- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA CHI ỦY, LÃNH ĐẠO VIỆN VỚI ĐẢNG VIÊN, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
- CHI BỘ VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ: ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
- Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
38
2423457
Sách mới xuất bản
25/05/2021Xin giới thiệu sách Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới mới xuất bản |
Với những chức năng quan trọng, gia đình là một thiết chế xã hội nằm ở vị trí trung tâm trong đời sống xã hội, mang những ý nghĩa biểu trưng văn hóa mạnh mẽ. Gia đình là nơi truyền dạy cho trẻ em những chuẩn mực giá trị, nuôi dưỡng tình yêu và đức hi sinh, đóng vai trò như một lưới an sinh xã hội hỗ trợ mỗi thành viên trước các rủi ro, cũng như góp phần xây dựng, triển khai và thụ hưởng các chính sách chính trị, kinh tế, xã hội. Và ở trong mỗi gia đình, những giá trị về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc, văn hóa, kinh tế, giáo dục, vv. được gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, bảo đảm cho dòng chảy phát triển bền vững của xã hội.
Sử dụng tiếp cận xã hội học, các lý thuyết đương đại về giá trị và giá trị gia đình để xây dựng bảng hỏi nghiên cứu gồm khoảng 800 biến số đo lường cụ thể các chiều cạnh khác nhau của giá trị gia đình, triển khai khảo sát bằng phương pháp hỏi trực tiếp giữa điều tra viên và người trả lời ở tất cả các địa bàn khảo sát, với tổng số 1759 người, được chọn theo các tiêu chí đảm bảo đại diện giới tính, nông thôn/đô thị, dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, và tuổi, tại 6 tỉnh/thành phố đại diện cho các vùng kinh tế xã hội, gồm Yên Bái, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Dak Lak, thành phố Hồ Chí Minh và Cà Mau; với các kỹ thuật phân tích mô tả và hồi quy đa biến kết hợp với các phỏng vấn sâu nhóm cán bộ lãnh đạo, đại diện người dân, do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện năm 2017-2019, cuốn sách "Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam đương đại" phân tích bốn nhóm giá trị chính:
1) Những giá trị gia đình truyền thống;
2) Những giá trị gia đình được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật và chính sách;
3) Những giá trị cộng đồng phản ánh mối quan hệ của gia đình với quốc gia và dân tộc;
4) Những giá trị phản ánh sự chuyển đổi từ hiện đại sang hậu hiện đại.
Những giá trị này được phân tích theo năm lĩnh vực chính:
(1) Nhóm giá trị về hình thành hôn nhân và gia đình.
(2) Nhóm các giá trị đạo đức, tâm lý, tình cảm của gia đình.
(3) Nhóm các giá trị con cái của gia đình.
(4) Nhóm các giá trị phản ánh đặc điểm các mối quan hệ trong và ngoài gia đình.
(5) Nhóm các giá trị kinh tế của gia đình.
Nghiên cứu cho thấy những biểu hiện phong phú các đặc điểm giá trị gia đình nổi bật trong bối cảnh xã hội chuyển đổi ở Việt Nam, bao gồm các đặc trưng về xu hướng bảo lưu các giá trị gia đình truyền thống; xu hướng chấp nhận/ủng hộ các giá trị gia đình hiện đại/hậu hiện đại; những khác biệt giới rõ nét trong giá trị gia đình, theo từng nhóm xã hội mang những đặc điểm khác nhau của hiện đại hoá và văn hoá, dưới những tác động phức hợp của tính đa dạng văn hoá, đa tộc người, định hướng xã hội chủ nghĩa, giá trị phương Tây của quá trình hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học công nghệ, và cả những tàn dư của thời kỳ phong kiến trong lĩnh vực gia đình.
Cuốn sách gồm 529 trang, chia làm 8 Chương:
Chương 1.Khái niệm, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội
Chương 3. Giá trị về hình thành hôn nhân và gia đình
Chương 4. Giá trị đạo đức, tâm lý, tình cảm của gia đình
Chương 5. Giá trị con cái của gia đình
Chương 6. Giá trị các mối quan hệ trong và ngoài gia đình
Chương 7. Các giá trị kinh tế của gia đình
Chương 8. Kết luận và khuyến nghị về các giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam đương đại.
Tập thể tác giả:
- PGS.TS. Trần Thị Minh Thi (chủ biên)
- Th.S. Nguyễn Hà Đông
- TS. Trần Thị Hồng
- Th.S. Trần Quý Long
- TS. Trịnh Thái Quang
- TS. Lê Ngọc Lân
- Th.S Nguyễn Đức Tuyến
- Th.S. Phan Huyền Dân
- Th.S Trần Thị Thanh Loan
Cuốn sách là sản phẩm thuộc Chương trình “Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội in ấn và phát hành năm 2021.
Thông tin liên hệ mua sách:
Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội
Điện thoại: 0243 9331743/44 0243 8252372 Email: ifgs@vass.gov.vn.
Bìa 1:
Mục luc
Tập thể tác giả
Bìa 4
Các tin cũ hơn.................................................
- THƯ MỜI (03/03/2021)
- Hội thảo Quốc tế “13th Next-Generation Global Workshop” với chủ đề “New Risks and Resilience in Asian Societies and the World” (25/12/2020)
- Hội thảo “Phát huy nguồn lực người cao tuổi trong phát triển kinh tế - xã hội trong xã hội già hóa dân số” (25/12/2020)
- CALL FOR APPLICATION (24/07/2020)
- Chỉ thị của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới”. (21/04/2020)
- Thông báo về việc thay đổi thể thức xuất bản của Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (21/04/2020)
- CALL FOR PAPERS (20/04/2020)
- THƯ MỜI (20/04/2020)
- Hội thảo khoa học “Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam: Những kết quả nghiên cứu nổi bật năm 2019 và những vấn đề chính sách đặt ra” (03/04/2020)
- HỘI THẢO QUỐC GIA: “KHÔNG GIAN AN TOÀN CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM - KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH” (03/04/2020)