- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
35
2857450
Tọa đàm với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA
04/04/2020Thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Viện Hàn lâm KHXHVN và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA trong việc cung cấp luận cứ khoa học phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam 2021-2030 và hỗ trợ địa phương trong xây dựng các chiến lược phát triển, được ký kết ngày 24/7/2019 tại Hà Nội, nhằm tăng cường hợp tác nói chung giữa Viện Hàn lâm KHXHVN và các đối tác Nhật Bản, và phục vụ nghiên cứu chủ đề Bảo đảm tài chính cho an sinh xã hội trong bối cảnh già hóa dân số của Việt Nam do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện nói riêng, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức tọa đàm khoa học về“Nguồn lực của người cao tuổi trong phát triển kinh tế - xã hội thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam: Bối cảnh Việt Nam và các bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản” vào ngày 08/10/2019 tại Hội trường 1, Tầng 4, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội. |
Hội thảo có sự tham dự của đại diện Viện Hàn lâm KHXHVN và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, giáo sư danh dự Eiji Tajika của Đại học Hitotsubashi (Nhật Bản), PGS.TS. Trần Thị Minh Thi – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, các nhà khoa học và đại diện các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, trường đại học và viện nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực dân số và người cao tuổi tại Việt Nam.
Hội thảo bao gồm ba phiên. Phiên thứ nhất gồm 03 bài trình bày “Kinh tế Nhật Bản và Tài chính cho y tế và hưu trí công” của GS. Eiji Tajika, “Tăng cường tham gia xã hội trong chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh biến đổi kinh tế và cấu trúc gia đình ở Châu Á: nghiên cứu so sánh Việt Nam và Nhật Bản” của PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, “Phân biệt tuổi tác và tiếp cận việc làm cho người cao tuổi” của TS. Trịnh Thái Quang, là những chia sẻ trong việc xây dựng các chính sách và hệ thống dịch vụ xã hội ứng phó với vấn đề già hóa dân số. Phiên thứ hai tập trung vào những vấn đề thực tiễn liên quan đến người cao tuổi ở Việt Nam qua các chủ đề “Dịch vụ công và tư trong chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay” của TS. Lê Ngọc Lân, “Chất lượng cuộc sống hướng tới già hóa tích cực ở Việt Nam” của ThS. Nguyễn Hà Đông, và “Khả năng tham gia thị trường lao động của người cao tuổi” của ThS. Phan Huyền Dân.
Phiên thảo luận xoay quanh các vấn đề mở rộng bao gồm nguồn lực NCT, chất lượng cuộc sống, già hóa tích cực, già hóa tại cộng đồng, các vấn đề nghiên cứu và chính sách, v.v. Năm 1961, Nhật Bản đã thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân, bao gồm cả khu vực phi chính thức và đã có nhiều điều chính chính sách quan trọng nhằm đảm bảo nguồn tài chính bền vững, hiệu quả cho quỹ lương hưu từ việc thu thuế của chính phủ và đóng góp của người dân. Những bài học thành công và thách thức mà Nhật Bản trải qua là bài học kinh nghiệm tốt cho Việt Nam trong lộ trình bảo đảm bảo hiểm xã hội toàn dân và nâng cao hiệu quả chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Các đại biếu phía Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát huy nguồn lực NCT cần dựa trên nhu cầu đóng góp cụ thể của chính NCT, và đa dạng hóa mô hình chăm sóc phù hợp với những nhóm đối tượng NCT khác nhau ở các địa bàn khác nhau, tạo động lực sống cho NCT thông qua tạo việc làm, giúp NCT có đời sống tinh thần tốt hơn. Đại diện đến từ Ngân hàng Thế giới quan tâm tới việc những kết quả nghiên cứu cần hướng tới vận động chính sách.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Murooka Naomichi, Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế JICA đánh giá cao nội dung chuyên môn và ý nghĩa của tọa đàm do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện, nhất là những nội dung trao đổi về kinh nghiệm tài chính, chính sách chăm sóc người cao tuổi giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hội thảo đã chia sẻ và tiếp thu được nhiều thông tin bổ ích về nội dung thích ứng với già hóa dân số tại Việt Nam, mở đầu cho một chuỗi các hoạt động hợp tác giữa Viện Hàn lâm KHXHVN và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản trong giai đoạn tiếp theo.
2019
Phan Huyền Dân
Các tin cũ hơn.................................................
- Trao đổi khoa học với Viện Phát triển Phụ nữ Hàn Quốc về vấn đề “Phụ nữ và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường” (04/04/2020)
- CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO QUỐC TẾ: “CHIA SẺ NHỮNG ỨNG PHÓ VỚI XÃ HỘI GIÀ HÓA VÀ NHỮNG THÁCH THỨC Ở CHÂU Á” (01/06/2017)
- NHÓM NGHIÊN CỨU VỀ HẠNH PHÚC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI LÀM VIỆC TẠI HÀ LAN VÀ ITALY (02/06/2017)
- Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Hướng tới bình đẳng giới tại Việt Nam: Để tăng trưởng bao trùm có lợi cho phụ nữ” (Towards Gender Equality in Viet Nam: Making inclusive growth work for women) (20/07/2016)
- Thông tin Chương trình tài trợ của Quỹ Sumitomo (Nhật Bản) năm 2016 (20/07/2016)
- Hội thảo công bố báo cáo: “Phụ nữ hoạt động nông nghiệp và tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam” (20/07/2016)
- Hội thảo tham vấn: Bình đẳng giới và Tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam (20/07/2016)
- Thông báo về học bổng của Chính phủ Australia (28/03/2016)
- Hội thảo quốc tế: Các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội: Hướng tới những chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ (20/07/2016)
- Giới thiệu Chương trình Tuyển sinh và Học bổng sau đại học (29/03/2016)