- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
36
2789605
Thể lệ, Vấn đề bản quyền, đạo đức xuất bản và Quy trình phản biện
01/08/2023Thể lệ, Vấn đề bản quyền, đạo đức xuất bản và Quy trình phản biện của Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới |
1) Thể lệ gửi bài
1. Bài viết gửi Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (bản tiếng Việt và tiếng Anh) có nội dung về hôn nhân, gia đình, giới và phụ nữ, chưa đăng trên các sách, báo, và internet.
2. Bài viết được soạn theo phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, khoảng cách dòng 1.2, cách đoạn trên 6pt. Độ dài bài viết khoảng 5000-7000 từ (đối với bài tiếng Việt) và 8000-12000 từ (đối với bản tiếng Anh); tên bài viết không quá 20 từ, tóm tắt không quá 200 từ, từ khoá 3-5 từ.
3. Bài viết trình bày theo thứ tự sau: tên bài, tên tác giả, tóm tắt, từ khoá, và nội dung bài viết. Nội dung bài viết gồm năm phần: Đặt vấn đề/giới thiệu, phương pháp và số liệu nghiên cứu (nếu có); kết quả nghiên cứu (tác giả đặt tên cụ thể theo nội dung bài), kết luận/thảo luận, và tài liệu tham khảo.
4. Tài liệu tham khảo (Reference) phải đảm bảo chính xác về nội dung và hình thức theo quy định, gồm hai dạng trích dẫn trong bài và danh mục tài liệu trích dẫn (reference list).
Trích dẫn trong bài viết đối với tác giả Việt Nam phải viết đầy đủ tên họ, để trong dấu ngoặc đơn theo thứ tự (Họ tên tác giả, năm xuất bản), khi trích dẫn nguyên văn phải để trong ngoặc kép và ghi rõ số trang, ví dụ: (Trần Thị Minh Thi, 2016:12). Tác giả nước ngoài viết họ tác giả, năm xuất bản và số trang nếu trích dẫn nguyên văn (Iglehart, 1997:20). Việc trích dẫn nguồn có từ ba tác giả hoặc cơ quan, tổ chức trở lên thì sẽ ghi tên tác giả/tổ chức đầu tiên và cộng sự/các cơ quan khác, ví dụ (Nguyễn Hữu Minh và cộng sự, 2019; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan khác, 2008).
Danh mục tài liệu trích dẫn chỉ liệt kê tài liệu đã trích dẫn trong bài viết theo thứ tự abc. Thông tin chi tiết về tài liệu gồm: họ tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản. Đối với tài liệu tiếng nước ngoài viết họ và tên tác giả. Một tác giả có nhiều ấn phẩm công bố trong cùng một năm thì cần thêm chữ a, b, c vào sau năm công bố để phân biệt.
Đối với tài liệu internet: Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có), tên tài liệu, đường dẫn để tiếp cận tài liệu, thời gian trích dẫn.
5. Bài viết gửi đến Tòa soạn cần ghi rõ họ tên tác giả/đồng tác giả, chức danh khoa học, học vị, tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ. Đối với bài không được sử dụng, Tòa soạn không trả lại bản thảo.
6. Thông tin liên hệ
Phòng Biên tập – Trị sự, Tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới
Phòng 420, Tầng 4, Số 27 Trần Xuân Soạn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: giadinhvagioi@gmail.com, ifgs@vass.gov.vn; Điện thoại: 024.39331743
2. Vấn đề bản quyền, đạo đức xuất bản
Bản thảo gửi Tòa soạn:
- Là bản gốc, chưa in ở bất cứ ấn phẩm nào (trừ ở dạng tóm tắt hoặc là một phần của giáo trình, luận văn) và chưa gửi đăng ở nơi khác.
- Việc xuất bản phải được tất cả các tác giả, nếu là tập thể tác giả, hoặc lãnh đạo cơ quan, tổ chức nơi tác giả thực hiện công trình nghiên cứu đồng ý.
- Tác giả chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo và xuất xứ các tài liệu trích dẫn.
- Bản thảo đã gửi và đăng trên Tạp chí sẽ không được xuất bản ở nơi khác nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí.
