Liên kết web
Số lượt truy cập

101

1932931

Chi tiết tạp chíSố 6 - 2010

Một số khía cạnh giới cần quan tâm trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 -2015

Tác giả: Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh, Phạm Thu Hiền

Trang: 3-16

File toàn văn đính kèm: Tải về

Bài viết là tóm tắt kết quả phân tích khía cạnh giới đối với bản dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 (bản 2, tháng 5 năm 2010, trong bài viết sẽ dùng là Kế hoạch 2011-2015). Việc phân tích này dựa trên những nội dung trình bày trong dự thảo Kế hoạch 2011-2015 và các tài liệu có liên quan (đặc biệt là Dự thảo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chuẩn bị, bản thảo ngày 29 tháng 8 năm 2010) cũng như các ý kiến đóng góp của Nhóm Điều phối chương trình giới của Liên hiệp quốc gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 6 năm 2010.

Kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới ở khu vực châu Âu

Tác giả: Ngô Thị Tuấn Dung

Trang: 17-29

File toàn văn đính kèm: Tải về

Đối với Hội đồng châu Âu, Tổ chức liên chính phủ thành lập năm 1949, bên cạnh vai trò trọng tâm là hỗ trợ thực hiện các cải cách chính trị, pháp lí, bảo vệ quyền con người, xây dựng các định hướng chiến lược nhằm đáp ứng cơ hội và thách thức nảy sinh về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và pháp lí ở các quốc gia thành viên thì bình đẳng giới cũng được xem là vấn đề ưu tiên và có tầm quan trọng chính trị đặc biệt trong hoạt động của mình. Bài viết sau đây tập trung khái quát một số các hoạt động, các định hướng thúc đẩy mục tiêu bình đẳng giới, cũng như kinh nghiệm, bài học và thách thức trong giải quyết vấn đề bình đẳng giới của Hội đồng châu Âu ở các quốc gia thành viên khu vực châu Âu từ khi thành lập cho đến nay.

Người di cư tự do từ nông thôn ra Hà Nội: Chiến lược giới và quá trình chuẩn bị vượt qua các rào cản trước khi di cư

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm

Trang: 30-43

File toàn văn đính kèm: Tải về

Trong nhiều năm qua, di cư tự do từ nông thôn ra đô thị đã trở thành một hiện tượng xã hội ngày càng phổ biến, đặc biệt là những đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên kết quả khảo sát của đề tài “Sự thích ứng của người di cư từ nông thôn ra đô thị và các vùng phụ cận - nghiên cứu trường hợp Hà Nội” do Viện Gia đình và Giới tiến hành năm 2008-2009, bài viết tập trung phân tích về chiến lược giới và quá trình chuẩn bị để vượt qua các rào cản trước khi di cư. Kết quả cho thấy vai trò giới có mối liên quan chặt chẽ tới động lực di cư, quyết định di cư và tác động tới con đường di cư của phụ nữ và nam giới. Quyền quyết định di cư bị ảnh hưởng bởi chiến lược lựa chọn tối ưu của các gia đình, theo đó, người có nhiều cơ hội việc làm hơn và/hoặc có thể tích lũy nhiều tiền cho gia đình hơn sẽ là người di cư. Hạnh phúc gia đình và khoảng cách địa lý giữa nơi đi và nơi đến cũng là các yếu tố được các gia đình cân nhắc khi quyết định di cư.

Khía cạnh giới trong thị trường lao động đô thị của người nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh

Tác giả: Nguyễn Đặng Minh Thảo

Trang: 44-54

File toàn văn đính kèm: Tải về

Dựa vào nguồn số liệu của đề tài “Tác động của chính sách đăng ký cư trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị 2005”, bài viết phân tích một số khía cạnh giới trong quá trình hội nhập vào thị trường lao động đô thị của người nhập cư như quá trình tìm kiếm việc làm khi di cư đến đô thị, sự phân bố việc làm trong các khu vực, mức độ ổn định của công việc cũng như các yếu tố tác động đến khả năng hội nhập việc làm của người nhập cư đô thị. Kết quả phân tích cho thấy phần nào sự khác biệt giới trong quá trình hội nhập vào thị trường lao động đô thị.

