- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA CHI ỦY, LÃNH ĐẠO VIỆN VỚI ĐẢNG VIÊN, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
- CHI BỘ VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ: ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
- Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
47
2624099
Tập huấn: Phương pháp luận nghiên cứu về chăm sóc từ khía cạnh so sánh
02/06/2017Trong khuôn khổ dự án hợp tác quốc tế “Công việc chăm sóc ở các gia đình hiện đại: Những vấn đề của các thế hệ trẻ và thế hệ người cao tuổi ở hai thành phố lớn của Việt Nam và Vương quốc Anh” do Quỹ Newton của Vương quốc Anh tài trợ, vào ngày 15-16/5/2017 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã tổ chức lớp tập huấn: “Phương pháp luận nghiên cứu về chăm sóc từ khía cạnh so sánh.” |
Là một hoạt động quan trọng của Dự án nêu trên, mục tiêu của lớp tập huấn nhằm bồi dưỡng kiến thức và tăng cường năng lực cho các nghiên cứu viên trẻ của Việt Nam về những vấn đề phương pháp luận trong nghiên cứu về công việc chăm sóc từ cách tiếp cận liên thế hệ và khác biệt văn hóa, các vấn đề của đạo đức nghiên cứu trong khoa học xã hội nói chung và công tác xã hội nói riêng, cũng như chia sẻ những kinh nghiệm nghiên cứu về chăm sóc từ hướng tiếp cận so sánh.
Tham dự lớp tập huấn có các nghiên cứu viên trẻ của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và Viện Xã hội học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong phát biểu khai mạc tập huấn, GS.TS. Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng, nhấn mạnh mục tiêu nâng cao năng lực, phát triển kỹ năng thực hiện các nghiên cứu quốc tế và nâng cao kiến thức về công việc chăm sóc chuyên nghiệp về y tế và xã hội mà các nghiên cứu viên trẻ sẽ nhận được thông qua chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia Chăm sóc Xã hội và Công tác Xã hội, thuộc Khoa Y tế, Tâm lý và Chăm sóc Xã hội, trường Đại học Manchester Metropolitan, Vương quốc Anh.
Tại lớp tập huấn, các nghiên cứu viên trẻ được chia sẻ kiến thức về các vấn đề phương pháp luận trong nghiên cứu về chăm sóc, vấn đề tham gia của người sử dụng dịch vụ đối với việc đảm bảo sự trung thực của nghiên cứu, đạo đức nghề nghiệp và những vấn đề liên quan đến quản trị trong công việc chăm sóc do GS. Hugh McLaughlin và TS. Jo-Pei Tan, Đại học Manchester Metropolitan, Vương quốc Anh trực tiếp truyền đạt.
Chia sẻ từ kinh nghiệm và bối cảnh nghiên cứu về chăm sóc của Việt Nam, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã trình bày về công tác chăm sóc người cao tuổi từ khía cạnh thể chế, cấu trúc ở Việt Nam (TS. Trần Thị Minh Thi); về phương pháp luận và ý nghĩa của việc đo lường giá trị kinh tế của công việc không được trả công trong đó có công việc chăm sóc trong các gia đình ở Việt Nam (TS. Trần Thị Hồng) và mô hình cụ thể về chăm sóc người cao tuổi tại các cơ sở dịch vụ tập trung ở Hà Nội (Th.S. Nguyễn Hà Đông).
Trọng tâm và phương pháp chính của lớp tập huấn là dựa trên sự chia sẻ kiến thức và khuyến khích sự tham gia trao đổi giữa những người tham dự và giảng viên, qua đó, các nhà nghiên cứu của hai nền văn hóa khác nhau đã cùng học hỏi lẫn nhau từ chính những thảo luận tại lớp học.
Những vấn đề được trình bày, chia sẻ từ quan điểm của các quốc gia phát triển phương Tây như Vương quốc Anh và một quốc gia đang chuyển đổi như Việt Nam cho thấy có nhiều điểm tương đồng và khác biệt về quan niệm, định nghĩa, thực hành, phạm vi, cách thức và chính sách về chăm sóc xã hội và công tác xã hội. Đây là trọng tâm của những thảo luận sôi nổi và tích cực của các nghiên cứu viên tham dự lớp tập huấn.
Tổng kết lớp tập huấn, TS. Trần Thị Minh Thi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới nhấn mạnh ý nghĩa của công tác nâng cao năng lực thông qua truyền đạt kinh nghiệm và trực tiếp tham gia vào các trao đổi, thảo luận của các nghiên cứu viên trẻ với các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm quốc tế. Trong bối cảnh hạn chế về nguồn lực cũng như chuyên gia cho các hoạt động nâng cao năng lực chuyên sâu thì các lớp tập huấn theo phương pháp này là cơ hội cho các nghiên cứu viên trẻ của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và các viện cùng chuyên ngành khác.
2017
Trần Thị Cẩm Nhung
Các tin cũ hơn.................................................