Liên kết web
Số lượt truy cập

6

2938982

Hoạt động Khoa học

Thư mời viết bài tham dự hội thảo khoa học quốc gia về Ứng phó của gia đình trước đại dịch Covid 19

19/08/2022
Kính gửi: Các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và hoạt động xã hội.

Hơn hai năm kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, đại dịch đã có những tác động lớn đến toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, cả ở cấp vi mô và vĩ mô, cả ngắn hạn và dài hạn trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với vai trò là một thiết chế xã hội, tế bào của xã hội, dịch Covid 19 có tác động trực tiếp tới từng gia đình thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau cả về nhận thức và hành vi chăm sóc, giáo dục, tâm lý tình cảm, cách thức tổ chức cuộc sống, cũng như mối quan hệ với cộng đồng, xã hội. Những tác động đó đòi hỏi khả năng thích nghi, ứng phó để khắc phục hậu quả của đại dịch và ổn định cuộc sống của mỗi gia đình.

 

Để có những nhận diện đầy đủ hơn về mức độ ảnh hưởng và khả năng ứng phó của gia đình Việt Nam trước đại dịch Covid 19, qua đó đánh giá được thuận lợi và khó khăn trong ứng phó, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất được các khuyến nghị chính sách phù hợp, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Ứng phó của gia đình Việt Nam trước tác động của đại dịch Covid-19”.

 

Ban Tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên, hoạt động xã hội và các nhà quản lý, hoạch định chính sách viết bài tham gia Hội thảo theo các thông tin và kế hoạch như sau:

 

1.      Thời gian, địa điểm, hình thức dự kiến tổ chức Hội thảo:

-         Thời gian dự kiến: thứ Tư, ngày 30 tháng 11 năm 2022.

-         Địa điểm: 27 Trần Xuân Soạn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

-         Hội thảo tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

 

2.      Các chủ đề bài viết của hội thảo:

Hôi thảo đề cập tới những nội dung chính như sau, nhưng không giới hạn các phân tích khác có liên quan tới các vấn đề đặt ra cho gia đình trong đại dịch Covid 19.

Nội dung 1. Tác động của đại dịch Covid-19 đến đời sống gia đình về tổ chức cuộc sống, chức năng gia đình, quan hệ gia đình, vv

Nội dung 2. Tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động kinh tế của gia đình

Nội dung 3. Tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động chăm sóc, giáo dục con cái

Nội dung 4. Tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động chăm sóc sức khỏe cho các thành viên gia đình

Nội dung 5. Ứng phó của gia đình trong hoạt động, cách thức tổ chức cuộc sống

Nội dung 6. Ứng phó của gia đình trong hoạt động kinh tế (tìm kiếm hoạt động sinh kế, kinh doanh, vv)

Nội dung 7. Ứng phó của gia đình trong hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho các thành viên

Nội dung 8. Những vấn đề đặt ra trong ứng phó của gia đình đối với đại dịch Covid-19 (các bài học kinh nghiệm, chính sách bảo vệ và hỗ trợ, mối quan hệ của gia đình và cộng đồng, chính quyền trong đại dịch, vv.)

 

3.      Yêu cầu về bài viết:

-       Tên bài viết và tóm tắt: trước 31/8/2022. Độ dài 300 từ.

-       Báo cáo toàn văn: trước 31/10/2022. Độ dài từ 4500-8000 từ.

-       Hình thức bài viết: Trình bày trên khổ giấy A4, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, dãn dòng single, cách dòng 6 pt.

-       Cấu trúc bài viết:

1.      Tên bài viết

2.      Tên tác giả

3.      Tóm tắt bài viết

4.      Từ khóa

5.      Bài viết chính

6.      Tài liệu tham khảo, theo chuẩn APA.

7.      Thông tin liên hệ tác giả: tên (các) tác giả, học hàm, học vị, đơn vị công tác, chức vụ, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, địa chỉ email.

-       Bài viết chưa được gửi hoặc đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo.

 

4.      Địa chỉ gửi bài và liên hệ:

Ban Thư ký Hội thảo, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, 27 Trần Xuân Soạn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Email: ifgs.vass@gmail.com     và      qlkh.ifgs@gmail.com  

Th.S. Lỗ Việt Phương, Điện thoại 0243 9332986  hoặc  0915112248

Th.S. Đỗ Đình Lền, Điện thoại: 0243 9332890  hoặc  0989096401   

Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm tham gia gửi bài của quý tác giả. Chúng tôi xin gửi kèm thư mời viết bài bản điện tử.

 

Trân trọng cảm ơn. 

 

 

 

Ban Tổ chức Hội thảo

Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới

  •  
     

Tải về