- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
18
2857668
Dự án: “Tăng cường tham gia xã hội về chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh biến đổi kinh tế và cấu trúc gia đình ở Châu Á: Đối thoại chính sách và thực tiễn giữa các cộng đồng địa phương ở Việt Nam và Nhật Bản”
02/06/2017Tiếp nối thành công của Dự án “Xây dựng mạng lưới phúc lợi cho người cao tuổi ở lại địa phương khi con cháu đi làm ăn xa ở nông thôn qua nghiên cứu hợp tác giữa Hà Tĩnh và Quảng Ngãi, Việt Nam và thành phố Minamata, Nhật Bản” mà nhóm nghiên cứu do TS. Trần Thị Minh Thi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới chủ nhiệm đã thực hiện trong năm 2015-2016, Quỹ Toyota (Nhật Bản) tiếp tục tài trợ cho nhóm nghiên cứu thực hiện Dự án tiếp theo về “Tăng cường tham gia xã hội về chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh biến đổi kinh tế và cấu trúc gia đình ở Châu Á: Đối thoại chính sách và thực tiễn giữa các cộng đồng ở Việt Nam và Nhật Bản.” Dự án này do TS. Trần Thị Minh Thi là chủ nhiệm, hợp tác với các nhà khoa học của Đại học Kumamoto Gakuen, Đại học Kyoto Sangyo (Nhật Bản) phối hợp thực hiện trong thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2018. |
Mục tiêu của dự án
Dự án sẽ phân tích thực trạng và hiệu quả của các mô hình hỗ trợ người cao tuổi hiện nay theo các khía cạnh khác nhau của mô hình “chăm sóc kim cương” (care diamonds), bao gồm gia đình, cộng đồng, khu vực tư nhân, nhà nước, và chính sách; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch chăm sóc người cao tuổi ở cộng đồng cũng như các kế hoạch hành động và chính sách ở địa phương dựa trên kết quả của phân tích thực trạng, trao đổi và đối thoại chính sách hướng tới những hiểu biết chung giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động xã hội và những người chăm sóc ở cộng đồng thông qua những nghiên cứu hợp tác và trao đổi giữa hai cộng đồng ở Việt Nam (xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh và xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) và hai cộng đồng ở Nhật Bản (thành phố Kumamoto và Minamata).
Những hoạt động chính của dự án
Để thực hiện những mục tiêu trên, dự án sẽ thực hiện các hoạt động chính sau đây:
1) Khảo sát và phân tích các đặc điểm chăm sóc người cao tuổi, những khó khăn và thách thức đối với việc chăm sóc người cao tuổi ở hai địa bàn của dự án tại Việt Nam và Nhật Bản;
2) Tìm hiểu và phân tích vai trò và những vấn đề liên quan đến gia đình, cộng đồng, dịch vụ xã hội của khu vực tư nhân và nhà nước, chính sách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và những khoảng trống chính sách;
3) Thực địa nhăm xác định và đẩy mahj những mô hình hoạt động thực tiễn hiệu quả, tiềm năng trong chăm sóc NCT những kỳ vọng của người cao tuổi liên quan đến hình thức và loại hình hỗ trợ;
4) Từ đó, đưa ra các hành động chính sách ở cấp cơ sở nhằm tăng cường chất lượng cuộc sống người cao tuổi trong gia đình và cộng đồng, mở rộng nguồn cung dịch vụ chăm sóc cũng như “xã hội hóa” vai trò chăm sóc của gia đình, qua đó, giúp người cao tuổi có cuộc sống độc lập hơn. Mục tiêu này sẽ được thực hiện thông qua sự phối hợp giữa các tác nhân của mô hình chăm sóc kim cương dưới hình thức các cuộc đối thoại chính sách nhằm xác định và thúc đẩy những điển hình thực tiễn hiệu quả và tiềm năng về chăm sóc người cao tuổi, những kỳ vọng của người cao tuổi, và chia sẻ các đề xuất chính sách dựa trên các phát hiện từ khảo sát thực tiễn;
5) Vận động chính sách và phổ biến các xuất bản phẩm về chính sách đến với các nhà hoạch định chính sách và những nhà hoạt động chăm sóc ở cộng đồng tại Việt Nam và Nhật Bản;
6) Chia sẻ kinh nghiệm nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam và Nhật Bản.
