Liên kết web
Số lượt truy cập

19

1933139

Chi tiết tạp chíSố 2 - 2012

Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020

Tác giả: Nguyễn Hữu Minh, Mai Văn Hai

Trang: 5-22

Bài viết tập trung xem xét các vấn đề cơ bản của gia đình Việt Nam, là những vấn đề xã hội có khả năng chi phối sự vận hành và phát triển của gia đình trong những năm sắp tới (2011-2020), trên cơ sở phân tích các yếu tố của gia đình như chức năng gia đình, cấu trúc gia đình, quan hệ gia đình, văn hóa gia đình và từ lĩnh vực hôn nhân với tư cách là một thiết chế phụ của gia đình. Những vấn đề cơ bản của gia đình Việt Nam được đặt ra từ thực trạng và xu hướng biến đổi của gia đình đòi hỏi phải được nhận thức, điều chỉnh, can thiệp từ phía nhà nước, xã hội và của chính bản thân gia đình nhằm có những quyết sách đúng đắn xây dựng gia đình Việt Nam phát triển bền vững, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa trong những thập niên tới Từ khóa: Gia đình; Vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam; Gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Vài nét bàn về quan niệm hạnh phúc gia đình ở Việt Nam

Tác giả: Lê Thi

Trang: 23-34

Bài viết trình bày một số nét về quan niệm hạnh phúc gia đình và các yếu tố để xây dựng gia đình hạnh phúc. Theo tác giả khi đề cập đến quan niệm hạnh phúc gia đình thì điều cần nhấn mạnh là giá trị của chữ tình và chữ nghĩa. Nghĩa và tình có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động và củng cố lẫn nhau, giúp đôi vợ chồng chung sống êm đẹp suốt đời. Và điều cơ bản là hạnh phúc gia đình cần được xây dựng và củng cố trên cơ sở tình và nghĩa giữa đôi vợ chồng trong suốt quá trình chung sống.

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu gia đình Việt Nam hiện nay

Tác giả: Lê Thị Quý

Trang: 35-44

Bài viết khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu gia đình nói chung và gia đình Việt Nam nói riêng, từ đó đưa ra những định hướng cho nghiên cứu gia đình Việt Nam trong thời gian tới.

Một số khía cạnh về mối quan hệ vợ chồng qua các cuộc điều tra xã hội học gần đây ở Việt Nam

Tác giả: Lê Ngọc Văn

Trang: 45-58

Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã có, bài viết trình bày khái quát một số vấn đề thực tiễn cơ bản về mối quan hệ vợ chồng ở Việt Nam trong bối cảnh gia đình Việt Nam đang có những biến đổi mạnh mẽ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và toàn cầu hóa. Theo tác giả, cơ sở của những biến đổi này bắt nguồn từ sự thay đổi vị trí và vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Nhiều khuôn mẫu truyền thống chi phối mối quan hệ vợ chồng không còn phù hợp khi phụ nữ cũng đi làm và có thu nhập. Nhiều chuẩn mực giao tiếp mới giữa vợ và chồng đang hình thành nhưng chưa được chấp nhận một cách phổ biến và đó chính là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột vợ chồng.

Một số yếu tố tác động đến việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay

Tác giả: Lê Ngọc Lân

Trang: 59-73

Trong những năm gần đây, tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Những biến đổi về kinh tế - xã hội đang tác động và làm biến đổi cấu trúc, chức năng của gia đình. Điều đó có tác động lớn đến đời sống và sự chăm sóc của gia đình đến người cao tuổi. Dựa trên kết quả một số nghiên cứu về gia đình, về người cao tuổi gần đây, bài viết phân tích một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc chăm sóc đời sống người cao tuổi trong gia đình hiện nay nhằm chỉ ra những vấn đề mà xã hội và gia đình cần quan tâm để làm thế nào chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi ngày càng tốt hơn, bồi đắp các quan hệ giữa các thế hệ, hướng đến xây dựng gia đình Việt Nam bền vững. Bài viết chỉ ra rằng gánh nặng của việc chăm sóc người cao tuổi trong gia đình hiện nay chủ yếu vẫn do con cái đảm nhiệm, có sự khác biệt giữa con trai/con gái, con trưởng/con thứ, con đẻ/con dâu, con rể, độ tuổi, v.v. Mức sống, mô hình sống, khoảng cách sinh sống cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hình thức, tần suất trợ giúp, chăm sóc, thăm hỏi của con cái đối với cha mẹ cao tuổi. Khác biệt thế hệ ngày càng lớn giữa người cao tuổi và người trẻ cũng là yếu tố làm nảy sinh nhiều vấn đề trong việc chăm sóc người cao tuổi của các gia đình hiện nay.

