Liên kết web
Số lượt truy cập

15

2034695

Chi tiết tạp chíSố 5 - 2009

Chính sách lấy gia đình làm trung tâm trong việc phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi

Tác giả: Lê Ngọc Văn

Trang: 3-15

File toàn văn đính kèm: Tải về

Dựa trên kết quả điều tra xã hội học năm 2008-2009 của đề tài cấp Bộ: “Một số vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội đối với người cao tuổi” của Viện Gia đình và Giới tại 3 tỉnh, thành phố: Hà Nam, Hà Tây cũ, Hải Phòng thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ, bài viết đề cập đến những thuận lợi và khó khăn của người cao tuổi và gia đình trong việc thực hiện quy định của pháp luật về chăm sóc người cao tuổi. Chính sách lấy gia đình làm trung tâm trong việc phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi đang được Nhà nước phát huy có hiệu quả, được nhiều người cao tuổi ủng hộ, đồng thời giúp Nhà nước giảm áp lực về chi phí trong điều kiện ngân sách quốc gia còn eo hẹp. Tuy nhiên trong bối cảnh chuyển đổi của nền kinh tế và của cấu trúc gia đình, những gánh nặng kinh tế, khác biệt thế hệ về tâm lý, lối sống, sự giảm sút vai trò truyền thống của gia đình, sự tăng nhanh tỷ lệ người cao tuổi trong dân số cho thấy nhu cầu cần thiết phải tăng cường vai trò của Nhà nước, cộng đồng, các tổ chức xã hội trong việc chăm sóc người cao tuổi.

Phân công lao động và quyết định công việc gia đình (qua nghiên cứu ở Hưng Yên và Hà Nội)

Tác giả: Lê Thi

Trang: 16-25

File toàn văn đính kèm: Tải về

Dựa vào dữ liệu của cuộc khảo sát ở 4 điểm là xã Mễ Sở và thị trấn Văn Giang thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, xã Phú Minh huyện Sóc Sơn và phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, thuộc thành phố Hà Nội năm 2008, bài viết tập trung xem xét quan hệ vợ chồng thông qua việc phân công lao động và quyền quyết định các công việc lớn trong gia đình. Theo tác giả, ngày càng có xu hướng phát triển tiến bộ trong mối quan hệ giữa vợ và chồng thể hiện ở sự đồng thuận, tôn trọng và quan tâm đến nhau, có sự bình đẳng trong việc phân công lao động gia đình và quyết định công việc gia đình. Mặc dù vậy, vẫn còn có những biểu hiện nghiêng về quyền lực của người đàn ông, người chồng trong gia đình. Song sự bình đẳng giữa vợ chồng đang là xu thế tất yếu trong xã hội ta hiện nay.

Tập quán sinh hoạt truyền thống trong gia đình người Giáy ở Sa Pa

Tác giả: Nguyễn Thẩm Thu Hà

Trang: 26-37

File toàn văn đính kèm: Tải về

Bài viết trình bày khái quát một số tập quán tiêu biểu trong sinh hoạt truyền thống gia đình của người Giáy ở làng Mường Và, xã Tả Van, huyện Sa Pa, Lào Cai. Các tập quán này bao gồm việc thờ cúng tổ tiên, tập quán cưới xin với các bước dẫn đến lễ cưới, trong lễ và sau lễ cưới. Tập quán ma chay bao gồm các nghi lễ từ khi lâm chung cho đến sau khi tắt thở, lễ nhập quan, ăn chay, để tang, tổ chức đám tang và tảo mộ... Tác giả bài viết cho rằng những nét sinh hoạt trong gia đình truyền thống của người Giáy khá uyển chuyển, linh hoạt và có xu hướng ngày càng đơn giản hoá do xu thế gia đình nhỏ đang phát triển. Đây là những nét sinh hoạt trong gia đình truyền thống đáng quý cần được chọn lọc và tiếp thu để tạo dựng môi trường văn hoá lành mạnh.

