Liên kết web
Số lượt truy cập

47

2624114

Chi tiết tạp chíSố 2 - 2010

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng giữa nam nữ

Tác giả: Lê Thi

Trang: 3-11

File toàn văn đính kèm: Tải về

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn day dứt về vấn đề giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình quyền. Trong bài viết này, tác giả phân tích và khái quát dòng tư tưởng nhất quán và xuyên suốt đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua một số bài viết, bài nói chuyện chọn lọc của Người. Các vấn đề nam nữ bình quyền, phụ nữ tự phấn đấu vươn lên, vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể trong việc phát huy vai trò của phụ nữ đã được đề cập một cách cụ thể. Đồng thời, việc đấu tranh chống bạo lực gia đình và tôn vinh những đóng góp của phụ nữ cũng được nhấn mạnh trong bài viết.

Những trở ngại đối với sự phấn đấu của nữ lãnh đạo

Tác giả: Trần Thị Vân Anh

Trang: 12-25

File toàn văn đính kèm: Tải về

Bài viết sử dụng tư liệu của một nghiên cứu định tính tiến hành năm 2009 với 30 cuộc phỏng vấn nam và nữ lãnh đạo trung ương và tỉnh/thành. Các trở ngại đối với sự phấn đấu của nữ lãnh đạo có thể gặp cả ở ba cấp độ, đó là tại nơi làm việc, trong các quy định chính sách, và ở gia đình, cộng đồng. Cụ thể các trở ngại chính bao gồm ảnh hưởng của người có trách nhiệm, việc tạo nguồn và kiểm tra, đánh giá công tác cán bộ nữ; trở ngại từ các quy định chính sách, gồm cơ hội đào tạo - bồi dưỡng; quy định về tuổi và tiêu chuẩn thi đua và ảnh hưởng của định kiến và chuẩn mực cũ, bao gồm tại nơi làm việc, ở gia đình và cộng đồng. Tác giả cho rằng các yếu tố này có thể thay đổi, chuyển biến từ cản trở sang không hạn chế, tạo điều kiện và thúc đẩy nữ lãnh đạo. Điều này tùy thuộc vào nhận thức và cam kết chính trị của người lãnh đạo cũng như việc thực hiện các chính sách một cách linh hoạt, sáng tạo, đồng thời có sự ủng hộ của người chồng và hỗ trợ của gia đình, trên cơ sở sự nỗ lực của cán bộ nữ.

Khung pháp lý về hoạt động của Hội đồng nhân dân nhìn từ góc độ giới

Tác giả: Phạm Thu Hiền

Trang: 26-31

File toàn văn đính kèm: Tải về

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều chính sách tiến bộ về vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới. Hệ thống pháp luật Việt Nam là điểm tựa pháp lý quan trọng phản ánh các quyền cơ bản của công dân, tạo cơ sở cho phụ nữ và nam giới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Nhiều văn bản pháp lý đã và đang được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay. Mặc dù nguyên tắc bình đẳng nam nữ đã được khẳng định trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) nói riêng, nhưng nguyên tắc này lại chưa được cụ thể hóa trong các văn bản dưới luật, dẫn đến những bất lợi cho phụ nữ trên thực tế. Bài viết phân tích khía cạnh giới trong các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của HĐND các cấp, dựa trên việc nghiên cứu các văn bản pháp luật như Hiến pháp, các Luật và văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động của HĐND.

Biến đổi mô hình phân công lao động nội trợ trong gia đình nông thôn

Tác giả: Phùng Thị Kim Anh

Trang: 32-45

File toàn văn đính kèm: Tải về

Bài viết sử dụng số liệu từ cuộc khảo sát “Nghiên cứu gia đình nông thôn Việt Nam 2008”, được tiến hành tại xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam vào tháng 9 năm 2008 với mẫu nghiên cứu là 302 trường hợp. Bài viết xem xét sự biến đổi mô hình phân công lao động trong gia đình theo trục thời gian, từ khi các cặp vợ chồng kết hôn và so sánh với mô hình phân công lao động nội trợ ở thời điểm khảo sát. Kết quả phân tích cho thấy trong quá trình chung sống, giữa vợ và chồng đã có sự chia sẻ nhất định về công việc nội trợ, thời gian kết hôn tăng lên thì khối lượng công việc của người phụ nữ được giảm xuống. Tuy nhiên, công việc nội trợ vẫn do hầu hết các thành viên nữ đảm nhận, nếu không phải do người vợ, người mẹ thì vẫn là con gái hoặc chị em gái. Vai trò các thành viên nam như người chồng, người cha hoặc con trai, anh em trai vẫn chỉ mang tính hỗ trợ. Do đó, việc thu hẹp khoảng cách và các định kiến trong việc phân công lao động nội trợ giữa vợ và chồng theo tác giả cần phải có sự tác động của các chính sách xã hội hơn là trông chờ sự thay đổi của bản thân phụ nữ và nam giới trong gia đình.

