niệm 25 năm thành lập Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (1990-2015) và Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí (09/05/2017)
- Tập huấn: Phân tích nhân tố (13/04/2016)
- Tập huấn kỹ thuật Epi data (13/04/2016)
- Tọa đàm Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu gia đình và giới ở Ba Lan và Việt Nam (13/04/2016)
- Hội thảo ban hành Bộ chỉ số về giới trong truyền thông (03/09/2015)
- Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học năm 2013 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (02/02/2016)
- Hội thảo quốc tế “Nhà ở khu dân cư nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh và những giải pháp hướng đến môi trường sống bền vững” (03/09/2015)