Việc chuẩn bị ban đầu của người di cư tự do vào Hà Nội

Tác giả: Lê Việt Nga

Trang: 38-53

File toàn văn đính kèm: Tải về

Bài viết sử dụng số liệu điều tra 700 lao động di cư tại Hà Nội được tiến hành vào cuối năm 2008 để chỉ ra những nội dung mà nam và nữ lao động di cư tự do đã chuẩn bị trước khi đi làm tại thành phố. Kết quả cho thấy nhìn chung sự chuẩn bị trước khi di cư là khá đơn giản. Trong đó thông tin về nơi đến chủ yếu được thu nhận từ người làng hoặc do họ hàng ở Hà Nội giới thiệu. Những thông tin này tập trung vào loại công việc, thu nhập và chi phí ăn ở. Phụ nữ có xu hướng tìm hiểu thông tin kỹ hơn so với nam giới. Việc lựa chọn người chăm sóc con tại nơi đi được thực hiện theo thứ tự là người vợ hoặc chồng của người di cư, hoặc bố mẹ chồng, bố mẹ vợ và sau cùng là người khác. Đáng chú ý là hầu hết người di cư tự do có sự chuẩn bị nhất định, song thường rất đơn giản cho công việc sắp tới.

Nhận thức về "tình yêu tuổi học trò" của học sinh trung học phổ thông

Tác giả: Lê Minh Thiện, Đỗ Duy Hưng

Trang: 54-62

File toàn văn đính kèm: Tải về

Dựa trên kết quả khảo sát tại trường trung học phổ thông Dương Quảng Hàm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên năm 2007, bài viết tìm hiểu những suy nghĩ và quan niệm của học sinh trung học phổ thông về tình yêu đôi lứa nói chung và tình yêu tuổi học trò nói riêng. Bài viết cho thấy đa số học sinh phổ thông đã có cái nhìn đúng đắn về tình yêu và chọn cho mình những hướng đi khác nhau để có thể vừa yêu vừa học tốt. Bài viết khẳng định gia đình và nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và giáo dục tình cảm cho các em. Tác giả nêu một số khuyến nghị trên cơ sở kết hợp ba môi trường giáo dục là nhà trường, gia đình và xã hội nhằm thống nhất nội dung và biện pháp, tạo sức mạnh đồng bộ thúc đẩy công tác giáo dục tình cảm cho học sinh.

Nhận thức về bình đẳng giới của học sinh trung học phổ thông ở miền núi phía Bắc

Tác giả: Đặng Thị Ánh Tuyết

Trang: 63-76

File toàn văn đính kèm: Tải về

Dựa trên các kết quả khảo sát 6 trường trung học phổ thông tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc năm học 2007-2008, tác giả phân tích thực trạng nhận thức về bình đẳng giới của các em học sinh hiện nay. ý kiến của học sinh về các vấn đề liên quan đến cơ hội học tập, phân công lao động gia đình và lựa chọn nghề nghiệp của nam và nữ cho thấy về cơ bản các em có nhận thức khá khách quan. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các định kiến giới trong quan niệm của học sinh, trong đó, học sinh nam, học sinh dân tộc thiểu số và số có kết quả học tập kém hơn tỏ ra có định kiến hơn so với học sinh nữ, học sinh người Kinh và học sinh có kết quả học tập tốt. Tác giả cho rằng các yếu tố phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế và sự quan tâm của gia đình cũng như nhà trường, thày cô, sách giáo khoa và phương tiện truyền thông đại chúng đều có tác động khác nhau đến nhận thức của học sinh về bình đẳng giới.

Hiểu biết về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp Hà Nội)

Tác giả: Đoàn Kim Thắng

Trang: 77-88

File toàn văn đính kèm: Tải về

Bài viết này được xây dựng trên cơ sở nguồn số liệu của đề tài: “Điều tra thực trạng cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại cộng đồng ở Hà Nội” do Chi cục Dân số - KHHGĐ thành phố Hà Nội tiến hành năm 2008 nhằm tìm hiểu các kiến thức của phụ nữ về sức khỏe sinh sản để có những cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp cho phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại cộng đồng. Mặc dù phụ nữ quanh tuổi mãn kinh có nguy cơ cao đối với bệnh tật do tình trạng thiếu hụt estrogen và gánh nặng của tuổi tác nhưng nhận thức của phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại các địa bàn khảo sát còn khá hạn chế. Sự khác biệt về nhận thức có liên quan đến độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của phụ nữ quanh tuổi mãn kinh cho thấy cần phải tăng cường công tác truyền thông, nâng cao kiến thức về các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng này ở các cấp độ khác nhau và nhóm tuổi cụ thể khác nhau.

