Điểm nhấn
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA CHI ỦY, LÃNH ĐẠO VIỆN VỚI ĐẢNG VIÊN, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
- CHI BỘ VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ: ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
- Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
Liên kết web
Số lượt truy cập
47
2623965
Chi tiết tạp chíSố 5 - 2013
Thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội. Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã có những tác động to lớn, dẫn tới sự cải thiện đáng kể trong đời sống của tuyệt đại đa số người dân và đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có được thành tựu đó, phải kể đến những nỗ lực trong giảm nghèo của Chính phủ và của hộ gia đình đồng bào các dân tộc thiểu số. Dựa trên kết quả nghiên cứu “Giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam, khảo sát về sử dụng nguồn vốn tín dụng cho phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo ở tỉnh Lạng Sơn”, bài viết này đề cập đến những trở ngại trong nỗ lực giảm nghèo của hộ gia đình dân tộc thiểu số, vấn đề sử dụng vốn tín dụng để giảm nghèo và khả năng tiếp cận tới các nguồn vốn vay của hộ gia đình dân tộc thiểu số và của phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số.
Sự hài lòng về hôn nhân, về mối quan hệ giữa cha mẹ-con cái và các yếu tố tác động
Dựa trên số liệu của cuộc điều tra “Sự hài lòng về cuộc sống” do Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành năm 2011 tại 4 thành phố, tỉnh trên toàn quốc, bài viết phân tích các yếu tố tác động đến sự hài lòng về hôn nhân, về mối quan hệ cha mẹ - con cái. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tình trạng hôn nhân, giới tính, kinh tế gia đình là những yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến sự hài lòng về hôn nhân của người trả lời; trong khi các yếu tố như tình trạng hôn nhân, số người cư trú và số lượng tài sản có giá trị lại có tác động đến mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái trong gia đình.
Một số hình thức thể hiện tình cảm vợ chồng trong gia đình
Bài viết tập trung phân tích một số các hình thức thể hiện tình cảm vợ chồng trong gia đình dựa trên kết quả điều tra do Viện Gia đình và Giới thực hiện tại thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc hồi tháng 4 năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hình thức như tổ chức sinh nhật, tặng hoa, tặng quà trong dịp Tết, ngày lễ là các hoạt động khá phổ biến với các cặp vợ chồng trong khi tổ chức kỷ niệm ngày cưới là hoạt động ít được thực hiện nhất. Không quen thực hiện và điều kiện kinh tế hạn chế là hai lý do cơ bản khiến người dân không thực hiện những hoạt động biểu hiện tình cảm mang tính hình thức trong đời sống gia đình.
Chất lượng nguồn nhân lực nữ qua lăng kính giới
Dựa trên nguồn số liệu của đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong giai đoạn 2011 – 2020”, bài viết phân tích chất lượng nguồn nhân lực nữ của nước ta hiện nay ở 3 khía cạnh thể lực, trí lực và tâm lực trong sự so sánh với nguồn nhân lực nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở các mức độ khác nhau, thể lực, trí lực và tâm lực của nhân lực nữ đều kém hơn nhân lực nam. Trên cơ sở những hạn chế đã bộc lộ trong quá trình điều tra thực tế, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ và bình đẳng giới trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Những khác biệt trong cơ hội tiếp cận việc làm và đào tạo của người lao động hiện nay
Dựa trên kết quả khảo sát từ chương trình nghiên cứu của Viện Xã hội học được tiến hành tại hai tỉnh Hà Nam và Tiền Giang tháng 5 năm 2012, bài viết đi sâu vào thực trạng khác biệt trong cơ hội tiếp cận việc làm và đào tạo của người lao động ở một số nhóm xã hội, đồng thời xác định những yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận việc làm và đào tạo với hy vọng đóng góp vào việc hình dung rõ hơn những bất cập trên thị trường lao động trong mô hình phát triển và quản lý xã hội hiện tại. Tác giả cho rằng những khác biệt trong cơ hội tiếp cận với việc làm và đào tạo đã và đang diễn ra giữa các nhóm xã hội, dẫn đến một nguồn nhân lực của đất nước ở chất lượng thấp về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, đem lại những thách thức đáng kể đối với các chủ thể trên thị trường lao động.
