- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
6
2860634
Hội thảo công bố báo cáo: “Phụ nữ hoạt động nông nghiệp và tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam”
20/07/2016Ngày 12/5/2016, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Cơ quan Liên hiệp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) đã tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Phụ nữ hoạt động nông nghiệp và tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam”. |
Tham dự Hội thảo có các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn đến từ các cơ quan, các viện nghiên cứu, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ hoạt động liên quan đến lĩnh vực gia đình, phụ nữ, bình đẳng giới, phát triển nông nghiệp, nông thôn như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tổ chức CARE tại Việt Nam, tổ chức Tầm nhìn thế giới, …
“Phụ nữ hoạt động nông nghiệp và tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam” là một nghiên cứu định tính do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (IFGS) thực hiện năm 2015 với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Cơ quan Liên hiệp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và tổ chức DFAT. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích tác động của các yếu tố như chính sách, đặc trưng kinh tế xã hội, khu vực địa lý, v.v. đến sinh kế của phụ nữ hoạt động nông nghiệp, tập trung ở nhóm phụ nữ trồng lúa và cây ăn quả. Nghiên cứu được triển khai tại 04 tỉnh đại diện cho các khu vực, vùng kinh tế của Việt Nam, bao gồm Hải Dương, Hòa Bình, Bình Định, và Tiền Giang với 72 phỏng vấn sâu và 24 thảo luận nhóm. Đối tượng thu thập thông tin là nam giới và phụ nữ trồng lúa và cây ăn quả, và cán bộ chính quyền địa phương.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nữ giới, đặc biệt là phụ nữ thuộc nhóm tuổi trung niên, đang là lực lượng chủ yếu tham gia trồng lúa, cây ăn quả ở nhiều địa phương. Đây là hệ quả của tình trạng nam giới và phụ nữ trẻ di cư hoặc tham gia làm việc ở các công ty, khu công nghiệp. Nhìn chung, việc trồng lúa thường do phụ nữ thực hiện và quyết định. Còn việc trồng cây ăn quả, nam giới thường thực hiện và quyết định nhiều hơn. Theo báo cáo, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, kinh tế thị trường cũng như sự biến đổi khí hậu đã và đang tạo ra cả cơ hội và thách thức cho hoạt động trồng lúa và cây ăn quả của nữ nông dân. Sự ra đời các máy móc trợ giúp cho hoạt động nông nghiệp như máy cày, máy cấy lúa, máy gặt lúa, bình phun thuốc sâu máy,.. giúp người phụ nữ bớt lệ thuộc vào nam giới trong quá trình sản xuất, tự chủ hơn và rút ngắn thời gian lao động trực tiếp. Kinh tế thị trường mang lại sự đa dạng và dễ dàng trong việc tiếp cận với giống cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho nữ nông dân. Tuy nhiên, việc tự do tiếp cận thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong điều kiện hiểu biết về qui trình sản xuất nông nghiệp sạch của nữ nông dân còn hạn chế có thể dẫn đến việc lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của nữ nông dân. Trong bối cảnh, cơ hội tham gia các lớp tập huấn khuyến nông của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số không nhiều, phụ nữ bị hạn chế trong thực hành kỹ thuật trồng trọt, thụ động trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Phụ nữ hoạt động nông nghiệp cũng đang đối mặt với vấn đề vốn, tiêu thụ sản phẩm. Về phía cá nhân, tâm lý dựa dẫm vào người chồng, tâm lý tự ti vì trình độ học vấn thấp còn tồn tại ở một số phụ nữ, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên việc tham gia của họ vào phát triển nông nghiệp bị hạn chế. Bên cạnh đó, công việc chăm sóc gia đình cũng đang là trở ngại sự tham gia hoạt động nông nghiệp của phụ nữ.
Các đại biểu tham gia Hội thảo đánh giá báo cáo là tài liệu tham khảo quan trọng từ khía cạnh bình đẳng giới và đảm bảo quyền lợi của phụ nữ tham gia hoạt động nông nghiệp dành cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Báo cáo đã cung cấp những bằng chứng khoa học về những “khoảng trống” trong chính sách, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và gợi mở những chính sách, biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong hoạt động nông nghiệp ở Việt Nam, tăng cường bình đẳng giới trong lĩnh vực vốn đang có nhiều định kiến giới là nông nghiệp ở Việt Nam.
Trần Thị Hồng
Các tin cũ hơn.................................................
- Hội thảo tham vấn: Bình đẳng giới và Tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam (20/07/2016)
- Thông báo về học bổng của Chính phủ Australia (28/03/2016)
- Hội thảo quốc tế: Các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội: Hướng tới những chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ (20/07/2016)
- Giới thiệu Chương trình Tuyển sinh và Học bổng sau đại học (29/03/2016)
- Hội thảo khoa học quốc tế: Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh (28/03/2016)
- Tập huấn về Kinh tế học đáp ứng vấn đề giới và bảo trợ xã hội (12/05/2017)
- Tọa đàm Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu gia đình và giới ở Ba Lan và Việt Nam (28/03/2016)