Điểm nhấn
- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
Liên kết web
Số lượt truy cập
45
2787626
Chi tiết tạp chíSố 1 - 2012
Mấy vấn đề trong vận dụng quan điểm và lý thuyết giới vào thực tiễn Việt Nam
Trong bài viết này, tác giả nêu ra và phân tích ba vấn đề trong việc hiểu và áp dụng quan điểm giới vào nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam. Thứ nhất, rất nhiều học giả không đặt ra nên không giải đáp vấn đề nghiên cứu cơ bản là có bao nhiêu giới, mà mặc nhiên cho rằng có hai và chỉ hai giới, bất chấp những bằng chứng y sinh học và bằng chứng liên văn hóa về một thực tế có thể gọi là “đa giới”. Thứ hai, do không cập nhật thông tin và không nắm được các bước đi trong một quy trình nghiên cứu, một số người đã tốn công của và thì giờ đi tìm và lặp lại những điều mà thế giới đã tìm ra từ lâu, cụ thể như trong lĩnh vực tính dục đồng giới. Và thứ ba, nhiều người quan niệm rằng giới chỉ liên quan đến phụ nữ, và do đó, coi nam như không mang giới, không thuộc một giới nào. Tác giả cho rằng đây là những sai sót cần khắc phục.
Vấn đề xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015
Bài viết đề cập một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình phân tích tình hình, lựa chọn vấn đề giới ưu tiên cũng như xác định các mục tiêu và chỉ tiêu của các bộ/ngành/tỉnh/thành phố khi xây dựng Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015. Theo đó, tác giả nêu lên sự cần thiết của việc phân tích tình hình về giới, mục đích và yêu cầu của phân tích giới, và các bước thực hiện việc phân tích. Tác giả cũng trình bày một số căn cứ để xây dựng mục tiêu và các chỉ tiêu, xác định tiêu chí đối với chỉ tiêu cũng như cách thức cụ thể hóa mục tiêu và các chỉ tiêu cho Kế hoạch hành động, đồng thời chỉ ra một số khó khăn trong quá trình xây dựng Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 và cách khắc phục những khó khăn đó.
Xây dựng Kế hoạch hành động về bình đẳng giới (KHHĐ) là một công việc mới, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là trong điều kiện các địa phương, đơn vị còn thiếu hệ thống số liệu có phân tách theo giới tính và thiếu các cán bộ có kỹ năng xây dựng kế hoạch về vấn đề này. Bài viết đưa ra một số gợi ý cho các địa phương/đơn vị trong việc xác định các giải pháp/hoạt động và phân công tổ chức thực hiện khi xây dựng bản KHHĐ. Theo đó, tác giả trình bày chi tiết về các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng giải pháp/hoạt động, những điểm cần quan tâm trong tổ chức thực hiện, các điều kiện để tổ chức thực hiện thành công và cách trình bày phần tổ chức thực hiện trong bản KHHĐ.
Từ khuôn mẫu bất bình đẳng giới đến lồng ghép về vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật Quảng cáo
Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây với những phân tích về vấn đề lồng ghép giới trong Dự thảo Luật Quảng cáo trình Quốc hội xem xét lần đầu tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIII, tháng 11 năm 2011 vừa qua. Bài viết giới thiệu cơ sở xã hội học để nhìn nhận vai trò của quảng cáo đối với bình đẳng giới; phân tích các khuôn mẫu bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em trong các sản phẩm quảng cáo; rà soát xem các quy định của dự thảo Luật Quảng cáo đã đáp ứng các yêu cầu của Luật Bình đẳng giới như thế nào để từ đó gợi ra suy nghĩ về lồng ghép vấn đề giới trong Luật Quảng cáo. Các tác giả cho rằng cần thiết phải chủ động, tích cực lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật Quảng cáo. Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải có nhận thức khoa học về vấn đề giới và sự cam kết bằng hành động nhằm đưa những điều quy định về mục tiêu, nguyên tắc bình đẳng giới và chống phống phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em vào Luật Quảng cáo.
