- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
28
2859041
Triển khai thực hiện đề tài cấp Nhà nước: “Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay”
13/04/2016Năm 2014, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới được giao nhiệm vụ thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” (Mã số: KX 02.21/11-15) do TS. Đặng Thị Hoa là chủ nhiệm đề tài. Thời gian thực hiện đề tài trong 2 năm (2014-2015). |
Mục tiêu chung của đề tài: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi; dự báo xu hướng, đề xuất quan điểm và giải pháp quản lý hôn nhân xuyên biên giới từ nay đến năm 2020.
Các mục tiêu cụ thể gồm:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề hôn nhân xuyên biên giới và quản lý xã hội đối với hôn nhân xuyên biên giới trong bối cảnh hiện nay.
- Đánh giá thực trạng tình hình hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở miền núi nước ta: đặc điểm, nguyên nhân và vấn đề đặt ra trong giai đoạn đến 2020.
- Nhận diện và phân tích các yếu tố tác động đến hôn nhân xuyên biên giới.
- Phân tích và làm rõ những tác động của hôn nhân xuyên biên giới tới phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi, đặc biệt là địa bàn vùng biên giới.
- Đề xuất hệ quan điểm và định hướng giải pháp quản lý hôn nhân xuyên biên giới ở các tỉnh miền núi nước ta thời gian tới.
Đề tài đã triển khai điều tra thực địa tại 6 tỉnh biên giới: Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Nghệ An và Kon Tum. Tiến hành khảo sát 1550 bảng hỏi cá nhân, 18 cuộc tọa đàm nhóm với cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện, xã và thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu người kết hôn xuyên biên giới, đại diện gia đình có người kết hôn xuyên biên giới... Việc triển khai thực hiện khảo sát gặp rất nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, đối tượng khảo sát chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới. Đề tài có rất ít cơ hội tiếp cận với các cô dâu lấy chồng xuyên biên giới mà chủ yếu thu thập thông tin qua người thân và cộng đồng. Tuy nhiên, nhóm cán bộ nghiên cứu tham gia thực hiện đề tài có nhiều kinh nghiệm và trách nhiệm cao, các khó khăn trở ngại đã được khắc phục.
Ngoài ra, đề tài đã tiến hành khảo sát tại tỉnh Xiêng Khoảng (CHDCND Lào) và trao đổi khoa học về các vấn đề liên quan đến hôn nhân xuyên biên giới với các nhà khoa học của Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào và Viện Khoa học xã hội tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc).
Hiện nay, nhóm chuyên gia thực hiện đề tài đang xử lý dữ liệu, tổng hợp, phân tích, viết các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp và dự kiến tổ chức hội thảo kết quả nghiên cứu của đề tài vào tháng 10.2015. Dự kiến đề tài sẽ hoàn thành và nghiệm thu tháng 12.2015./.
Nguyễn Đức Tuyến
Các tin cũ hơn.................................................