Thực trạng hoạt động hỗ trợ pháp lý và thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình

Tác giả: Dương Kiều Hương

Trang: 55-64

File toàn văn đính kèm: Tải về

Bài viết sử dụng số liệu từ các báo cáo thống kê của Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp và Tòa án Nhân dân Tối cao để làm rõ hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ở nước ta trong thời gian qua, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Số liệu thống kê đã cho thấy tình hình vi phạm luật hôn nhân và gia đình với hình thức ngoại tình gia tăng nhanh trong các vụ án xét xử về hôn nhân và gia đình, là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình và ly hôn ngày càng tăng cao. Trong tất cả các loại hình trợ giúp pháp lý thì tư vấn pháp luật chiếm ưu thế nhất (trên 90%), trong đó hoạt động trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình được người dân quan tâm và ngày càng chiếm tỷ lệ cao từ 1,9% năm 1997 lên 22% năm 2008 trong số các vụ việc trợ giúp trên toàn quốc.

Nhận thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ y tế trong điều trị,hỗ trợ các nạn nhân bạo lực gia đình: thực tế và vấn đề đặt ra

Tác giả: Lê Ngọc Lân

Trang: 65-78

File toàn văn đính kèm: Tải về

Dựa trên kết quả nghiên cứu của Dự án “Nâng cao chất lượng chăm sóc y tế đối với nạn nhân của bạo lực giới tại các cơ sở y tế của Việt Nam“ được thực hiện năm 2009 tại 4 bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng(1), bài viết phân tích nhận thức về bạo hành, kinh nghiệm hỗ trợ và điều trị bệnh nhân là nạn nhân bạo hành của các cán bộ y tế. Nghiên cứu chỉ ra rằng các cán bộ y tế ở các bệnh viện đã có những nhận thức khá toàn diện về các dạng bạo lực và có những cách khác nhau trong tiếp cận, sàng lọc bệnh nhân trong điều trị và hỗ trợ. Bên cạnh việc chăm sóc chữa trị về y tế cho nhóm bệnh nhân là nạn nhân bạo hành, đã có một tỷ lệ nhất định cán bộ y tế có những hỗ trợ về tinh thần hoặc những giúp đỡ khác. Từ thực tế đó, cán bộ y tế ở các bệnh viện cũng đã có những yêu cầu, khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực, điều kiện công tác và các giải pháp hỗ trợ khác để chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt cho các bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực giới, ngày càng được đảm bảo hơn.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quan hệ vợ chồng trong gia đình

Tác giả: Trần Thị Cẩm Nhung

Trang: 79-88

File toàn văn đính kèm: Tải về

Dựa vào các nghiên cứu đã được công bố ở các nước, bài viết này xem xét một số các yếu tố tác động đến việc nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình. Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng quan hệ vợ chồng như vai trò giới, yếu tố kinh tế, học vấn, việc làm của người vợ,.... Và nhấn mạnh đến mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố này đến chất lượng quan hệ vợ chồng ở những nền văn hoá khác nhau. Trong đó sự tham gia của người phụ nữ vào thị trường lao động, sự độc lập kinh tế của họ, các khuôn mẫu về vai trò giới truyền thống, và nhận thức của người vợ và người chồng được xem là những yếu tố quan trọng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm việc duy trì chất lượng quan hệ giữa vợ và chồng. Sự chia sẻ và sự hiểu biết lẫn nhau cũng là những yếu tố cần thiết để xây dựng những mối quan hệ này tốt đẹp hơn.

Một thế giới đang già hoá (Báo cáo dân số toàn cầu năm 2008)

Tác giả: Phùng Thị Kim Anh

Trang: 89-94

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới - Số 6/2010

Tác giả:

Trang: 1-96

Mục lục số 6 năm 2010 TÁC GIẢ TÊN BÀI TRANG Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh, Phạm Thu Hiền Một số khía cạnh giới cần quan tâm trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 -2015 3 Ngô Thị Tuấn Dung Kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới ở khu vực châu Âu 17 Nguyễn Thị Thanh Tâm Người di cư tự do từ nông thôn ra Hà Nội: Chiến lược giới và quá trình chuẩn bị vượt qua các rào cản trước khi di cư 30 Nguyễn Đặng Minh Thảo Khía cạnh giới trong thị trường lao động đô thị của người nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh 44 Dương Kiều Hương Thực trạng hoạt động hỗ trợ pháp lý và thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình 55 Lê Ngọc Lân Nhận thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ y tế trong điều trị,hỗ trợ các nạn nhân bạo lực gia đình: thực tế và vấn đề đặt ra 65 Trần Thị Cẩm Nhung Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quan hệ vợ chồng trong gia đình 79 Phùng Thị Kim Anh Một thế giới đang già hoá (Báo cáo dân số toàn cầu năm 2008) 89 P.T.H. Hội thảo "Chia sẻ tầm nhìn giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam" 95 PV Thông báo về việc bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập, Quyền Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, nhiệm kỳ 2010-2015 96