Liên kết web
Số lượt truy cập

48

2624113

Chi tiết tạp chíSố 4 - 2013

Nghiên cứu gia đình Việt Nam: khái niệm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (qua tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới từ năm 2006 đến 2012)

Tác giả: Bùi Thị Hương Trầm

Trang: 3-15

Trong 22 năm xây dựng và trưởng thành (1990-2012), Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới đã trở thành một diễn đàn trao đổi học thuật. Các bài viết được đăng tải thể hiện kết quả nghiên cứu, tâm huyết cũng như quan điểm của các tác giả trong nghiên cứu về phụ nữ, gia đình và bình đẳng giới. Nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu xã hội học gia đình, bài viết thống kê, sắp xếp lại một cách hệ thống tương đối về các khái niệm, các cách tiếp cận, các phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng trong các bài đăng ở chuyên mục “Hôn nhân - Gia đình” trên Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới từ năm 2006 đến năm 2012.

Phúc lợi xã hội của hộ gia đình nghèo ở nông thôn (Trường hợp ấp An Thành, xã Lục Sỹ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long)

Tác giả: Nguyễn Đặng Minh Thảo

Trang: -

Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài “Tăng cường năng lực hộ nghèo tiếp cận hệ thống chính sách và các nguồn lực: Nghiên cứu và phát triển đề án thí điểm tại xã Lục Sỹ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” bài viết tìm hiểu hiện trạng tiếp cận các quyền lợi chính sách (y tế, giáo dục, nguồn vốn) của các chương trình do nhà nước hỗ trợ dành cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em; phát hiện các thiếu hụt trong nhận thức về chính sách và mức độ tiếp cận các quyền lợi của các chương trình giảm nghèo của người dân tại địa phương nghiên cứu.

Các chủ đề nghiên cứu về giới ở Việt Nam cần quan tâm

Tác giả: Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh

Trang: -

Dựa vào việc phân tích một số lượng lớn các công trình đã có, bài viết tóm tắt một số nội dung nghiên cứu đã được quan tâm cũng như những nội dung còn chưa được nghiên cứu đầy đủ ở 4 lĩnh vực chủ yếu, gồm giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, lao động việc làm và phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý. Từ đó, bài viết đề cập đến những vấn đề cần được làm rõ trong từng lĩnh vực, cả về phạm vi các vấn đề nghiên cứu cũng như việc vận dụng lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu.

Nghiên cứu bình đẳng giới trong lãnh đạo chính trị ở Việt Nam: Một số phát hiện từ tổng quan có tính phê phán

Tác giả: Lê Thị Thục

Trang: 44-54

Nghiên cứu bình đẳng giới trong lãnh đạo chính trị là vấn đề còn chưa được quan tâm thỏa đáng ở Việt Nam. Đặc biệt, đa số nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam chưa cung cấp được phần tổng quan đầy đủ, hệ thống và thỏa đáng cho các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Với nỗ lực nhằm hướng đến tiêu chuẩn nghiên cứu quốc tế, đồng thời cung cấp tri thức về một lĩnh vực nghiên cứu còn rất non trẻ ở Việt Nam, bài viết này cung cấp một tổng quan có tính phê phán về mảng vấn đề bình đẳng giới trong lãnh đạo chính trị trên thế giới và ở Việt Nam. Tác giả chỉ ra những thành công và thiếu hụt của các nghiên cứu đã có, giúp chúng ta hình dung được tổng thể các vấn đề đã được nghiên cứu, đồng thời thấy những gì cần được tiếp tục tìm hiểu về lĩnh vực này.

Mại dâm và quản lý mại dâm ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc

Tác giả: Lê Thị Hồng Hải

Trang: 55-66

Dựa trên nguồn tài liệu sưu tầm được xuất bản trong thời kỳ Pháp thuộc, bài viết giới thiệu một số nét về mại dâm và việc quản lý mại dâm của chính quyền thuộc địa ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Mại dâm thời kỳ này được mô tả như một thảm họa đối với xã hội, chính vì vậy mà chính quyền thuộc địa xây dựng và thí điểm các mô hình quản lý mại dâm khác nhau nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của mại dâm tới đời sống xã hội như hợp pháp hoá với việc quy hoạch các khu riêng biệt cho hoạt động mại dâm, xây dựng những mô hình chăm sóc sức khoẻ cho những phụ nữ làm mại dâm. Từ khóa: Mại dâm; Quản lý mại dâm; Thời kỳ Pháp thuộc