Trong xã hội truyền thống của người Hmông, thiết chế dòng họ và gia đình đóng vai trò to lớn. Thiết chế dòng họ tác động chi phối mọi mặt trong đời sống của từng gia đình, từng thành viên và cũng là nền tảng xây dựng nên hệ thống tổ chức xã hội ở cộng đồng thôn bản, tộc người. Đây là mối quan hệ xã hội chủ yếu liên quan đến toàn bộ tổ chức kinh tế - xã hội của người Hmông. Trong gia đình người Hmông, người đàn ông luôn có vị trí quan trọng. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rất chặt chẽ và mật thiết. Cho đến nay, thiết chế dòng họ vẫn tiếp tục đóng vai trò chi phối đến cộng đồng thể hiện qua các kiêng kỵ trong nghi lễ, đặc biệt là qua các hình thức thờ cúng. Có thể nói, những nghi lễ này là chất keo tạo nên sự cố kết bền lâu trong quan hệ dòng họ và gia đình của người Hmông.
Cuộc sống của Mi-hon-mo trong xã hội Hàn Quốc: những khó khăn và định kiến xã hội
Trình tự kết hôn - sinh con được coi tất yếu và tự nhiên trong xã hội truyền thống Hàn Quốc, chính vì vậy trong xã hội hiện đại ngày nay, những phụ nữ có con ngoài giá thú vẫn gặp nhiều thành kiến từ dư luận xã hội và những đối xử phân biệt trong cuộc sống. Bài viết này xem xét những khó khăn trong cuộc sống của những phụ nữ có con ngoài giá thú ở Hàn Quốc trong quá trình mang thai - sinh đẻ - nuôi dưỡng con cái. Những định kiến xã hội họ đã gặp phải khi tìm kiếm việc làm và ở nơi làm việc.
Dựa trên kết quả số liệu của đề tài “Khảo sát, đánh giá những yếu tố phong tục, tập quán và nghề nghiệp tác động tới thái độ, hành vi sinh sản, chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người dân vùng biển, đảo và ven biển Việt Nam” tại 5 tỉnh Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang năm 2009-2010 với những người trong độ tuổi sinh đẻ, bài viết dưới đây đề cập tới sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ ở vùng, biển, đảo và ven biển Việt Nam trong tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình ở các khía cạnh về nguồn tiếp cận thông tin, hình thức trao đổi thông tin và nhu cầu tiếp cận thông tin.
Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học
“Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học” là một tập hợp gồm 60 công trình nghiên cứu nhân học của các tác giả trong và ngoài nước với những chủ đề đa dạng. Ngoài những chủ đề như lễ nghi, tôn giáo, quan hệ dân tộc là những chủ đề truyền thống của dân tộc học Việt Nam, sách đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống đô thị như lao động giúp việc nhà, công nhân nữ, hay những vấn đề gắn liền với toàn cầu hóa như những yếu tố tác động đến cách tiêu thụ xe máy, công nhân Việt Nam ở nước ngoài và khi về nước, hôn nhân xuyên quốc gia, chứng vô sinh, HIV/AIDS, v.v. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả một số công trình trong quyển 1 của cuốn sách.
Từ khóa: Nhân học; Hiện đại; Truyền thống.
Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới - Số 1/2012
Mục lục số 1 năm 2012
TÁC GIẢ TÊN BÀI TRANG
Phạm Văn Bích Mấy vấn đề trong vận dụng quan điểm và lý thuyết giới vào thực tiễn Việt Nam
3
Phạm Thu Hiền, Trần Thị Vân Anh Vấn đề xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015
16
Nguyễn Thị Bích Thúy, Nguyễn Hữu Minh Một số khía cạnh cần quan tâm khi xây dựng các giải pháp và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015
30
Bùi Thị Phương, Lê Ngọc Hùng Từ khuôn mẫu bất bình đẳng giới đến lồng ghép về vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật Quảng cáo
41
Hồ Ly Giang Thiết chế truyền thống dòng họ và gia đình người Hmông Trắng ở xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
52
Nguyễn Thị Thu Vân Cuộc sống của Mi-hon-mo trong xã hội Hàn Quốc: những khó khăn và định kiến xã hội
65
Nguyễn Thị Mỹ Trang, Đặng Thị Bích Thuận Khác biệt giới trong tiếp cận thông tin về dân số - kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản ở vùng biển, đảo và ven biển Việt Nam
76
Nguyễn Phương Thảo Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học
86
Lâm Văn Đoan Hội thảo về thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 92
Hồng Lê Tổng mục lục Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới năm 2011 94