Chi tiết tạp chíSố 5 - 2011

Một số cơ sở thực tiễn cần quan tâm trong xây dựng, điều chỉnh chính sách chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam

Tác giả: Lê Ngọc Lân

Trang: 3-17

File toàn văn đính kèm: Tải về

Dựa trên những nghiên cứu gần đây về người cao tuổi, bài viết nêu lên một số đặc điểm nhân khẩu học, hạn chế cũng như những nhu cầu và nguyện vọng cơ bản của người cao tuổi. Bài viết cho thấy người cao tuổi không phải là một nhóm xã hội thuần nhất, họ có những đặc trưng nhất định theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, khu vực cư trú… Cụ thể, tỷ lệ mất cân bằng giới tính trong nhóm người cao tuổi ngày càng gia tăng. Trình độ học vấn của người cao tuổi thấp và không đồng đều giữa nam và nữ, giữa các vùng miền. Đa số sống ở khu vực nông thôn trong điều kiện kinh tế khó khăn. Một tỷ lệ lớn người cao tuổi vẫn đang làm việc để đảm bảo cuộc sống cho bản thân, đặc biệt là người cao tuổi ở khu vực nông thôn. Vì nhiều lý do, người cao tuổi còn ít tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội. Nhìn chung, người cao tuổi mong muốn được sinh sống cùng con cái nhưng cũng muốn có thêm các dịch vụ nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe để đảm bảo cho cuộc sống được tốt hơn... Tác giả cho rằng cần đánh giá lại vai trò của gia đình và các tổ chức xã hội trong việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi để có sự điều chỉnh thích hợp về mặt cơ chế và chính sách.

Chính sách nâng cao chất lượng quan hệ gia đình: một số vấn đề về lý luận và thực tiễn

Tác giả: Phùng Thị Kim Anh

Trang: 18-30

File toàn văn đính kèm: Tải về

Trong thời đại mới thiết chế hôn nhân và gia đình đang có những thay đổi quan trọng, nhưng nó vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống con người, vì vậy, chính phủ ở nhiều quốc gia khác nhau đang nỗ lực áp dụng những chính sách, chủ trương, sáng kiến để củng cố độ bền vững và nâng cao chất lượng mối quan hệ gia đình. Bài viết trình bày một số chính sách nâng cao chất lượng mối quan hệ gia đình ở một số quốc gia trên thế giới. Chính sách gia đình là một bộ phận của chính sách phúc lợi xã hội, và chính sách nâng cao chất lượng mối quan hệ gia đình là một phần trong chính sách gia đình của mỗi quốc gia với mục tiêu quan trọng là điều tiết các mối quan hệ trong gia đình như quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha mẹ - con cái, và giữa con cái trưởng thành và cha mẹ cao tuổi. Để xây dựng chính sách nâng cao chất lượng gia đình, cần chú ý đến các đặc điểm về lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội, chế độ chính trị, hệ thống phúc lợi để có những sáng kiến, chương trình hành động có tính ứng dụng cao.

Quan hệ cha mẹ - con cái trong gia đình nhìn từ góc độ giới (Tổng quan kết quả nghiên cứu Việt Nam từ năm 2005 đến nay)

Tác giả: Lỗ Việt Phương

Trang: 31-43

File toàn văn đính kèm: Tải về

Bài viết dưới đây tổng quan các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay về mối quan hệ cha mẹ-con cái dưới góc độ giới. Những nội dung chính được tác giả quan tâm gồm: những kỳ vọng, mong muốn của cha mẹ; định hướng nghề nghiệp; đầu tư của cha mẹ cho việc học của con cái và quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái… Tổng quan cho thấy các nghiên cứu dù mẫu không đồng nhất về quy mô, nhóm đối tượng trả lời, nhưng đều cho những kết quả nghiên cứu tương tự. Nghề nghiệp ổn định là yếu tố hàng đầu các bậc cha mẹ mong đợi từ con cái. Chưa có những bằng chứng thuyết phục về tồn tại định kiến giới trong hướng nghiệp cho con cái, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ bất bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái về cơ hội đi học trong những gia đình nghèo hoặc các gia đình ở nông thôn. Trong gia đình, người mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc con và được con cái chuyện trò chia sẻ hơn hẳn người cha. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hiện nay con cái không lựa chọn cha mẹ là người bạn tâm giao hàng đầu.

Một số vấn đề xã hội của hiện tượng phụ nữ nông thôn Việt Nam lấy chồng nước ngoài

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm

Trang: 44-58

File toàn văn đính kèm: Tải về

Báo chí và một số công trình nghiên cứu đã từng đề cập khá nhiều những vấn đề xã hội của hiện tượng kết hôn của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài. Tuy nhiên, những thông tin tiêu cực thường lấn át những thông tin tích cực và sự phê phán thường xuất hiện nhiều hơn là sự tán thành và thông cảm. Trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu trước đây và kết quả khảo sát về phụ nữ lấy chồng nước ngoài tại xã Đại Hợp (Hải Phòng năm 2010)(1), bài viết góp thêm những góc nhìn về hiện tượng lấy chồng nước ngoài qua môi giới hiện nay và nêu lên một số vấn đề xã hội của hiện tượng này trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Đưa bộ môn giới vào chương trình giảng dạy đại học