Nghiên cứu trừng phạt thể xác và tinh thần trẻ em

Tác giả: Võ Kim Hương

Trang: 89-94

File toàn văn đính kèm: Tải về

Trừng phạt thể xác và tinh thần trẻ em luôn là đề tài khó khăn và tế nhị, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam á, Nam á và Thái Bình Dương do thông tin còn hiếm và mơ hồ, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế và việc xâm hại về tinh thần vẫn còn ít được biết đến. ở một mức độ nhất định nào đó việc thiếu thốn thông tin là một hệ quả tất yếu của việc thiếu khả năng nhìn nhận vấn đề. Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc Cuốn Sổ tay Hướng dẫn Nghiên cứu trừng phạt thể xác và tinh thần trẻ em (2004) của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển. Mục tiêu quan trọng của Sổ tay này là nhằm khuyến khích nghiên cứu về trừng phạt trẻ em theo cách tế nhị và đạo đức và khi có thể thì khuyến khích trẻ em tham gia trực tiếp vào nghiên cứu. Tài liệu hướng dẫn sẽ cung cấp một bộ công cụ tham khảo có giá trị và thực tế cho các cán bộ quản lý chương trình và các nghiên cứu viên nhằm mục đích chính là để đưa ra được những dữ liệu về quan điểm cũng như trải nghiệm của trẻ em về vấn đề này.

Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới - Số 5/2009

Tác giả:

Trang: 1-96

Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (Trước là tạp chí KHPN) Mục lục số 5 năm 2009 TÁC GIẢ TÊN BÀI TRANG Lê Ngọc Văn Chính sách lấy gia đình làm trung tâm trong việc phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi 3 Lê Thi Phân công lao động và quyết định công việc gia đình (qua nghiên cứu ở Hưng Yên và Hà Nội) 16 Nguyễn Thẩm Thu Hà Tập quán sinh hoạt truyền thống trong gia đình người Giáy ở Sa Pa 26 Lê Việt Nga Việc chuẩn bị ban đầu của người di cư tự do vào Hà Nội 38 Lê Minh Thiện, Đỗ Duy Hưng Nhận thức về "tình yêu tuổi học trò" của học sinh trung học phổ thông 54 Đặng Thị Ánh Tuyết Nhận thức về bình đẳng giới của học sinh trung học phổ thông ở miền núi phía Bắc 63 Đoàn Kim Thắng Hiểu biết về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp Hà Nội) 77 Võ Kim Hương Nghiên cứu trừng phạt thể xác và tinh thần trẻ em 89 Nguyễn Đức Tuyến Hội thảo: "Đánh giá hoạt động hợp tác với Đan Mạch về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình - khu vực phía Bắc" 95

Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới - Số 5/2009

Tác giả:

Trang: 1-96

Mục lục số 5 năm 2009 TÁC GIẢ TÊN BÀI TRANG Lê Ngọc Văn Chính sách lấy gia đình làm trung tâm trong việc phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi 3 Lê Thi Phân công lao động và quyết định công việc gia đình (qua nghiên cứu ở Hưng Yên và Hà Nội) 16 Nguyễn Thẩm Thu Hà Tập quán sinh hoạt truyền thống trong gia đình người Giáy ở Sa Pa 26 Lê Việt Nga Việc chuẩn bị ban đầu của người di cư tự do vào Hà Nội 38 Lê Minh Thiện, Đỗ Duy Hưng Nhận thức về "tình yêu tuổi học trò" của học sinh trung học phổ thông 54 Đặng Thị Ánh Tuyết Nhận thức về bình đẳng giới của học sinh trung học phổ thông ở miền núi phía Bắc 63 Đoàn Kim Thắng Hiểu biết về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp Hà Nội) 77 Võ Kim Hương Nghiên cứu trừng phạt thể xác và tinh thần trẻ em 89 Nguyễn Đức Tuyến Hội thảo: "Đánh giá hoạt động hợp tác với Đan Mạch về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình - khu vực phía Bắc" 95