- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
28
2860046
Phòng Hành chính-Tổng hợp
09/05/2024Trưởng phòng: Đỗ Đình LềnHọc vị: Thạc sỹ Đt: 024 3825 2372 Phó trưởng phòng: Lỗ Việt Phương Học vị: Thạc sỹ |
Giới thiệu về Phòng
1. Chức năng:
Là đơn vị cấp Phòng của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Viện trưởng những mặt công tác về tổ chức và hành chính.
2. Nhiệm vụ:
a. Tổ chức:
- Tổ chức bộ máy: Xây dựng cơ cấu tổ chức các bộ phận và Phòng/Ban/Trung tâm theo quy định tại Quyết định số 263/QĐ-KHXH ngày 27/02/2013 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới.
- Triển khai thực hiện trong cơ quan các văn bản quy phạm và áp dụng quy phạm pháp luật của Nhà nước và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Phối hợp với các Phòng trong Viện để thực hiện công việc này
- Xây dựng các Quy chế làm việc của đơn vị: Quy chế Quản lý lao động, Quy chế Chi tiêu nội bộ, Quy chế về định mức lao động đối với các ngạch viên chức, các quy chế về an ninh an toàn. Phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội xây dựng các quy chế phối hợp công tác, quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Quản lý công tác nhân sự: Xây dựng nhu cầu nguồn lao động theo theo kế hoạch 5 năm và 10 năm; tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động với các ngạch viên chức khi tuyển dụng; quản lý công tác lao động, lương; thi đua; khen thưởng; kỷ luật; đào tạo; bổ nhiệm (gồm ngạch và chức vụ); thuyên chuyển và tiếp nhận; các hình thức bảo hiểm nhân sự là viên chức trong cơ quan Nhà nước.
b. Hành chính:
- Văn thư lưu trữ: Quản lý văn bản đến và đi; các loại hồ sơ của cơ quan và nhân sự, thi đua, nhà đất; quản lý con dấu; soạn thảo các hình thức văn bản quản lý.
- Tài chính – Kế toán: Quản lý gồm thu và chi các nguồn ngân sách: NSNN bao gồm NS phân bổ từ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam theo kế hoạch, NS từ các tổ chức phân bổ cho thực hiện đề tài khoa học và duy trì phát triển hoạt động; nguồn tài chính từ các tổ chức phi chính phủ, từ các tổ chức có yếu tố nước ngoài. Quản lý thu chi phục vụ công tác thường xuyên của cơ quan.
- Quản lý cơ sở vật chất: Quản lý nhà đất; Mua sắm và duy tu bảo dưỡng vật tư, văn phòng phẩm, điện nước, thông tin liên lạc, trang thiết bị văn phòng, ô tô; Xây dựng và chống xuống cấp trụ sở làm việc, sửa chữa nhỏ máy móc và trang thiết bị; Kiểm kê và theo dõi các quá trình biến động của tài sản trang thiết bị.
- Các công việc khác về hành chính: Quản lý an ninh, PCCC, lễ tân, vệ sinh, thông tin liên lạc, phục vụ các hội nghị, hội thảo do cơ quan tổ chức.
Các tin cũ hơn.................................................
- Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (04/11/2024)