Tác giả: Thái Thị Ngọc Dư

Trang: 59-70

File toàn văn đính kèm: Tải về

Gần hai mươi năm qua, môn giới từ chỗ không tồn tại trong các trường đại học ở Việt Nam, cho đến nay đã dần dần thâm nhập vào các chương trình đào tạo và có một chỗ đứng tuy còn khiêm tốn. Môn học giới đã có mặt ở nhiều ngành học như: xã hội học, địa lý - dân số, tâm lý học, luật học, môi trường,.. Môn học này không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản về phụ nữ học và về giới cho sinh viên, mà góp phần xây dựng giá trị sống cho từng cá nhân, nâng cao nhận thức bình đẳng giới. Từ đó giúp cho sinh viên có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan con người và xã hội, trong đó có mối quan hệ giới. Bài viết này tập trung phân tích tình hình giảng dạy giới ở bậc đại học, các yếu tố thúc đẩy, những khó khăn, cách thức và điều kiện cần thiết để hỗ trợ cho việc đưa môn giới vào bậc đại học ở Việt Nam hiện nay.

Di động việc làm trong nhóm lao động từ 25 đến 34 tuổi ở nội thành Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp tại quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tác giả: Lê Thúy Hằng

Trang: 71-81

File toàn văn đính kèm: Tải về

Di động việc làm là vấn đề còn bỏ ngỏ trong lĩnh vực nghiên cứu về lao động việc làm hiện nay. Nhằm góp phần làm rõ bức tranh di động việc làm trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam, bài viết này phân tích thực trạng di động việc làm của lao động trẻ ở độ tuổi 25-34 ở nội thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy lao động trẻ đang tham gia tích cực vào thị trường lao động. Mặc dù phần đông trong số họ có thay đổi việc làm nhưng chỉ có một bộ phận có thay đổi về vị trí nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động và vị trí công việc. Đáng chú ý là trong số lao động trẻ có thay đổi vị trí nghề nghiệp thì hầu hết đều dịch chuyển lên vị trí nghề nghiệp cao hơn. Chưa có nhiều bằng chứng cho thấy việc thay đổi lĩnh vực hoạt động làm tăng thêm thu nhập và có gắn với sự thăng tiến nghề nghiệp, vì vậy sự chuyển đổi việc làm của người lao động ở các ngành vẫn tiềm ẩn nhiều bất lợi. Tác giả cũng cho rằng cùng với quá trình toàn cầu hóa, di động việc làm sẽ ngày càng tăng, lao động trẻ có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, và vì vậy cần có các nghiên cứu sâu hơn về di động việc làm và có chính sách hỗ trợ cho lực lượng lao động này.

Biến đổi gia đình ở Hungary

Tác giả: Rajkai Zsombor Tibor; Đào Hồng Lê (giới thiệu)

Trang: 82-91

File toàn văn đính kèm: Tải về

Dựa trên các nghiên cứu gần đây về biến đổi gia đình, bài viết phân tích và tìm kiếm lời giải cho những thắc mắc xung quanh sự khác biệt trong quan niệm về hôn nhân - gia đình, sự quay trở lại của các vai trò giới truyền thống và sự trái ngược rõ ràng giữa các giá trị truyền thống với các hành vi nhân khẩu học thực tế. Các vấn đề mà tác giả nêu lên trong bài viết có thể là những gợi ý cho các nghiên cứu về biến đổi gia đình ở Việt Nam xét về mặt giá trị và bối cảnh xã hội. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Từ khóa: Gia đình; Biến đổi gia đình; Nhân khẩu học; Vai trò giới trong gia đình.

Hội thảo: Nghiệm thu Báo cáo Đời sống văn hóa của cư dân Hà Nội

Tác giả: Việt Phương

Trang: 92

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới - Số 5/2011

Tác giả:

Trang: 1-96

Mục lục số 5 năm 2011 TÁC GIẢ TÊN BÀI TRANG Lê Ngọc Lân Một số cơ sở thực tiễn cần quan tâm trong xây dựng, điều chỉnh chính sách chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam 3 Phùng Thị Kim Anh Chính sách nâng cao chất lượng quan hệ gia đình: một số vấn đề về lý luận và thực tiễn 18 Lỗ Việt Phương Quan hệ cha mẹ - con cái trong gia đình nhìn từ góc độ giới (Tổng quan kết quả nghiên cứu Việt Nam từ năm 2005 đến nay) 31 Nguyễn Thị Thanh Tâm Một số vấn đề xã hội của hiện tượng phụ nữ nông thôn Việt Nam lấy chồng nước ngoài 44 Thái Thị Ngọc Dư Đưa bộ môn giới vào chương trình giảng dạy đại học 59 Lê Thúy Hằng Di động việc làm trong nhóm lao động từ 25 đến 34 tuổi ở nội thành Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp tại quận Thanh Xuân, Hà Nội 71 Rajkai Zsombor Tibor Đào Hồng Lê (giới thiệu) Biến đổi gia đình ở Hungary 82 Việt Phương Hội thảo: Nghiệm thu Báo cáo Đời sống văn hóa của cư dân Hà Nội 92