•  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     
  •  
     

Giới thiệu Mô hình Làm cha mẹ tích cực và bộ tài liệu “Gia đình hạnh phúc”

Số liệu Điều tra Các mục tiêu Phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021 cho biết 72,4% trẻ em từ 1-14 tuổi đã phải chịu ít nhất một hình thức xử phạt tâm lý hoặc thể xác bởi các thành viên trong hộ gia đình trong một tháng trước cuộc điều tra. Trẻ em trai (74,4%) có nguy cơ bị bất kỳ hình thức xử phạt nào cao hơn một chút so với trẻ em gái (70,3%). Trong bối cảnh các biện pháp xử phạt bằng bạo lực đối với trẻ em vẫn đang diễn ra phổ biến trong gia đình, Tổ chức Tầm nhìn thế giới (WVI) tin rằng bằng cách trang bị cho cha mẹ kiến thức, kỹ năng đối xử với trẻ một cách công bằng, ân cần, nhân từ sẽ tạo môi trường sống an toàn và yêu thương cho trẻ em, tăng cường mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ - con cái, giúp trẻ em phát triển toàn diện. Vì thế, từ năm 2016, WVI hỗ trợ thực hiện Mô hình Làm cha mẹ tích cực (LCMTC) tại một số địa bàn dự án thuộc các tỉnh Hải Phòng, Điện Biên, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Đắk Nông, v.v..

Hội thảo “Thực trạng người Việt Nam hồi hương từ Vương quốc Anh giai đoạn 2014 - 2023”

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và Đại sứ quán Anh, ngày 20 tháng 12 năm 2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức Hội thảo “Thực trạng người Việt Nam hồi hương từ Vương quốc Anh giai đoạn 2014 - 2023”. TS. Nguyễn Đình Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và TS. Đào Thị Minh Hương, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Con người đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học và các đại biểu đại diện các cơ quan, tổ chức như: Tổ chức IOM, UN Women, Chương trình ASEAN-ACT, Viện Tâm lý học, Hội Xã hội học Việt Nam, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam-Hàn quốc, Uỷ ban dân tộc, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, Trường Đại học Lao động-Xã hội, Báo Phụ nữ Việt Nam, v.v..

Thăm dò ý kiến

Theo bạn giao diện mới của website viện gia đình và giới thế nào

  • Rất tiện dụng
  • Khá tiện dụng
  • Bình thường
  • Không tiện dụng
  • Rất không tiện dụng

Gửi phản hồi