Thực trạng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên (Qua khảo sát tại Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản thành phố Huế)

Tác giả: Đoàn Văn Trường

Trang: 67-75

Bài viết phân tích thực trạng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên qua cuộc khảo sát tại Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản thành phố Huế năm 2011 - 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết trẻ vị thành niên nạo phá thai được phỏng vấn đều trả lời nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự thiếu quan tâm của gia đình và hạn chế trong nhận thức của chính bản thân các em. Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông đại chúng cũng là một trong những nhân tố tác động trực tiếp tới vấn đề này, đòi hỏi gia đình, nhà trường và xã hội cần phải có những hướng dẫn và nhận thức đúng đắn kịp thời để có thể hiểu rõ về tâm tư tình cảm của trẻ, mang lại cuộc sống lành mạnh và phát triển toàn diện cho lứa tuổi này.

Vai trò của phụ nữ Việt Nam và việc xây dựng nội dung đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường

Tác giả: Bùi Thị Lợi

Trang: 76-83

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, bên cạnh những thành tựu to lớn về mặt kinh tế-xã hội thì mặt trái của quá trình này đã tác động mạnh mẽ đến các tầng lớp xã hội, đặc biệt là đến người phụ nữ. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để người phụ nữ Việt Nam hoàn thành vai trò đối với gia đình và xã hội trong bối cảnh xã hội hiện đại. Bài viết lý giải sự cần thiết phải xây dựng và bổ sung một số nội dung đạo đức mới cho người phụ nữ trong thời đại mới, là những phẩm chất cần thiết để họ thực hiện tốt các vai trò của mình trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.

Phân tích về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam

Tác giả: Võ Kim Hương

Trang: 84-90

Bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại (CSEC) là vấn đề được quan tâm trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Để có cơ sở cho việc hoạch định chính sách đối với công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em là nạn nhân của bóc lột tình dục vì mục đích thương mại trong điều kiện hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB & XH) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng CSEC tại 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam vào tháng 12-2010. Mặc dù phạm vi nghiên cứu thực địa còn hạn chế, các phát hiện của nghiên cứu đã cho thấy thực trạng đáng báo động về mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em vì mục đích tình dục, du lịch tình dục trẻ em, văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em đang diễn ra ở Việt Nam, bao gồm cả trẻ em trai và trẻ em gái, ở cả thành phố lớn lẫn nông thôn. Nghiên cứu đã đề xuất các khuyến nghị với 5 chủ đề chính về khung chính sách, sự phối hợp, hệ thống luật pháp, an sinh xã hội và phòng ngừa, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi xã hội nhằm bảo vệ trẻ em khỏi nạn bóc lột tình dục vì mục đích thương mại. Tòa soạn xin giới thiệu tới bạn đọc nội dung chính của Báo cáo nghiên cứu này.

Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới - Số 4/2013

Tác giả:

Trang: 1-96

Mục lục số 4/2013 TÁC GIẢ TÊN BÀI TRANG Bùi Thị Hương Trầm Nghiên cứu gia đình Việt Nam: khái niệm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (qua tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới từ năm 2006 đến 2012) 3 Nguyễn Đặng Minh Thảo Phúc lợi xã hội của hộ gia đình nghèo ở nông thôn (Trường hợp ấp An Thành, xã Lục Sỹ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) 16 Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh Các chủ đề nghiên cứu về giới ở Việt Nam cần quan tâm 27 Lê Thị Thục Nghiên cứu bình đẳng giới trong lãnh đạo chính trị ở Việt Nam: Một số phát hiện từ tổng quan có tính phê phán 44 Lê Thị Hồng Hải Mại dâm và quản lý mại dâm ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc 55 Đoàn Văn Trường Thực trạng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên (Qua khảo sát tại Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản thành phố Huế) 67 Bùi Thị Lợi Vai trò của phụ nữ Việt Nam và việc xây dựng nội dung đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường 76 Võ Kim Hương Phân tích về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam 84 Trần Văn Thao Dân số thế giới dự kiến đạt mức 9,6 tỷ người vào năm 2050 91 Cẩm Nhung Hội thảo Kết quả nghiên cứu 6 tháng đầu năm 2013 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới 92 P.V Đề xuất chính sách hỗ trợ bà mẹ chọn lựa dinh dưỡng bổ sung tốt và phù hợp nhất cho trẻ nhỏ tại Việt Nam 93 P.V Hội nghị “Vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” 95