Vấn đề tôn kính tổ tiên của người Việt Công giáo tại Tử Nê, Bắc Ninh

Tác giả: Lê Đức Hạnh

Trang: 46-56

File toàn văn đính kèm: Tải về

Mặc dù những vấn đề liên quan đến phòng, chống bạo lực ở nhóm mại dâm nữ còn ít được nhắc đến, nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại của hiện tượng này trong xã hội Việt Nam hiện nay. Để thực hiện các cam kết quốc tế cũng như thực hiện các chương trình quốc gia bảo vệ phụ nữ và phát triển xã hội, cần thiết phải triển khai các nghiên cứu nhằm tìm hiểu một cách đầy đủ tình trạng bị bạo hành mà người phụ nữ ở Việt Nam có thể gặp phải, trong đó có nhóm nữ mại dâm. Bài viết dưới đây là kết quả của đề tài: Tình trạng nữ mại dâm bị bạo hành - Một nghiên cứu định tính tại Hà Nội được thực hiện với hơn 30 trường hợp phụ nữ đã từng hành nghề mại dâm đang tham gia học tập và lao động tại Trung tâm Lao động-Xã hội (đóng tại xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội) vào tháng 6/2009 với mục tiêu là mô tả và phân tích các vấn đề liên quan đến đối tượng, hình thức và bối cảnh nữ mại dâm bị bạo hành nhằm đưa ra cách tiếp cận và giải pháp mới cho vấn nạn mại dâm theo hướng giảm hại và bảo vệ quyền con người.

Tình trạng nữ mại dâm bị bạo hành

Tác giả: Đỗ Văn Quân

Trang: 57-70

File toàn văn đính kèm: Tải về

Kiến thức, thái độ và hành vi của ngư dân về sự lây nhiễm HIV/AIDS: Nghiên cứu trường hợp tại Quảng Ninh

Tác giả: Đoàn Kim Thắng

Trang: 71-87

File toàn văn đính kèm: Tải về

Nghiên cứu được thực hiện năm 2008 tại thành phố Hạ Long và hai huyện Vân Đồn, Yên Hưng thuộc tỉnh Quảng Ninh. Số mẫu phỏng vấn là 300 người dân ngư nghiệp ở các nhóm nghề: khai thác, chế biến, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Các số liệu được phân tích theo nhóm tuổi, học vấn, giới tính và nghề nghiệp. Kết quả cho thấy kiến thức của những người được hỏi về phòng tránh lây nhiễm HIV còn có nhiều điểm hạn chế, còn hiểu sai về các con đường không lây nhiễm HIV. Vẫn còn những biểu hiện sự kỳ thị, xa lánh và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ. Tỷ lệ xét nghiệm còn thấp do mặc cảm của người nhiễm HIV và khả năng cung ứng các dịch vụ y tế. Tác giả kiến nghị cần tạo điều kiện để cả nam và nữ, đặc biệt là người nghèo được tiếp cận một cách công bằng thuốc ARV và nâng cao tỷ lệ trong nhóm có hành vi nguy cơ cao: người tiêm/chích ma túy, người trong nhóm khai thác, người thường xuyên đi làm ăn xa có nhiều bạn tình... được xét nghiệm HIV kịp thời. Đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân, giảm sự kì thị và phân biệt đối xử, tăng cường sự bình đẳng giới và giảm thiểu sự phân biệt trên cơ sở giới.

Tìm hiểu thực trạng và xây dựng quy trình phối hợp liên ngành về ngăn ngừa, phát hiện, xử lý và hỗ trợ trẻ em bị xâm phạm tình dục

Tác giả: Võ Kim Hương

Trang: 88-93

File toàn văn đính kèm: Tải về

Xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn đề xã hội nhức nhối, cấp bách ở nhiều địa phương, để lại một hậu quả vô cùng nặng nề, lâu dài đối với sự phát triển về sức khoẻ, tâm lý, tinh thần trẻ em. Hiện còn ít nghiên cứu cụ thể về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em được công bố. Hầu hết, chỉ có các bài báo viết về một số vụ hiếp dâm trẻ em và đề cập đến các nguyên nhân nhưng còn sơ sài, việc phân tích xâm hại tình dục trẻ em còn chưa mang tính toàn diện. Với chính sách Bảo vệ trẻ em được tổ chức Plan toàn cầu phê duyệt năm 2002, Plan tại Việt Nam đã cùng với các cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương xây dựng cơ chế phối hợp nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục. Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu một nghiên cứu với sự hỗ trợ của tổ chức Plan năm 2007 về đề tài này với hy vọng sẽ mô tả được bức tranh chung về thực trạng xâm hại tình dục trẻ em, cơ chế, quy trình phối hợp liên ngành về ngăn ngừa, phát hiện, xử lý và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục giữa ngành Dân số Gia đình và Trẻ em, Lao động thương binh xã hội, Y tế, Công an và các tổ chức chính trị xã hội đoàn thể quần chúng.

Hội thảo: Góp ý báo cáo thường niên năm 2009 Viện Gia đình và Giới

Tác giả: Trần Thị Hồng

Trang: 94-95

File toàn văn đính kèm: Tải về

Trang Web của Viện Gia đình và Giới

Tác giả: Phạm Thị Huệ

Trang: 96

File toàn văn đính kèm: Tải về