Liên kết web
Số lượt truy cập

21

1932607

Chi tiết tạp chíSố 1 - 2011

Một số khía cạnh cần quan tâm về trẻ em trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam 2011-2020

Tác giả: Hoa Hữu Vân, Trần Văn Thao, Nguyễn Hữu Minh

Trang: 3-14

File toàn văn đính kèm: Tải về

Bài viết dưới đây đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010 liên quan đến vấn đề trẻ em thông qua việc thực hiện một số chỉ tiêu đề ra của Chiến lược. Các tác giả chỉ ra những hạn chế cơ bản, những yếu tố chủ quan và khách quan, trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và thực hiện Chiến lược xây dựng gia đình Việt nam giai đoạn 2005-2010 nhằm giúp Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 phản ánh tốt hơn những yêu cầu của việc phát huy vai trò gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đồng thời bài viết cũng nêu ra một số vấn đề cần quan tâm khi lồng ghép khía cạnh trẻ em vào Chiến lược Gia đình 2011-2020 như nguyên tắc xác định mục tiêu, chỉ tiêu về khía cạnh trẻ em và những khuyến nghị cụ thể khác.

Mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái

Tác giả: Lê Thi

Trang: 15-21

File toàn văn đính kèm: Tải về

Dựa trên số liệu cuộc điều tra về “Quan niệm, nhận thức về hôn nhân gia đình của các thế hệ Việt Nam ở một số vùng đồng bằng sông Hồng” năm 2007-2008, bài viết dưới đây tìm hiểu những thay đổi trong mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái dưới tác động của môi trường sống hiện đại. Tác giả chỉ ra rằng tư tưởng trọng nam khinh nữ đã làm gia tăng tỷ lệ nạo hút thai nhi nữ và mất cân bằng tỷ lệ giới tính khi sinh. Cha mẹ hiện nay đã có những cách ứng xử phù hợp dựa trên việc giảng giải, thuyết phục khi con mắc lỗi. Tuy nhiên, khó khăn chính của cha mẹ hiện nay là thiếu thời gian chăm sóc con do áp lực kiếm sống. Lo lắng chính của cha mẹ là con cái mắc tệ nạn xã hội, còn mong muốn chủ yếu của họ là con cái có nghề nghiệp ổn định. Tác giả cho rằng mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái đang là xu hướng của nhiều gia đình hiện nay.

Hôn nhân của người Việt Công giáo ở Giáo họ Nỗ Lực, tỉnh Phú Thọ

Tác giả: Lê Đức Hạnh

Trang: 22-30

File toàn văn đính kèm: Tải về

Qua nghiên cứu trường hợp hôn nhân của người Việt Công giáo ở Giáo họ Nỗ Lực (Phú Thọ) bài viết giới thiệu về cơ sở hôn nhân, các thủ tục và nghi lễ hôn nhân theo quy định của Giáo luật Công giáo, trên cơ sở đó đưa ra nhận xét về tính bền vững của hôn nhân Công giáo so với hôn nhân truyền thống.

Thực trạng và hiệu quả sử dụng dụng cụ tử cung trong kế hoạch hóa gia đình (Nghiên cứu tại các quận, huyện phía Tây Hà Nội)

Tác giả: Đoàn Kim Thắng

Trang: 31-43

File toàn văn đính kèm: Tải về

Bài viết dưới đây là kết quả của khảo sát đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng dụng cụ tử cung (DCTC) của 1.400 phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có chồng tại 14 xã/thị trấn thuộc các quận/huyện phía Tây Hà Nội, hai năm 2007 – 2008 nhằm giúp cho các nhà quản lý dân số - kế hoạch hóa gia đình có những định hướng phù hợp để phát huy hiệu qủa của biện pháp này đối với người phụ nữ nói riêng và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nói chung. DCTC được đa số phụ nữ sử dụng đánh giá là một biện pháp lâu dài, tiện lợi, ít tác dụng phụ và dễ sử dụng với gần 90% số phụ nữ được hỏi cho biết sẽ vẫn tiếp tục sử dụng DCTC trong thời gian tới. Các thông tin về sử dụng DCTC trong khảo sát này cung cấp cơ sở dữ liệu cho các cán bộ dân số cũng như y tế trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc các khách hàng của mình.

