Điểm nhấn
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA CHI ỦY, LÃNH ĐẠO VIỆN VỚI ĐẢNG VIÊN, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
- CHI BỘ VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ: ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
- Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
Liên kết web
Số lượt truy cập
34
2624080
Chi tiết tạp chíSố 1-2024
Cho đến nay, chỉ có hai nước đã công bố dự báo dân số sau 700 năm, đến 1000 năm là Hàn Quốc và Nhật Bản. Kết quả rất đáng lo ngại: năm 1999 dân số Nhật Bản là 126,6 triệu người và năm 3000 chỉ còn 500 người, và đến năm 2006 đưa ra dự báo mới đến năm 3000 chỉ còn 62 người. Năm 2014, dân số Hàn Quốc là 50,75 triệu người và họ dự báo dân số năm 2750 là không còn người nào. Vậy, nguy cơ suy giảm dân số bền vững hàng trăm năm, dẫn tới tự tiêu vong như Hàn Quốc và Nhật Bản đã dự báo có xảy ra với các nước khác, trong đó có Việt Nam, hay không? Khi nào thì điều đó xảy ra, muốn ngăn chặn thì bằng cách nào? Để trả lời được những câu hỏi sinh tồn này của một quốc gia, cần có một phương pháp dự báo dài hạn dân số, dự báo từ 100 đến 1000 năm. Dĩ nhiên đây không thể là dự báo chính xác, vì không thể dự báo chính sách dân số và tác động của nó, cũng như các điều kiện kinh tế xã hội ở các nước sau hàng trăm năm. Chúng ta cần một phương pháp dự báo thô dân số dài hạn, ứng với các giả định khác nhau của một số tham số cốt lõi. Một phương pháp dự báo dân số thô như vậy được đề xuất ở đây và áp dụng để dự báo thô dân số Việt Nam giai đoạn 2100 - 3000 cho ba phương án: phương án nền tảng, phương án lạc quan và phương án rất lạc quan, kèm theo các khuyến cáo về chính sách phát triển dân số bền vững, là tiền đề hàng đầu để đất nước phát triển bền vững, không tự tiêu vong.
Vấn đề xây dựng chuẩn mực con người trong tương quan với hệ giá trị gia đình Việt Nam
Xây dựng chuẩn mực con người Việt Nam là nhiệm vụ không tách rời với xây dựng hệ giá trị gia đình và các hệ giá trị cốt lõi. Về thực chất, đó là sự tìm kiếm một tổng thể các giá trị tin cậy với những chuẩn mực hợp lý về phát triển con người, nhằm khơi dậy trách nhiệm làm người, đánh thức bổn phận gìn giữ gia đình - “tế bào” lành mạnh của xã hội, tăng cường nghĩa vụ xây dựng xã hội tiến bộ. Việc nghiên cứu khoa học về chuẩn mực con người nhằm hướng tới một nhận thức sâu sắc hơn, với những quan điểm và giải pháp sáng suốt hơn, để quá trình này diễn ra chủ động hơn, tích cực hơn, nhanh hơn và bền vững hơn.
Xây dựng gia đình hạnh phúc để phát triển xã hội bền vững
Xây dựng đời sống cá nhân hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc là quan trọng trong thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Việc xác định nội hàm của gia đình hạnh phúc, cách thức đánh giá, đo lường gia đình hạnh phúc là rất cần thiết, giúp các địa phương có cách hiểu thống nhất, và có thang đo cụ thể triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở phân tích một số phương pháp đánh giá đo lường về gia đình hạnh phúc trên thế giới kết hợp với rà soát, phân tích các kinh nghiệm, các mô hình hiện đang tiên phong triển khai tiêu chí hạnh phúc tại các địa phương ở Việt Nam và những đặc điểm văn hóa xã hội đặc thù của Việt Nam, bài viết phân tích nội hàm hạnh phúc gia đình và đề xuất các khuyến nghị chính sách.
Bài viết sử dụng dữ liệu khảo sát từ kết quả nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2021-2022 của trường Đại học Công đoàn để chỉ ra tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến đời sống văn hóa và sức khỏe tinh thần của người dân trong khu vực phong tỏa ở Hà Nội. Kết quả cho thấy, bối cảnh dịch bệnh kéo theo những suy giảm thu nhập, việc làm; thiếu tiếp xúc, cô lập và cách ly xã hội; cùng với sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng là những yếu tố làm suy giảm sức khỏe tinh thần của người dân trong khu vực bị phong tỏa. Các hoạt động thụ hưởng văn hóa tinh thần bị giới hạn trong phạm vi cá nhân, thông qua sinh hoạt hàng ngày như xem phim, đọc báo, nghe nhạc, xem tivi và hoạt động thể dục, thể thao. Do vậy, những trạng thái tâm lý tiêu cực như lo lắng, căng thẳng, buồn bã, trầm cảm, thậm chí là đau khổ, rối loạn cảm xúc đã xảy ra với nhiều người dân trong thời gian này.
