Điểm nhấn
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA CHI ỦY, LÃNH ĐẠO VIỆN VỚI ĐẢNG VIÊN, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
- CHI BỘ VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ: ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
- Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
Liên kết web
Số lượt truy cập
38
2624019
Chi tiết tạp chíSố 2 - 2013
Phân tích các mối quan hệ trong gia đình: Một số khía cạnh phương pháp luận
Phân tích về mối quan hệ trong gia đình là một nội dung quan trọng trong quá trình nhận diện đặc điểm gia đình Việt Nam và tìm kiếm phương thức xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc. Trong thời gian gần đây, chương trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đang tập trung vào chủ đề nghiên cứu này. Để có được những kết quả nghiên cứu chính xác, cung cấp những luận chứng có cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách liên quan đến vấn đề này, việc chú ý đến những khía cạnh lý thuyết và phương pháp nghiên cứu là rất quan trọng. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng các nghiên cứu, tòa soạn giới thiệu một số trao đổi bước đầu của tác giả Nguyễn Hữu Minh về những điểm cần quan tâm khi áp dụng khái niệm, cách tiếp cận lý thuyết, các chỉ báo cũng như phân tích các yếu tố tác động đến mối quan hệ gia đình trong quá trình nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam hiện nay.
Đa dạng kiểu loại gia đình - xu thế khách quan của xã hội Việt Nam đương đại
Nội hàm của khái niệm gia đình với các tiêu chí nhận diện ngày càng trở nên chật chội so với thực trạng gia đình Việt Nam đương đại. Nhiều kiểu loại mới xuất hiện và tồn tại song hành với mô hình gia đình truyền thống. Chúng là kết quả tất yếu, khách quan của những biến động kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, đặc biệt là sự đa dạng trong quan niệm của mỗi cá nhân về hạnh phúc. Bài viết trình bày một số tiêu chí nhận diện gia đình hiện nay và giải pháp cho vấn đề đa dạng kiểu loại gia đình. Nghiên cứu cho rằng cần thiết phải có những thay đổi trong nhận thức của dư luận xã hội về những dạng thức gia đình nhạy cảm nhằm tôn trọng sự khác biệt và tránh những định kiến, kỳ thị; mặt khác, hệ thống pháp luật về hôn nhân gia đình cần phải có những chính sách cởi mở phù hợp với xu thế phát triển khách quan của xã hội Việt Nam đương đại.
Các yếu tố gia đình ảnh hưởng đến tuổi thôi học của thanh thiếu niên Việt Nam
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố gia đình với nguy cơ thôi học sớm hay muộn của thanh thiếu niên qua phân tích số liệu từ cuộc Điều tra về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ hai (SAVY 2), sử dụng hai kỹ thuật áp dụng cho số liệu có cấu trúc “thời gian-sự kiện” là ước lượng Kaplan-Meier và mô hình nguy cơ xác suất Cox. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc trưng gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì quá trình học vấn cho thanh thiếu niên. Gia đình có cả bố và mẹ ở nhóm học vấn cao hơn, không phải làm nghề lao động giản đơn thì thanh thiếu niên có khoảng thời gian đi học dài hơn. Thành phần dân tộc, số lượng anh chị em và mức sống gia đình có mối quan hệ với tuổi thôi học của thanh thiếu niên, phản ánh sự phân bổ nguồn lực sử dụng dịch vụ giáo dục cho thành viên của gia đình bị ảnh hưởng bởi tình trạng đông người, chi phí, thu nhập và một số rào cản khác như nhiều nghiên cứu đã phát hiện.
Pháp luật Việt Nam về quan hệ cha mẹ - con cái
Kể từ khi thành lập nước đến nay Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Các chính sách pháp luật này phụ thuộc và chịu nhiều ảnh hưởng từ những biến đổi lịch sử của đất nước. Trên cơ sở rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được công bố từ năm 1945 đến nay, bài viết tìm hiểu vấn đề quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình đã được quy định trong hệ thống pháp luật theo từng giai đoạn lịch sử. Kết quả nghiên cứu cho thấy nội dung quan hệ cha mẹ - con cái trong gia đình được sửa đổi, bổ sung ngày càng chặt chẽ hơn trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam nhằm điều chỉnh kịp thời có hiệu quả các mối quan hệ trong gia đình và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện đại.
Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu về Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân tộc thiểu số phía Bắc được thực hiện vào tháng 7 năm 2011. Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy trong khi cuộc sống của cả phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số ở địa bàn khảo sát đều bị ảnh hưởng khá rõ bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, thì tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của phụ nữ và nam giới là khác nhau. Sự khác biệt giới hay bất bình đẳng giới dưới ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu được khoét sâu bởi sự đan xen của nhiều yếu tố: văn hóa, kinh tế, xã hội và thể chế. Do vai trò giới truyền thống, phụ nữ có xu hướng dễ bị tổn thương hơn nam giới khi so sánh trong cùng một dân tộc. Nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò và những đóng góp của phụ nữ trong những nỗ lực giảm rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bạo lực giới từ góc tiếp cận nam tính
Bài viết đặt mục đích tổng thuật lại một số nghiên cứu về bạo lực giới từ góc độ tiếp cận “nam tính” (masculinity) và những khía cạnh liên quan đến nó. Bài viết chỉ ra rằng “nam tính” là quan niệm có tính bối cảnh, phụ thuộc vào các xã hội và môi trường văn hóa khác nhau. Tương tự như vậy, bạo lực cũng bị chi phối bởi những yếu tố tâm lý, cảm xúc, diễn ngôn xã hội về nam tính, vai trò kinh tế, chuẩn mực giới, và hệ giá trị mà xã hội gán cho hai giới.
Bài viết đề cập đến hoạt động lao động sản xuất trong gia đình của phụ nữ đang tham gia hoạt động trong hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đang tham gia trong hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn là nhóm xã hội đặc biệt, giống như những phụ nữ thuần nông khác, họ là lực lượng đảm nhiệm chính hầu hết các công việc nội trợ và tham gia hoạt động sản xuất, nhưng lại đồng thời tham gia vào các hoạt động đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương. So với đồng nghiệp nam, nữ cán bộ cơ sở ở nông thôn gặp nhiều khó khăn trong việc thu xếp thời gian, vượt qua định kiến xã hội để hoàn thành tốt vai trò của mình đối với gia đình và sự nghiệp; trong khi đó nam cán bộ cơ sở ít chịu sức ép về trách nhiệm gia đình, họ gánh vác một số công việc đồng áng nặng nhọc nhưng lại nhận được sự hỗ trợ rất lớn của người vợ trong công việc gia đình để phát triển sự nghiệp.
Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới - Số 2/2013
Mục lục số 2/2013
TÁC GIẢ TÊN BÀI TRANG
Nguyễn Hữu Minh Phân tích các mối quan hệ trong gia đình: Một số khía cạnh phương pháp luận
3
Nguyễn Hồng Mai Đa dạng kiểu loại gia đình - xu thế khách quan của xã hội Việt Nam đương đại
18
Trần Quý Long Các yếu tố gia đình ảnh hưởng đến tuổi thôi học của thanh thiếu niên Việt Nam
29
Nguyễn Đức Tuyến Pháp luật Việt Nam về quan hệ cha mẹ - con cái
43
Phạm Thu Hiền Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân tộc thiểu số phía Bắc - nhìn từ lăng kính giới
56
Phạm Quỳnh Phương Bạo lực giới từ góc tiếp cận nam tính
67
Nguyễn Thị Thúy, Bùi Phương Hoa Hoạt động lao động sản xuất trong gia đình của phụ nữ đang tham gia trong hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn (Nghiên cứu tại 4 xã của tỉnh Thanh Hóa)
79
Ngô Thị Tuấn Dung Báo cáo Phát triển Thế giới 2012: Bình đẳng giới và phát triển
90
Hương Trầm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiệm thu đề tài Điều tra Phòng chống bạo lực gia đình 94
P.V. Thực hành dinh dưỡng tốt vì mục tiêu phát triển của trẻ em Việt Nam 95
Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới thông báo Về việc thay đổi tên gọi và cơ cấu tổ chức 96