Giới và quan hệ giới ở nông thôn châu Âu qua tạp chí Sociologia Ruralis

Tác giả: Phạm Văn Bích

Trang: 44-56

File toàn văn đính kèm: Tải về

Bài viết giới thiệu hai nghiên cứu (bằng những phương pháp còn xa lạ với các học giả Việt Nam) về quan hệ giới trong bối cảnh biến đổi và hiện đại hóa kỹ thuật trong nông nghiệp và nông thôn châu Âu. Thông qua đó bài viết cũng nêu ra cách xử lý nhiều vấn đề có ý nghĩa lý thuyết của hai nghiên cứu ấy – một điều cũng ít khi thấy ở các nghiên cứu của Việt Nam.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại qua thơ ca nữ đương đại

Tác giả: Lê Dục Tú

Trang: 57-67

File toàn văn đính kèm: Tải về

Văn học được coi là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Chân dung của người phụ nữ trong các tác phẩm thơ ca có thể là bản sao của người phụ nữ trong đời sống thường nhật. Dựa trên các tác phẩm của một số nữ thi sĩ đương đại, bài viết tìm hiểu những đức tính, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam ngày nay. Bài viết cho rằng, trong thơ ca cũng như trong cuộc sống, tồn tại một mẫu người phụ nữ với những đức tính vừa truyền thống lại vừa hiện đại.

Thực trạng tổn thương tâm lý ở phụ nữ hiếm muộn/vô sinh

Tác giả: Nguyễn Thị Hằng Phương

Trang: 68-80

File toàn văn đính kèm: Tải về

Nghiên cứu về thực trạng tổn thương tâm lý do hiếm muộn hoặc vô sinh đối với phụ nữ là một chủ đề còn rất ít được quan tâm. Bài viết này tập trung phân tích rõ những tổn thương tâm sinh lý của những phụ nữ hiếm muộn và một số các yếu tố tác động. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy việc hiếm muộn đã ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của người phụ nữ ở các khía cạnh: sinh lý, tâm lý, nhận thức về cuộc sống và bản thân, các mối quan hệ xã hội. Biểu hiện tổn thương thường xuyên nhất ở hầu hết phụ nữ hiếm muộn là về mặt cơ thể. Nghiên cứu cho rằng có một mối tương quan giữa nguyên nhân gây ra hiếm muộn và tình trạng tổn thương tâm lý ở phụ nữ.

Kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam

Tác giả: Võ Kim Hương

Trang: 81-89

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc Kết quả từ “Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình với phụ nữ tại Việt Nam”, là nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Phối hợp chung giữa Liên hiệp quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình đẳng Giới, do Tổng cục Thống kê tiến hành với trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự hỗ trợ về kinh phí của Quỹ phát triển Mục tiêu thiên niên kỷ do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ (MDG-F) cùng với văn phòng của Cơ quan phát triển và hợp tác quốc tế Tây Ban Nha (AECID) tại Việt Nam năm 2009-2010. Đây là một cuộc nghiên cứu lần đầu tiên được tiến hành trên phạm vi cả nước nhằm thu thập những thông tin chi tiết về mức độ phổ biến và các loại hình bạo lực đối với phụ nữ, các hậu quả về mặt sức khỏe của bạo lực gia đình, các yếu tố rủi ro, phòng ngừa bạo lực, cách xử trí của phụ nữ khi gặp phải bạo lực gia đình cũng như các dịch vụ trợ giúp mà họ đã sử dụng. Kết quả của nghiên cứu này tạo điều kiện cho các cơ quan Chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức và xây dựng những chính sách và chương trình nhằm ngăn ngừa và giải quyết vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ một cách hiệu quả hơn.

Diễn đàn COE toàn cầu - Các hệ thống chăm sóc ở châu Á

Tác giả: L.C.

Trang: 90-91

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tổng mục lục Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới năm 2010

Tác giả: P.V.

Trang: 94-96

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới - Số 1/2011

Tác giả:

Trang: 1-96

Mục lục số 1 năm 2011 TÁC GIẢ TÊN BÀI TRANG Hoa Hữu Vân, Trần Văn Thao, Nguyễn Hữu Minh Một số khía cạnh cần quan tâm về trẻ em trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam 2011-2020 3 Lê Thi Mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ và con cái 15 Lê Đức Hạnh Hôn nhân của người Việt Công giáo ở Giáo họ Nỗ Lực, tỉnh Phú Thọ 22 Đoàn Kim Thắng Thực trạng và hiệu quả sử dụng dụng cụ tử cung trong kế hoạch hóa gia đình (Nghiên cứu tại các quận, huyện phía Tây Hà Nội) 31 Phạm Văn Bích Giới và quan hệ giới ở nông thôn châu Âu qua tạp chí Sociologia Ruralis 44 Lê Dục Tú Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại qua thơ ca nữ đương đại 57 Nguyễn Thị Hằng Phương Thực trạng tổn thương tâm lý ở phụ nữ hiếm muộn/vô sinh 68 Võ Kim Hương Kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam 81 L.C. Diễn đàn COE toàn cầu - Các hệ thống chăm sóc ở châu Á 90 P.V. Hội nghị Cấp cao về các giải pháp thúc đẩy thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 92 P.V. Tổng mục lục Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới năm 2010 94