Liên kết web
Số lượt truy cập

29

2624070

Chi tiết tạp chíSố 1 - 2010

Nhà nước và biến đổi gia đình

Tác giả: Lê Ngọc Văn

Trang: 3-14

File toàn văn đính kèm: Tải về

Bài viết phân tích tác động của Nhà nước đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam ở ba thời kỳ lịch sử khác nhau gắn liền với những biến đổi kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là những thay đổi về cơ sở kinh tế của gia đình. Đó là những thời kỳ từ sau cách mạng tháng Tám đến trước những năm 1960; từ những năm 1960 đến trước đổi mới và thời kỳ thứ ba là từ những năm 1980 đến nay. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến đổi gia đình cho thấy sự biến đổi gia đình không chỉ là sản phẩm của những biến đổi kinh tế xã hội. Nhà nước Việt nam luôn chủ động tạo ra cũng như điều chỉnh sự biến đổi gia đình theo ý chí chủ quan của mình nhằm phát huy vai trò của gia đình như một nhân tố bảo đảm thành công trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước. Mỗi nhân tố đều có tác động hai mặt đến biến đổi gia đình, bao gồm cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc gạt bỏ, hạn chế các tác động tiêu cực đến biến đổi gia đình, và phát huy các yếu tố tích cực đối với gia đình.

Hôn nhân trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng

Tác giả: Trương Diệu Hải An

Trang: 15-21

File toàn văn đính kèm: Tải về

Ngày nay trong xu thế của thời đại mới, vấn đề hôn nhân ở Việt Nam nói chung đã có sự chuyển biến từ truyền thống sang hiện đại. Đây là quá trình chuyển đổi phức tạp, đan xen giữa cái cũ và cái mới, cái lạc hậu và cái tiến bộ, đồng thời nó chịu sự tác động mạnh mẽ của nhiều yếu tố nảy sinh. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc một số vấn đề đặt ra về hôn nhân ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay.

Tình làng nghĩa xóm tại một làng nghề hiện nay

Tác giả: Trương Thị Thu Thủy

Trang: 22-35

File toàn văn đính kèm: Tải về

Sử dụng tư liệu định tính từ một làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng, bài viết tìm hiểu một trong những giá trị văn hoá làng Việt Nam, đó là “tình làng nghĩa xóm”. Tác giả cho rằng tình làng nghĩa xóm vẫn còn giá trị nhất định trong cộng đồng làng nghề hiện nay, người dân vẫn giữ gìn và phát huy sự tốt đẹp của giá trị này qua những sự kiện thường ngày. Tuy nhiên, giá trị này cũng bị biến đổi sang một trạng thái tiêu cực khi nó làm suy yếu tinh thần bảo vệ pháp luật, coi thường sự quản lý của chính quyền địa phương. Vận dụng quan điểm lý thuyết khinh – trọng, tác giả cho rằng để phân tích những biến đổi văn hóa nông thôn và đánh giá sự biến đổi của giá trị “tình làng nghĩa xóm” trong một cộng đồng làng nghề cần có cái nhìn linh hoạt và uyển chuyển. Cụ thể là cần xác định các khả năng lựa chọn khung mẫu phát triển và khung mẫu văn hóa của người dân làng nghề hiện nay, nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy văn hóa khi cộng đồng làng nghề nói riêng và đất nước nói chung bước vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.

Chính sách đối với phụ nữ nông thôn trong thời kỳ đô thị hoá, công nghiệp hoá

Tác giả: Hoàng Bá Thịnh

Trang: 36-47

File toàn văn đính kèm: Tải về

Dựa trên những dữ liệu điều tra xã hội học gần đây kết hợp với phân tích tài liệu, bài viết đề cập đến những nét cơ bản về việc làm và đời sống và phụ nữ nông thôn trong khoảng thời gian một thập niên gần đây. Tác giả đã phân tích những mặt hạn chế của chính sách đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn và ảnh hưởng của nó đến phụ nữ nông thôn, cụ thể như vấn đề sức khoẻ, đào tạo nghề, tiếp cận nguồn lực đất đai... Bài viết cũng nhấn mạnh các giải pháp chính sách đối với phụ nữ nông nghiệp nông thôn về đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, quyền tiếp cận các nguồn lực và an sinh xã hội cho phụ nữ nông thôn.

Vai trò giới trong động cơ và quyết định di cư

Tác giả: Phạm Thị Huệ

Trang: 48-63

File toàn văn đính kèm: Tải về

Dựa vào dữ liệu của Đề tài “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn ra các thành phố và các vùng phụ cận: nghiên cứu trường hợp Hà Nội” do Viện Gia đình và Giới tiến hành tại Hà Nội năm 2008, bài viết xem xét mối liên quan giữa vai trò giới với động cơ và quyết định di cư. Kết quả nghiên cứu cho thấy di cư tự do lên Hà Nội kiếm việc làm là cách thức mà rất nhiều hộ gia đình ở vùng nông thôn Việt Nam đã làm để đối phó với nghèo đói. Trong các yếu tố ảnh hưởng thì nhóm tuổi và hôn nhân có tác động đáng kể đến việc di cư. Nam giới thường độc lập hơn và tự chủ hơn trong việc khởi xướng và quyết định di cư trong khi phụ nữ di cư là do người khác gợi ý và thường được bàn bạc và quyết định bởi gia đình và người chồng. Phụ nữ thường di cư gần quê nhà hơn so với nam giới. Khó khăn lớn nhất mà người di cư phải đối diện trước khi quyết định di cư là thu xếp việc chăm sóc con cái, trong đó phụ nữ gặp khó khăn nhiều hơn nam giới. Nhìn chung những người đã kết hôn di cư thường gặp khó khăn nhiều hơn người chưa kết hôn.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và tiền gửi của người di cư tự do tới Hà Nội

