Liên kết web
Số lượt truy cập

22

1932614

Chi tiết tạp chíSố 1 - 2017

Thách thức trong công tác phòng chống ma túy của Việt Nam

Tác giả: Trần Thị Việt Hoài

Trang: 90-93

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tóm tắt: Giảm cung là một trong ba yếu tố quan trọng, cùng với giảm cầu và giảm thiệt hại, gắn bó chặt chẽ và có liên hệ mật thiết giúp công tác phòng chống ma túy có hiệu quả. Theo quan niệm của Liên hiệp quốc, giảm cung là giảm nguồn cung cấp trái phép các chất ma túy. Tại Việt Nam, nguồn cung ma túy chủ yếu đến từ ba hoạt động: một là trồng cây thuốc phiện/cây có tiền chất ma túy; hai là buôn bán các chất ma túy; và thứ ba là chiết xuất, điều chế các chất ma túy.

Một số vấn đề về chăm sóc con cái trong gia đình hiện nay

Tác giả: Lê Ngọc Lân, Trần Quý Long

Trang: 77-89

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tóm tắt: Dựa trên việc tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong những năm gần đây, bài viết phân tích một số vấn đề liên quan đến việc chăm sóc con cái trong gia đình cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Bài viết khẳng định quan điểm cho rằng gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi cá nhân và cha mẹ chính là những người có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ.

Luật chuyển đổi giới tính hay chuyển giới

Tác giả: Vũ Vân

Trang: 71-76

File toàn văn đính kèm: Tải về

Lời Tòa soạn: Quyền chuyển đổi giới tính được Quốc hội chính thức thông qua tại Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2015 (điều 37). Từ góc độ nghiên cứu và bảo vệ quyền con người, bài viết đưa ra những luận điểm cụ thể nhằm góp thêm thông tin vào quá trình xây dựng Dự thảo luật Chuyển đổi giới tính.

Các nhà tư tưởng nam giới là những người đầu tiên đặt vấn đề giải phóng phụ nữ

Tác giả: Lê Thị Quý

Trang: 63-70

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tóm tắt: Dựa trên những tìm hiểu về lịch sử phát triển của phong trào phụ nữ, bài viết đề cập vai trò nền móng của nam giới, bao gồm các nhà tư tưởng, các nhà khoa học, các nhà cách mạng và hoạt động xã hội, trong giải phóng phụ nữ. Tác giả khẳng định rằng, trong cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới, vai trò của nam giới, đặc biệt là những người tiến bộ, nhân văn, là vô cùng quan trọng. Tác giả cũng cho rằng sự ủng hộ của nam giới đối với phụ nữ sẽ dẫn đến thành công chung trong công cuộc giải phóng phụ nữ, tiến tới một xã hội bình đẳng, công bằng và văn minh.

Thử phân tích khái niệm và đề xuất bộ chỉ báo nhận diện bình đẳng giới ở Việt Nam

Tác giả: Lê Thị Vinh Thi

Trang: 57-62

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tóm tắt: Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Bản chất của bình đẳng giới là sự tôn trọng và tạo điều kiện cho cả nam và nữ cùng nhau phát triển và cống hiến cho xã hội; đồng thời nhu cầu của các cá nhân cũng được đáp ứng như nhau. Từ thực tiễn nghiên cứu về giới ở Việt Nam, bài viết phân tích về khái niệm bình đẳng giới và chỉ báo nhận diện bình đẳng giới ở Việt Nam qua đó góp phần vào việc đánh giá cụ thể về thực tiễn bình đẳng giới, cũng như giúp cho việc hình thành nhận thức xã hội về khái niệm bình đẳng giới một cách đúng đắn, vốn là một trong những vấn đề quan trọng để Luật Bình đẳng giới đi vào cuộc sống.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hôn nhân

Tác giả: Vũ Thị Thanh

Trang: 46-56

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tóm tắt: Chất lượng hôn nhân là một hướng nghiên cứu rất được quan tâm trong mảng nghiên cứu về hôn nhân gia đình, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Bằng phương pháp tổng quan tài liệu, bài viết khái quát các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng hôn nhân qua một số nghiên cứu trên thế giới. Cụ thể, có chín yếu tố tác động được xem xét trong bài viết bao gồm: sự khác biệt giới; thái độ về vai trò giới; sự lựa chọn bạn đời; độ dài của hôn nhân; ảnh hưởng của con cái; ảnh hưởng của điều kiện kinh tế; ảnh hưởng của tình dục; ảnh hưởng của phương tiện giải trí, truyền thông; ảnh hưởng của tôn giáo.