Ngành dệt may tạo ra một nguồn việc làm lớn cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Việc thúc đẩy việc làm bền vững và có chất lượng trong lĩnh vực dệt may không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho phụ nữ mà còn góp phần thúc đẩy bình đẳng giới. Dựa trên việc phân tích số liệu, tài liệu thứ cấp và các kết quả khảo sát bằng bảng hỏi bán cấu trúc và phỏng vấn sâu tại Nam Định, bài viết này phân tích một số chiều cạnh về việc làm bền vững của lao động nữ trong ngành dệt may tại Nam Định (bao gồm tính an toàn và bình đẳng) thông qua tìm hiểu điều kiện làm việc, an toàn lao động, sự bình đẳng và tôn trọng tại nơi làm việc trong lĩnh vực dệt may tại Nam Định - một tỉnh giàu truyền thống và thế mạnh kinh tế về phát triển dệt may tại Việt Nam.
Quan niệm về giá trị trong giao tiếp, ứng xử của thanh niên hiện nay
Từ kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ thực hiện năm 2022 “Nghiên cứu quan niệm về giá trị của thanh niên thế hệ Z”, bài viết tập trung tìm hiểu quan niệm về giá trị trong giao tiếp, ứng xử của thanh niên hiện nay thông qua việc tìm hiểu quan niệm của họ về các giá trị cần thiết cho một cuộc giao tiếp hiệu quả; quan niệm về khuôn mẫu ứng xử cá nhân và khuôn mẫu ứng xử giới phù hợp với bối cảnh hiện tại. Nhìn chung, thanh niên đề cao sự thấu hiểu, bình đẳng và sự tương tác trong quá trình giao tiếp. Quan niệm về khuôn mẫu ứng xử cá nhân và khuôn mẫu ứng xử giới đã có sự thay đổi rõ rệt trong thanh niên thể hiện ở quan niệm về cách ứng xử trong bữa ăn dần trở nên cởi mở hơn, bớt đi sự rườm rà và quy tắc hơn, đồng thời giá trị bình đẳng, không định kiến giới được thanh niên đề cao trong giao tiếp, hẹn hò.
Tác phẩm “Đời sống mới” và vấn đề xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay
Ngày 20/3/1947, tác phẩm “Đời sống mới” của tác giả Tân Sinh (bút danh của Hồ Chí Minh) được hoàn thành. Tác phẩm đặt ra vấn đề phong phú và hữu ích, trong đó có việc xây dựng đời sống mới trong gia đình (mà thực chất là xây dựng văn hóa gia đình), nhằm tạo nên nền tảng tinh thần cho xã hội trong bối cảnh kháng chiến và kiến quốc lúc bấy giờ; mà theo Hồ Chí Minh “có chí làm thì nhất định sẽ làm được. Ai cũng làm như thế thì nhất định nước Việt Nam ta trở nên một nước mới, một nước văn minh”. Những bài học đặt ra từ 77 năm trước của Hồ Chí Minh vẫn là những gợi mở đầy tính thiết thực cho mỗi gia đình Việt Nam hiện đại, góp phần xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, phát triển toàn diện, trở thành trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vấn đề bạo lực học đường tại Nhật Bản và Việt Nam
Tóm tắt: Trong thời gian gần đây, bạo lực học đường là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu gây ảnh hưởng tiêu cực tới học tập, sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của học sinh. Tại Việt Nam và Nhật Bản, bạo lực học đường cũng là một vấn đề nhức nhối và có tính thời sự cao không chỉ trong ngành giáo dục mà còn toàn xã hội, khi mà nó đang ngày càng có chiều hướng gia tăng với các diễn biến phức tạp và đa dạng các hình thức bạo lực. Do đó, bằng việc tổng quan các tài liệu nghiên cứu về bạo lực học đường của Việt Nam và Nhật Bản, bài viết mong muốn đưa ra một cái nhìn toàn diện về thực trạng bạo lực học đường xảy ra đối với học sinh hai nước cũng như các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên, từ đó chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong vấn nạn “bạo lực học đường” giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam.