- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
22
2860566
Hội thảo tham vấn: Bình đẳng giới và Tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam
20/07/2016Vào ngày 22/1/2016 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và các đối tác khác đã tổ chức Hội thảo tham vấn “Bình đẳng giới và tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam”. |
Mục đích của Hội thảo: i) trình bày kết quả nghiên cứu và tham vấn lấy ý kiến của các chuyên gia về các phát hiện của nghiên cứu và đề xuất chính sách rút ra từ nghiên cứu; ii) là diễn đàn để các đại biểu thảo luận về những khía cạnh giới trong mối liên hệ với tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam và đề xuất các thay đổi, điều chỉnh trong các chính sách liên quan; iii) các ý kiến thảo luận tại hội thảo sẽ giúp hoàn thiện Báo cáo cuối cùng của Nghiên cứu “Bình đẳng giới và Tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam.”.
Nghiên cứu “Bình đẳng giới và Tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam” do nhóm nghiên cứu của UN Women và các đối tác thực hiện năm 2015 nhằm đánh giá về tình hình phụ nữ trong việc thực hiện các chỉ số bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm và tham gia phát triển kinh tế đã được đề xuất trong các Báo cáo đánh giá Giới quốc gia trong giai đoạn 2006-2011 và phân tích tác động của chính sách kinh tế, an sinh xã hội đối với cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái theo nhiều chiều cạnh.
Hội thảo đã thu hút 60 đại biểu đến tham dự, bao gồm: đại diện của các cơ quan hoạch định chính sách: Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Quốc gia, Viện quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc; các tổ chức: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội đồng Doanh nhân nữ, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; các cơ quan nghiên cứu phục vụ chính sách: Tổng cục Thống kê, Viện Xã hội học, Viện Kinh tế Việt Nam, Học viện Phụ nữ, Viện Khoa học Lao động Xã hội; các tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và tăng trưởng: UNDP, UN Women, Oxfam, ActionAid Vietnam, ILO, the World Bank, Asian Development Bank, USAID, DFAT; các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam có các hoạt động nghiên cứu về giới và bình đẳng giới như: Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA).
PGS.TS Phạm Văn Đức, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện tổ chức UN Women tại Việt Nam phát biểu khai mạc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và ý nghĩa của nghiên cứu "Bình đẳng giới và tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam'’ do UN Women và các cơ quan đối tác thực hiện, trong đó có sự đóng góp của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thông qua các hoạt động nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và các viện chuyên ngành khác thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đại diện của tổ chức UN Women tại Việt Nam cũng nhấn mạnh đến mục tiêu của Hội thảo tham vấn là nhằm thu nhận những ý kiến đóng góp, đề xuất và gợi ý cho nhóm nghiên cứu hoàn thiện báo cáo cuối cùng của nghiên cứu.
Sau nội dung khai mạc, đại diện nhóm nghiên cứu trình bày các nội dung chính của Dự thảo báo cáo nghiên cứu “Bình đẳng giới và tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam.” Mục tiêu bao trùm của nghiên cứu này là để kiểm chứng những cam kết của Việt Nam về bình đẳng giới đã được phản ánh như thế nào trong cải cách kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế quốc gia; liệu những cải cách kinh tế và mô hình kinh tế này có thể thúc đẩy bình đẳng giới hiệu quả hơn. Câu hỏi này được bắt nguồn từ ý tưởng rằng chỉ mô hình tăng trưởng kinh tế thực sự toàn diện mới có thể tạo ra tiền đề để hiện thực hóa đầy đủ quyền kinh tế của phụ nữ (và nam giới). Trong báo cáo này, tăng trưởng toàn diện được hiểu là tăng trưởng tạo ra cơ hội cho sự thịnh vượng và mức sống tốt cho tất các thành phần dân cư, tập trung đặc biệt vào người nghèo và những người bị ở ngoài lề của sự tăng trưởng do giới, dân tộc và những yếu tố bất lợi khác của họ tạo ra.
Sau đó, các đại biểu tham gia thảo luận theo nhóm về các chủ đề do Ban Tổ chức đưa ra dựa trên các phần nội dung của báo cáo nghiên cứu, bao gồm: nhóm 1: phụ nữ và công việc được trả lương: tập trung vào phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp; nhóm 2: phụ nữ và công việc được trả lương: tập trung vào phụ nữ trong các ngành công nghiệp xuất khẩu; nhóm 3: giảm và tái phân phối công việc gia đình và công việc chăm sóc không được trả lương: tập trung vào đầu tư vào nước và cơ sở hạ tầng nông thôn khác; nhóm 4: giảm và tái phân phối công việc gia đình và công việc chăm sóc không được trả lương: tập trung vào chăm sóc và giáo dục mầm non (ECEC).
Như mục tiêu đã đề ra, Hội thảo thực sự là một diễn đàn hiệu quả để các đại biểu tham gia thảo luận tích cực và sôi nổi. Qua Hội thảo, Ban tổ chức đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp cho nhóm nghiên cứu để hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu cũng như gợi ý nhiều hướng nghiên cứu, cách tiếp cận cụ thể, cũng như chỉ ra các vấn đề giới và vấn đề chính sách đáp ứng vấn đề giới trong bối cảnh tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam cần được quan tâm, không chỉ đối với nhóm nghiên cứu mà cả các nhà nghiên cứu khác và các cơ quan hoạt động về bình đẳng giới và quyền đối với phụ nữ. Những ý kiến thu nhận tại Hội thảo sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu hoàn thiện báo cáo cuối cùng. Sau khi nhóm nghiên cứu hoàn thiện báo cáo, Hội thảo công bố kết quả Nghiên cứu dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 5/2016 tại Hà Nội nhằm giới thiệu kết quả nghiên cứu đến với nhiều cơ quan hoạch định chính sách, nghiên cứu và hoạt động về bình đẳng giới ở Việt Nam.
Trần Cẩm Nhung
Các tin cũ hơn.................................................
- Thông báo về học bổng của Chính phủ Australia (28/03/2016)
- Hội thảo quốc tế: Các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội: Hướng tới những chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ (20/07/2016)
- Giới thiệu Chương trình Tuyển sinh và Học bổng sau đại học (29/03/2016)
- Hội thảo khoa học quốc tế: Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh (28/03/2016)
- Tập huấn về Kinh tế học đáp ứng vấn đề giới và bảo trợ xã hội (12/05/2017)
- Tọa đàm Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu gia đình và giới ở Ba Lan và Việt Nam (28/03/2016)