Những kết quả dự kiến của dự án
- Hiểu biết về cuộc sống của người cao tuổi, bản chất, điểm mạnh và điểm yếu của việc chăm sóc trong gia đình, cộng đồng, thị trường và các tổ chức khác trong bối cảnh khác biệt về xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị và chính sách giữa hai quốc gia;
- Hiểu biết về những mô hình điển hình và những vấn đề tồn động trong công tác chăm sóc ở Việt Nam và Nhật Bản, bài học kinh nghiệm rút ra từ mỗi quốc gia;
- Xây dựng thành công các kế hoạch hành động chính sách cho cấp cơ sở nhằm đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho người cao tuổi;
- Tổ chức thành công các cuộc họp đối thoại chính sách ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, qua đó, nhận diện những vấn đề cần quan tâm giữa các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng, khu vực thị trường, thành viên gia đình và bản thân người cao tuổi;
- Tăng cường mối liên hệ giữa các thế hệ, đoàn kết trong cộng đồng và xác định những loại hình hỗ trợ xã hội của các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng, khu vực công và tư nhân nhằm đưa ra các hành động chính sách phù hợp chung;
- Nhân rộng những mô hình hỗ trợ người cao tuổi hiệu quả;
- Chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhà hoạch định chính sách, hoạt động xã hội, hoạt động chăm sóc cộng đồng và tình nguyện viên trong việc xác định những khó khăn của người cao tuổi, tìm ra giải pháp, và xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện các giải pháp;
- Hình thành nhóm nghiên cứu phối hợp và mối quan hệ đối tác về những vấn đề của người cao tuổi của hai quốc gia Việt Nam và Nhật bản trên cơ sở chia sẻ hiểu biết lẫn nhau về những thách thức chung mà hai bên cùng quan tâm để cùng đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác;
- Phổ biến và vận động chính sách thông qua các đối thoại và xuất bản phẩm về cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và các chính sách liên quan giữa hai quốc gia.
Những sản phẩm dự kiến của dự án
Dự án sẽ có báo cáo cuối cùng về các đặc trưng và vấn đề liên quan đến chăm sóc người cao tuổi, những khó khăn và thách thức, việc thực hiện chăm sóc người cao tuổi trong gia đình, cộng đồng, dịch vụ xã hội của khu vực công và khu vực tư nhân, chính sách và các quá trình tái cơ cấu khu vực chính thức, phi chính thức ở Việt Nam và Nhật Bản liên quan đến chăm sóc người cao tuổi.
Ngoài ra, dự án sẽ thực hiện những báo cáo tóm tắt chính sách nhằm chuyển tải thông điệp đến các nhà hoạch định chính sách ở quốc gia mới bước vào già hóa dân số và chăm sóc người cao tuổi dựa chủ yếu vào cộng đồng và gia đình như Việt Nam và các nhà hoạch định chính sách ở các nước có mạng lưới chăm sóc toàn diện và mang tính lâu dài dựa trên khu vực tư nhân trong khuôn khổ thể chế và giàu kinh nghiệm đối phó với các vấn đề của già hóa dân số như Nhật Bản. Các thông điệp chính sách sẽ nhắm đến sự phối hợp và phân bổ vai trò và trách nhiệm giữa hội người cao tuổi, người chăm sóc, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến việc xây dựng mạng lưới hỗ trợ hiệu quả nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi tại cộng đồng.
Các kết quả của dự án dự kiến sẽ được xuất bản rộng rãi cho các nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội trong nước và quốc tế.
2017
Trần Thị Cẩm Nhung
Các tin cũ hơn.................................................
- Dự án: "Công việc chăm sóc ở các gia đình hiện đại: Những vấn đề của các thế hệ trẻ và thế hệ người cao tuổi ở hai thành phố lớn của Việt Nam và Vương quốc Anh" (02/06/2017)
- Tập huấn: Phương pháp luận nghiên cứu về chăm sóc từ khía cạnh so sánh (02/06/2017)
- Tập huấn về Kinh tế học đáp ứng vấn đề giới và bảo trợ xã hội (02/06/2017)