Bài viết đề cập đến ứng xử của cha mẹ đối với nhu cầu và lối sống của con cái VTN, ứng xử của cha mẹ khi con mắc lỗi và những biện pháp cha mẹ thực hiện nhằm quản lý những hành vi nguy cơ của con cái. Những phát hiện từ nghiên cứu thực địa cho thấy ứng xử của cha mẹ đối với nhu cầu và lối sống của con cái VTN mang tính tiêu cực nhiều hơn tích cực. Khi con cái mắc lỗi cha mẹ thường không kiềm chế được cảm xúc cá nhân, có những ứng xử không phù hợp như quát tháo và đánh đòn, thậm chí là đuổi con ra khỏi nhà. Không có nhiều cha mẹ có những hành vi ứng xử tích cực như lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân và khuyên nhủ, động viên con bằng những lời nói nhẹ nhàng, tình cảm hoặc sử dụng hình thức kỷ luật hợp lý đối với những khuyết điểm của con cái. Cha mẹ có những biện pháp tích cực và có thể xem là hiệu quả nhằm ngăn ngừa hành vi nghiện chơi điện tử của con cái. Đối với nguy cơ chơi với bạn xấu hoặc có quan hệ yêu đương sớm, cha mẹ mới dừng lại ở những lời dặn dò mang tính máy móc và giáo điều. ít cha mẹ có sự gần gũi, tâm sự để hiểu và cho con những lời khuyên phù hợp giúp con có hướng xử lý đúng đắn các mối quan hệ bạn bè/yêu đương của mình.
Dựa trên số liệu điều tra về “Thực trạng mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội” năm 2012, bài viết tập trung phân tích một số nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cơ bản trong gia đình từ góc nhìn của học sinh. Kết quả phân tích cho thấy, càng trưởng thành, các em càng đề cao ý thức tự lực, khẳng định mình bằng chính kiến và ý chí vươn lên. Theo các em, cách thức giáo dục phù hợp nhất là cha mẹ, ông bà dành thời gian giảng giải và làm gương cho con cháu. Việc đề ra các quy tắc bắt các con phải tuân theo hay so sánh con với các bạn đồng lứa sẽ không phù hợp và kém hiệu quả. Đối với học sinh phổ thông trung học, rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ hoạt động thực tiễn được các em đánh giá cao và hướng tới.
Bài viết tìm hiểu quan niệm của người dân về giá trị con cái dựa trên một nghiên cứu định tính ở Hưng Yên. Nghiên cứu này cho thấy đối với hầu hết các bậc cha mẹ thì con cái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt tinh thần cũng như duy trì sự bền vững của hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Trong quan niệm của người dân hiện nay vẫn còn tồn tại sự đề cao giá trị con trai trong gia đình vì mục đích “nối dõi tông đường” và “thờ cúng tổ tiên”, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi và mất cân bằng giới tính khi sinh đang ngày càng gia tăng hiện nay.
Hội thảo tham vấn xây dựng Chương trình hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020
Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới - Số 5/2013
Mục lục số 5/2013
TÁC GIẢ TÊN BÀI TRANG
Đặng Thị Hoa Sử dụng vốn tín dụng trong nỗ lực giảm nghèo của hộ gia đình và của phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn
3
Dương Thị Thu Hương, Hoàng Bá Thịnh Sự hài lòng về hôn nhân, về mối quan hệ giữa cha mẹ-con cái và các yếu tố tác động
16
Lỗ Việt Phương Một số hình thức thể hiện tình cảm vợ chồng trong gia đình
27
Lưu Song Hà, Phan Thị Thu Hà Chất lượng nguồn nhân lực nữ qua lăng kính giới
38
Bùi Thị Thanh Hà Những khác biệt trong cơ hội tiếp cận việc làm và đào tạo của người lao động hiện nay
51
Nguyễn Phương Thảo Ứng xử của cha mẹ đối với con cái vị thành niên (Qua cuộc khảo sát tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh)
63
Phí Hải Nam Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh trong gia đình Hà Nội: Từ góc nhìn của học sinh
74
Vũ Thị Cúc Quan niệm của cha mẹ về giá trị con cái trong gia đình hiện nay (Nghiên cứu trường hợp ở xã Bảo Khê và phường Lê Lợi, thành phố Hưng Yên)
85
Nguyễn Thị Hồng Xoan Hội thảo quốc tế về khía cạnh giới trong vấn đề xuất khẩu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh 95
Hương Trầm Hội thảo tham vấn xây dựng Chương trình hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020 96