Nghiên cứu gia đình từ quan điểm giới

Tác giả: Trần Thị Vân Anh

Trang: 74-83

Nghiên cứu gia đình có thể được tiến hành dưới nhiều góc độ. Quan điểm giới đã góp phần đem lại những cách nhìn đa dạng, nhiều chiều về gia đình và các mối quan hệ trong gia đình. Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu dựa trên việc vận dụng các khái niệm khác nhau của nghiên cứu giới. Các đóng góp chính từ cách tiếp cận này bao gồm việc nhìn nhận gia đình như một đơn vị có mâu thuẫn và tranh chấp về lợi ích. Từ đây, việc vận dụng các khái niệm như vị thế, vai trò giới, phân công lao động, bất bình đẳng giới đã góp phần chỉ ra những khía cạnh và vấn đề đa dạng của gia đình hiện nay, trong đó có những vấn đề như vị thế thấp của phụ nữ và ảnh hưởng của nó, sự chuyển biến vai trò giới và những mâu thuẫn trong việc thực hiện vai trò này, v.v.. Đồng thời, từ cách tiếp cận này tác giả cũng giới thiệu những gợi ý về chính sách đối với gia đình hướng đến quan hệ bình đẳng và hài hòa về lợi ích giữa các thành viên.

Phụ nữ nông thôn lao động xuất khẩu ở nước ngoài: Một số đặc điểm và hệ quả xã hội

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm

Trang: 84-96

Trên cơ sở các kết quả thu được trong quá trình tổng quan tài liệu và khảo sát thực địa thuộc đề tài “Những vấn đề xã hội của phụ nữ nông thôn Việt Nam lấy chồng và lao động ở nước ngoài” của Viện Gia đình và Giới năm 2009-2010, bài viết nêu lên những đặc điểm cơ bản của nữ lao động xuất khẩu và một số hệ quả tích cực cũng như tiêu cực của việc xuất khẩu lao động nữ. Kết quả cho thấy, đối với nhiều vùng nông thôn Việt Nam, xuất khẩu lao động nữ là chiến lược xóa đói giảm nghèo có hiệu quả và phần nào đóng góp cho sự thay đổi quan hệ phân công lao động theo giới theo chiều hướng tiến bộ hơn. Các hệ quả tiêu cực của xuất khẩu lao động nữ trên phạm vi quốc gia được nhóm gộp theo ba vấn đề, đó là vấn đề tuyển dụng, vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ khi lao động ở nước ngoài và vấn đề xã hội sau khi họ hết hạn hợp đồng trở về.

Quan hệ cha mẹ - con cái vị thành niên: Cơ sở lý luận và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay

Tác giả: Đặng Bích Thủy

Trang: 97-108

Bài viết đề cập những cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái vị thành niên trong bối cảnh xã hội hiện đại có nhiều sự biến đổi và thảo luận một số vấn đề cần quan tâm về mối quan hệ này ở Việt Nam những năm gần đây. Tác giả cho rằng những vấn đề chủ yếu đặt ra xung quanh mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái VTN là những thách thức liên quan đến sự thay đổi chức năng và cơ cấu gia đình, sự thiếu thời gian của cha mẹ dành cho con cái, sự lúng túng và khó khăn của cha mẹ trong giáo dục con cái ở độ tuổi vị thành niên. Những thách thức này đòi hỏi sự thay đổi tích cực trong nhận thức và kiến thức của cả cha mẹ và vị thành niên nhằm giúp vị thành niên có những định hướng đúng đắn trong cuộc sống.

Các biện pháp tiếp cận gia đình có hoàn cảnh thiệt thòi

Tác giả: Myfanwy McDonald; Đào Hồng Lê (tóm lược và giới thiệu)

Trang: 109-115

Bài viết được xây dựng dựa trên những phát hiện từ cuộc nghiên cứu về các trở ngại khi tiếp cận các gia đình và trẻ em thiệt thòi của Cortis, Katz và Patulny năm 2009 tại Australia và qua đó cung cấp những gợi ý nhằm tăng cường sự tham gia của các gia đình thiệt thòi trong các chương trình/hoạt động/dịch vụ chăm sóc gia đình và trẻ em. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới - Số 2/2012

Tác giả:

Trang: 1-120

Mục lục số 2 năm 2012 (Số đặc biệt kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Viện Gia đình và Giới) TÁC GIẢ TÊN BÀI TRANG Nguyễn Hữu Minh, Mai Văn Hai Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 5 Lê Thi Vài nét bàn về quan niệm hạnh phúc gia đình ở Việt Nam 23 Lê Thị Quý Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu gia đình Việt Nam hiện nay 35 Lê Ngọc Văn Một số khía cạnh về mối quan hệ vợ chồng qua các cuộc điều tra xã hội học gần đây ở Việt Nam 45 Lê Ngọc Lân Một số yếu tố tác động đến việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay 59 Trần Thị Vân Anh Nghiên cứu gia đình từ quan điểm giới 74 Nguyễn Thị Thanh Tâm Phụ nữ nông thôn lao động xuất khẩu ở nước ngoài: Một số đặc điểm và hệ quả xã hội 84 Đặng Bích Thủy Quan hệ cha mẹ - con cái vị thành niên: Cơ sở lý luận và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay 97 Myfanwy McDonald Các biện pháp tiếp cận gia đình có hoàn cảnh thiệt thòi 109 NTTD Hội nghị Tổng kết hoạt động Nhóm điều phối Chương trình giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hiệp quốc năm 2011 116 Trần Thị Cẩm Nhung Các sản phẩm và đề tài khoa học do Viện Gia đình và Giới thực hiện trong thời gian 2007-2012 118