Tác giả: Nguyễn Đức Tuyến

Trang: 64-76

File toàn văn đính kèm: Tải về

Sử dụng một phần số liệu điều tra của đề tài cấp Bộ: “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn vào các thành phố và các vùng phụ cận: Nghiên cứu trường hợp Hà Nội” do Viện Gia đình và Giới chủ trì, được tiến hành trong hai năm 2008-2009, bài viết làm rõ thêm một số vấn đề về thu nhập, tiền gửi của người di cư tự do từ góc độ giới tính, tình trạng di cư, học vấn, hôn nhân, hoàn cảnh gia đình ở quê. Tác giả chỉ ra rằng trong thị trường lao động phổ thông, yếu tố sức khoẻ đóng vai trò quan trọng, những nghề nặng nhọc, cần cơ bắp nam giới tham gia nhiều nhất và đây là nghề kiếm được nhiều tiền nhất; nữ chọn làm công việc nhẹ nhàng, thường được trả công thấp hơn. Tuy những người di cư làm công việc chân tay là chính nhưng những người có học vấn cao thường nhận được lương cao hơn cho thấy ưu thế của trình độ học vấn và chuyên môn. Những người di cư đã kết hôn và di cư cùng vợ/chồng và con là những người có cuộc sống gia đình ổn định có thu nhập cao nhất. Người di cư có con ở tuổi từ 16 đến 25 gửi tiền nhiều nhất, có thể là để bù đắp chi phí học hành và tìm việc. Nữ di cư thường gửi tiền về cho những sinh hoạt hàng ngày của gia đình; còn nam di cư thường gửi tiền về cho những chi tiêu mang tính chất lâu dài.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và tiền gửi của người di cư tự do tới Hà Nội

Tác giả: Nguyễn Đức Tuyến

Trang: 64-76

File toàn văn đính kèm: Tải về

Sử dụng một phần số liệu điều tra của đề tài cấp Bộ: “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn vào các thành phố và các vùng phụ cận: Nghiên cứu trường hợp Hà Nội” do Viện Gia đình và Giới chủ trì, được tiến hành trong hai năm 2008-2009, bài viết làm rõ thêm một số vấn đề về thu nhập, tiền gửi của người di cư tự do từ góc độ giới tính, tình trạng di cư, học vấn, hôn nhân, hoàn cảnh gia đình ở quê. Tác giả chỉ ra rằng trong thị trường lao động phổ thông, yếu tố sức khoẻ đóng vai trò quan trọng, những nghề nặng nhọc, cần cơ bắp nam giới tham gia nhiều nhất và đây là nghề kiếm được nhiều tiền nhất; nữ chọn làm công việc nhẹ nhàng, thường được trả công thấp hơn. Tuy những người di cư làm công việc chân tay là chính nhưng những người có học vấn cao thường nhận được lương cao hơn cho thấy ưu thế của trình độ học vấn và chuyên môn. Những người di cư đã kết hôn và di cư cùng vợ/chồng và con là những người có cuộc sống gia đình ổn định có thu nhập cao nhất. Người di cư có con ở tuổi từ 16 đến 25 gửi tiền nhiều nhất, có thể là để bù đắp chi phí học hành và tìm việc. Nữ di cư thường gửi tiền về cho những sinh hoạt hàng ngày của gia đình; còn nam di cư thường gửi tiền về cho những chi tiêu mang tính chất lâu dài.

Cẩm nang về Nghiên cứu gia đình trên thế giới

Tác giả: Trần Thị Cẩm Nhung

Trang: 78-83

File toàn văn đính kèm: Tải về

Hội thảo: Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi

Tác giả: Thanh Nhàn

Trang: 86-87

File toàn văn đính kèm: Tải về

Hội thảo: Nghiên cứu về thống kê giới tại Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Đức Tuyến

Trang: 88-89

File toàn văn đính kèm: Tải về

Hội thảo: Giới và chính sách, pháp luật về xã hội

Tác giả: Đ.T.

Trang: 90-92

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tổng mục lục 2009

Tác giả:

Trang: 93-96

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới - Số 1/2010

Tác giả:

Trang: 1-96

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (Trước là tạp chí KHPN) Mục lục số 1 năm 2010 TÁC GIẢ TÊN BÀI TRANG Lê Ngọc Văn Nhà nước và biến đổi gia đình 3 Trương Diệu Hải An Hôn nhân trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng 15 Trương Thị Thu Thủy Tình làng nghĩa xóm tại một làng nghề hiện nay 22 Hoàng Bá Thịnh Chính sách đối với phụ nữ nông thôn trong thời kỳ đô thị hoá, công nghiệp hoá 36 Phạm Thị Huệ Vai trò giới trong động cơ và quyết định di cư 48 Nguyễn Đức Tuyến Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và tiền gửi của người di cư tự do tới Hà Nội 64 Trần Thị Cẩm Nhung Cẩm nang về Nghiên cứu gia đình trên thế giới 78 Thanh Loan Hội thảo: "Phổ biến kết quả khảo sát năng lực thực hiện hai Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình" 84 Thanh Nhàn Hội thảo: Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi 86 Nguyễn Đức Tuyến Hội thảo: Nghiên cứu về thống kê giới tại Việt Nam 88 Đ.T. Hội thảo: Giới và chính sách, pháp luật về xã hội 90 PV Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới chính thức thuộc Danh mục các tạp chí khoa học được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư 92