Liên kết web
Số lượt truy cập

21

2860568

Tin hoạt động

Tọa đàm kỹ thuật “Đánh giá tác động COVID-19 từ cú sốc việc làm tới phúc lợi hộ gia đình: Ảnh hưởng theo giới”

07/12/2023
Ngày 10 tháng 11 năm 2023, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã tổ chức buổi Toạ đàm kỹ thuật “Đánh giá tác động COVID-19 từ cú sốc việc làm tới phúc lợi hộ gia đình: Ảnh hưởng theo giới”. Đây là hoạt động phối hợp với nhóm nghiên cứu đến từ Chương trình nghiên cứu "Tác động của Covid - 19 đến sự phát triển bao trùm quản trị dân chủ: Đánh giá nhanh sau đại dịch tại khu vực tiểu vùng sông Mê Kông” hợp tác giữa Trung tâm Phân tích và Dự báo với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC, Canada) và Viện Tài Nguyên Phát Triển Campuchia (CDRI, Campuchia).
TS Nguyễn Thị Thu Phương (Viện Kinh tế Việt Nam) giới thiệu về Chương trình nghiên cứu "Tác động của Covid - 19 đến sự phát triển bao trùm quản trị dân chủ: Đánh giá nhanh sau đại dịch tại khu vực tiểu vùng sông Mê Kông”

Trình bày báo cáo tại buổi Tọa đàm, TS. Nguyễn Thị Thu Phương (Viện Kinh tế Việt Nam) đã giới thiệu chia sẻ các phương pháp và nội dung nghiên cứu về đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 tới việc làm và phúc lợi của hộ gia đình, dưới góc nhìn về giới. Nghiên cứu đã cho thấy mặc dù làn sóng dịch lần thứ 4 (quý 3/2021) đã làm đảo ngược tiến trình tăng thu nhập và lao động, thu nhập đã quay trở lại quỹ đạo tăng trong quý 2/2022 và quý 2/2023. Tuy nhiên, khoảng cách giới trong thu nhập có sự gia tăng. Tín hiệu phục hồi về việc làm chưa hoàn toàn đi cùng với sự phục hồi trong thu nhập bởi độ phục hồi không đồng đều. Giảm mạnh tỷ trọng hộ bị giảm nhẹ 10% thu nhập. Mặc dù số hộ tăng thu nhập chiếm 1/3 nhưng cũng có tới 23,9% số hộ có ảnh hưởng thu nhập sụt giảm hơn một nửa ngay trong quãng nửa năm 2022. Có 19% số hộ gia đình bị rơi vào tình trạng nghèo đói, trong đó tỷ lệ hộ gia đình dễ bị tổn thương bị rơi vào tình trạng nghèo đói cao hơn và có sự khác biệt theo giới. Các hoạt động thiết yếu thường ngày như mua sắm, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc giáo dục cho các thành viên hộ gia đình cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Đến năm 2022, tình hình này đã cải thiện hầu hết ở các hoạt động, tỷ lệ gặp khó khăn trong đời sống hộ gia đình chỉ còn chiếm 1/5 số hộ. Khó khăn phần lớn rơi lên gánh nặng trên vai nữ giới khi người vợ vẫn đảm nhiệm phần lớn việc nhà không được trả công. Khoảng cách giới đối với việc nhà không được trả công nói chung lần lượt là 16,3 điểm %  vào năm 2021 và 16,5 điểm % vào năm 2022. Tuy nhiên, khoảng cách về giới tăng cao nhất đến 42,7 điểm % vào năm 2021 và 66,6 điểm % vào năm 2022 đối với công việc đi chợ mua sắm hàng ngày.

 

Bên cạnh các nội dung nghiên cứu, TS. Nguyễn Thị Thu Phương đã chia sẻ các phương pháp áp dụng trong các nghiên cứu khảo sát, đánh giá dự án. Các chuyên gia

đến từ Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới cũng đã chia sẻ các vấn đề kỹ thuật từ các nghiên cứu chuyên sâu về giới của Viện. Theo đó, các chuyên gia đều đề cập tới

TS. Nguyễn Đình Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới điều hành buổi Tọa đàm

nhu cầu thực hiện các nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng trong các đề tài khoa học, đặc biệt các kỹ thuật định lượng trong quá trình xây dựng điều tra và phân tích dữ liệu mảng lặp lại.

 

Kết thúc buổi Tọa đàm, TS. Nguyễn Đình Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã tổng kết các nội dung chính được trình bày, trao đổi tại tòa đàm và nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác trong triển khai nghiên cứu và đào tạo kỹ thuật phân tích định lượng giữa Viện với các Bộ, ngành cũng như các trường Đại học và các chương trình nghiên cứu quốc tế. Thay mặt Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, TS. Nguyễn Đình Tuấn đã gửi lời cảm ơn đến diễn, nhóm nghiên cứu đến từ Chương trình nghiên cứu "Tác động của Covid - 19 đến sự phát triển bao trùm quản trị dân chủ: Đánh giá nhanh sau đại dịch tại khu vực tiểu vùng sông Mê Kông” và hi vọng trong tương lai tiếp tục nhận được sự cộng tác, hợp tác và phối hợp trong các hoạt động khoa học.

2023

 

Thu Phương & Việt Phương