Giá trị gia đình từ tiếp cận lý thuyết và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi

Tác giả: Trần Thị Minh Thi

Trang: 33-45

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tóm tắt: Gia đình là một thiết chế xã hội quan trọng. Trong những thập niên vừa qua, ở nhiều quốc gia trên thế giới, thiết chế gia đình đã và đang có những biến đổi về cấu trúc - chức năng, trong đó cần kể đến sự thay đổi đáng kể về khía cạnh giá trị gia đình. Bài viết tập trung phân tích giá trị gia đình từ các cách tiếp cận lý thuyết, cũng như xem xét cách tiếp cận lý thuyết về giá trị gia đình ở Việt Nam trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị gia đình có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều cạnh như: truyền thống và hiện đại, tính cá nhân và tính tập thể, bình đẳng giới và chế độ gia trưởng... đặc biệt ở khía cạnh hôn nhân và mối quan hệ gia đình. Các giá trị gia đình cũng chịu tác động của nhiều nhân tố mang tính cấu trúc như các đặc điểm nhân khẩu xã hội của cá nhân và các đặc điểm cấu trúc của gia đình, đặt trong bối cảnh của những thay đổi về chính sách, văn hóa và hội nhập quốc tế.

Thành tựu nghiên cứu về gia đình dân tộc thiểu số từ Đổi mới đến nay

Tác giả: Đặng Thị Hoa

Trang: 25-32

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tóm tắt: Gia đình với vị trí là một đơn vị xã hội mang đầy đủ vai trò, chức năng và các đặc điểm văn hoá của mỗi xã hội tộc người. Nghiên cứu về gia đình dân tộc thiểu số là một trong những chủ đề được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội quan tâm dưới nhiều góc độ. Các nhà nghiên cứu Dân tộc học, Xã hội học, Văn hóa học đã nghiên cứu về gia đình của các tộc người thiểu số ngay từ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nhiều công trình, bài viết về gia đình các dân tộc thiểu số công bố giai đoạn từ Đổi mới (1986) đến nay phần nào đã làm rõ những đặc điểm cơ bản về gia đình của các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian khá dài, các công trình nghiên cứu về gia đình dân tộc thiểu số dường như chững lại, thiếu vắng những công trình nghiên cứu mang tính cơ bản và tổng quát về gia đình của các tộc người thiểu số thể hiện rõ bức tranh về gia đình dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Đây là chủ đề cần được quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới.

Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân dân Việt Nam để xây dựng gia đình bền vững và hạnh phúc

Tác giả: GS. Lê Thi

Trang: 17-24

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tóm tắt: Bài viết điểm lại một số nét cơ bản về vị trí, vai trò của gia đình trong xã hội Việt Nam, đồng thời xem xét tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đến các gia đình. Tác giả cho rằng, hiện tại, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi về cấu trúc, quy mô và chức năng, vì vậy, để xây dựng gia đình bền vững và hạnh phúc, cần đẩy mạnh vai trò của Nhà nước, cộng đồng xã hội, đoàn thể quần chúng và mỗi thành viên trong gia đình.

Nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách - Chặng đường 30 năm của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới

Tác giả: Nguyễn Hữu Minh

Trang: 3-16

File toàn văn đính kèm: Tải về

Lời Tòa soạn: Tháng 3 năm 2017, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tròn 30 tuổi. Với chức năng là một viện nghiên cứu cơ bản quốc gia về lĩnh vực gia đình và giới, trong 30 năm qua Viện đã triển khai nhiều nghiên cứu và thu được những kết quả quan trọng về mặt khoa học và tư vấn chính sách, đóng góp ngày càng hiệu quả hơn vào sự nghiệp chung của dân tộc. Bài viết này lược lại một số nét chính về thành quả hoạt động của Viện trong nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách những năm qua.