Tất cả các bài đăng trên Tạp chí được bảo hộ theo luật bản quyền. Việc in lại và phát hành dưới bất kỳ hình thức nào cần được sự cho phép bằng văn bản của tòa soạn.
Tòa soạn và tác giả không chịu trách nhiệm pháp lý về bất cứ hậu quả nào liên quan đến việc sử dụng thông tin đăng tải trên tạp chí. Các quan điểm và ý kiến của bài tạp chí không nhất thiết phản ánh quan điểm của người biên tập và toà soạn.
3. Quy trình phản biện
Tạp chí thực hiện chính sách phản biện kín 2 chiều. Quy trình phản biện gồm các bươ
- Bước 1: Tác giả gửi bài đến tòa soạn tạp chí. Các bài viết này sẽ được đưa vào danh sách nguồn bài, sau đó được sàng lọc để đảm bảo bài viết tuân thủ theo nội dung chuyên môn, thể lệ gửi bài của Tạp chí.
- Bước 2: Sơ loại: Các bài viết đã đáp ứng đủ các tiêu chí cơ bản như phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Tạp chí, đảm bảo kết cấu thành phần/nội dung bài viết, và kỹ thuật trình bày theo quy định Tạp chí sẽ được Tổng biên tập duyệt và giao cho toà soạn gửi phản biện kín hai chiều.
- Bước 3: Gửi bài viết tới người phản biện. Tạp chí sử dụng hình thức phản biện kín hai chiều trong suốt quá trình phản biện. Người phản biện được lựa chọn dựa trên tiêu chí về chuyên môn, có các công trình nghiên cứu và hoạt động nghiên cứu cùng lĩnh vực với chủ đề bài viết. Về thời gian phản biện trong khoảng từ 2 tuần đến 2 tháng. Toà soạn tạp chí gửi thư mời và phiếu nhận xét phản biện tới người phản biện. Trường hợp Người phản biện không thể hoàn thành phản biện, bài viết sẽ được chuyển cho Người phản biện khác theo ý kiến chỉ đạo của Tổng biên tập. Bài viết đã được tác giả chỉnh sửa sẽ được chuyển lại cho Người phản biện ban đầu hoặc toà soạn để xác nhận/rà soát về nội dung chỉnh sửa. Người phản biện được yêu cầu đưa ra khuyến nghị về nội dung bài viết để Tổng biên tập ra quyết định cuối cùng.
Các tiêu chí phản biện bài viết dựa vào các yếu tố như sau: 1) Về nội dung của bài viết (tổng quan; phương pháp, mẫu, số liệu, và kỹ thuật phân tích; luận cứ, luận chứng khoa học và logic bài viết; các phát hiện khoa học; giá trị lí luận và thực tiễn…; 2) Hình thức bài viết (kết cấu bài; việc trích dẫn có tuân thủ quy định; việc trình bày bảng/biểu, số liệu (nếu có); văn phong diễn đạt, ngôn ngữ. 3) Kết luận: (i) Bài viết được chấp nhận đăng, không cần chỉnh sửa, bổ sung; (ii) Bài viết cần phải chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu phản biện và gửi lại bản sửa để Ban biên tập Tạp chí xem xét; (iii) Không chấp nhận đăng bài viết.
Tạp chí trân trọng thông báo và rất mong nhận được sự cộng tác của các nhà khoa học và bạn đọc!
Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới
2022
Các tin cũ hơn.................................................
- THƯ MỜI (17/02/2022)
- Hội thảo khoa học quốc gia “Dịch vụ xã hội cho người di cư: Thực trạng và những vấn đề chính sách” (26/11/2021)
- THƯ MỜI (05/10/2021)
- CHỈ THỊ 06-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới (25/08/2021)
- Các báo viết về Hội thảo "Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam" (28/06/2021)
- Thư mời dự Hội thảo (23/11/2021)
- Sách mới xuất bản (25/05/2021)
- Thư mời (18/10/2024)
- THƯ MỜI (03/03/2021)
- Hội thảo Quốc tế “13th Next-Generation Global Workshop” với chủ đề “New Risks and Resilience in Asian Societies and the World” (25/12/2020)