- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
26
2858274
Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và hoạt động phối hợp thực hiện Dự án “Nghiên cứu sức khỏe người cao tuổi Việt Nam (The Vietnam Health & Aging Study - VHAS)”
14/10/2023Dự án VHAS do Viện Nghiên cứu về Lão hoá quốc gia thuộc Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH) và Viện Nghiên cứu sức khỏe Canada (CIHR) đồng tài trợ với mục đích chính là đánh giá ảnh hưởng, tác động của chiến tranh như một yếu tố xã hội quyết định tình trạng sức khỏe và lão hóa ở người cao tuổi Việt Nam. Các đối tác chính của Dự án bao gồm Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Việt Nam, phối hợp với Trường Đại học Utah, Hoa Kỳ; Trường Đại học Quốc gia Singapore, Trường Đại học Mount Saint Vincent, Canada. |
Mục tiêu của Dự án VHAS là đánh giá những tác động lâu dài về mặt xã hội và sức khỏe của cuộc chiến tranh chống Mỹ đối với người dân Việt Nam; khám phá các cơ chế xã hội, tâm lý và sinh học giải thích cho việc tiếp xúc với chiến tranh ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình gây tác động đến sức khỏe và già hóa của quốc gia đó; cung cấp nguồn dữ liệu cho các học giả trong việc đánh giá gánh nặng bệnh tật toàn cầu liên quan đến xung đột vũ trang, đặc biệt thông qua sự tiếp xúc của toàn bộ dân số với các yếu tố gây căng thẳng của chiến tranh và tình trạng tham gia quân đội.
Dự án VHAS thực hiện tại 12 xã, phường của 4 huyện được lựa chọn có chủ đích thuộc 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội (huyện Ba Vì), tỉnh Ninh Bình (huyện Yên Khánh), tỉnh Quảng Bình (huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới). Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu là có chủ đích đảm bảo đại diện cho các khu vực bị ném bom có cường độ từ thấp đến cao.
Những người tham gia nghiên cứu được chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo giới và tình trạng tham gia quân đội, đại diện cho các đặc điểm được cho là các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tật và lão hoá nhanh, cũng như các yếu tố điều tiết và trung gian ảnh hưởng đến tác động lâu dài của những chấn thương xảy ra trong chiến tranh.
Hoạt động Dự án VHAS của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới do GS.TS. Nguyễn Hữu Minh làm Chỉ đạo nghiên cứu phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội đã thực hiện các hoạt động nghiên cứu ở cả 2 vòng điều tra tại 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Ninh Bình và Quảng Bình vào năm 2018 và 2021-2022.
Trong đợt thu thập dữ liệu ở vòng đầu thực hiện vào năm 2018, các nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và Trường Đại học Y Hà Nội đã thực hiện cuộc phỏng vấn trực tiếp và thu thập dữ liệu chỉ điểm sinh học của một mẫu bao gồm 2.447 nam và nữ từ 60 tuổi trở lên cư trú tại bốn huyện miền Bắc và miền Trung của Việt Nam.
Dự án VHAS cho phép các nhà nghiên cứu điều tra về các quá trình sức khỏe và lão hóa trong cuộc đời, tập trung vào các phơi nhiễm chiến tranh đa chiều mà nam giới và phụ nữ trải qua ở nhiều vị trí xã hội khác nhau trong chiến tranh.
Kết quả của Dự án VHAS vòng 1 (2018) cho thấy người cao tuổi Việt Nam được khảo sát trong VHAS phải đối mặt với số lượng lớn và đa dạng các sự kiện có khả năng gây chấn thương ở độ tuổi thanh niên trong giai đoạn chiến tranh. Từ các phân tích của VHAS cho thấy những tác động tiêu cực của việc tiếp xúc với chiến tranh có thể kéo dài đến tuổi già, với những người sống sót bị phơi nhiễm nhiều nhất sẽ có nguy cơ cao gặp phải một loạt các hệ quả xấu về sức khỏe trong những năm cuối đời. Tác động tiêu cực của các yếu tố gây căng thẳng trong chiến tranh bao gồm những vấn đề cả về thể chất, tâm lý và chức năng nhận thức.
Hậu quả của chiến tranh để lại có sự khác biệt rõ rệt về giới cần được chú ý. Không chỉ nam giới, phụ nữ cũng phải đối mặt với những khó khăn và chịu sự tàn khốc của chiến tranh theo các cách khác nhau, cả về sức khỏe tinh thần và thể chất.
Cần xem xét các sự kiện quan trọng trong suốt cuộc đời, đặc biệt giai đoạn diễn ra chiến tranh để làm cơ sở cho các mô hình bệnh tật, lão hoá, tử vong theo độ tuổi và giới tính đối với người cao tuổi Việt Nam hiện nay.
Các kết quả chính của Dự án VHAS vòng 1 bao gồm:
- Phơi nhiễm với những tổn thương do chiến tranh khi trẻ tuổi có thể làm thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh ở nhóm người cao tuổi Việt Nam. Bằng chứng từ những nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ dễ bị tổn thương ở nhóm người từng phơi nhiễm nhiều với yếu tố gây căng thẳng liên quan đến chiến tranh.
- Tình trạng sức khỏe do đối tượng nghiên cứu tự báo cáo đa bệnh tật có tương quan tỷ lệ thuận với việc đã từng phơi nhiễm với bạo lực và điều kiện sống khắc nghiệt thời chiến.
- Những đối tượng nghiên cứu của VHAS đã từng phơi nhiễm nhiều với bạo lực chiến tranh và môi trường sống khắc nghiệt trong chiến tranh làm gia tăng căng thẳng tâm lý và tình trạng rối loạn căng thẳng sang chấn mặc dù chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm.
Nghiên cứu VHAS cung cấp bằng chứng khoa học cho các nhà hoạch định chính sách và thầy thuốc thực hành trong việc trợ giúp và điều trị cho những người từng trải qua chiến tranh cũng như gia đình họ, đặc biệt đối với những người chịu tác động trực tiếp của chiến tranh chống Mỹ. Khuyến khích việc phát triển các chương trình can thiệp dựa trên bằng chứng và được thiết kế dành riêng cho những người bị ảnh hưởng chiến tranh ở Việt Nam. Trong bối cảnh văn hoá xã hội của giai đoạn chiến tranh và thời hậu chiến, sự tham gia của nam giới và phụ nữ đóng vai trò quan trọng để khắc phục những tác động lâu dài đối với sức khỏe.
Đợt thu thập dữ liệu thứ hai được tiến hành từ tháng 5/2021 đến tháng 6/2022. Dữ liệu của Dự án đang được phân tích bước đầu và sẽ công bố sớm trong thời gian tới./.
2023
HMK
Các tin cũ hơn.................................................
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu 40 Năm tuổi Đảng đợt 02/9/2023 (18/10/2024)
- Sinh hoạt chuyên đề của Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới (18/10/2024)
- Thư mời viết bài hội thảo quốc gia (20/08/2023)
- Quyết định số 69/QĐ-GĐ&G (09/08/2023)
- Hội thảo “Công bố các chỉ số bình đẳng giới” (18/10/2024)
- Quyết định số 61/QĐ-GĐ&G (01/08/2023)
- Quyết định số 58/QĐ-GĐ&G (01/08/2023)
- Lễ phát động thi đua năm 2023 (18/10/2024)
- Thư mời (18/10/2024)
- Quyết định số 06/QĐ-GĐ&G (01/08/2023)