- Hội thảo “Thực trạng người Việt Nam hồi hương từ Vương quốc Anh giai đoạn 2014 - 2023”
- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- Hội nghị Đối thoại giữa Chi ủy, Lãnh đạo viện với đảng viên, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Gia đình và Giới 6 tháng đầu năm 2024
- Chi bộ Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Đoàn kết thống nhất trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
37
2933688
Hội thảo “Thực trạng người Việt Nam hồi hương từ Vương quốc Anh giai đoạn 2014 - 2023”
02/01/2025Trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và Đại sứ quán Anh, ngày 20 tháng 12 năm 2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức Hội thảo “Thực trạng người Việt Nam hồi hương từ Vương quốc Anh giai đoạn 2014 - 2023”. TS. Nguyễn Đình Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và TS. Đào Thị Minh Hương, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Con người đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học và các đại biểu đại diện các cơ quan, tổ chức như: Tổ chức IOM, UN Women, Chương trình ASEAN-ACT, Viện Tâm lý học, Hội Xã hội học Việt Nam, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam-Hàn quốc, Uỷ ban dân tộc, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, Trường Đại học Lao động-Xã hội, Báo Phụ nữ Việt Nam, v.v.. |
Bà Jane Parrott, Đại sứ quán Vương quốc Anh khai mạc Hội thảo |
Mục đích Hội thảo nhằm chia sẻ các kết quả chính của nghiên cứu về hoà nhập của người di cư Việt Nam trở về từ Vương quốc Anh, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan chức năng về chính sách, chương trình hỗ trợ cho người di cư hồi hương.
Phát biểu tại Hội thảo, Bà Jane Parrott, Trưởng bộ phận Nhập cư-Di cư, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội cho biết, di cư bất hợp pháp là vấn đề toàn cầu do đó cần có sự hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề này. Vấn đề người Việt Nam di cư không chính thức vào Anh đang là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết một cách hiệu quả. Một trong những giải pháp cấn được quan tâm đó là hỗ trợ cho người di cư trở về tái hoà nhập cộng đồng và cộng đồng cần đưa ra các quyết định tốt hơn để ngăn chặn việc di cư không chính thức.
TS. Nguyễn Đình Tuấn, Viện trưởng Viện NC Gia đình và Giới phát biểu tại Hội thảo |
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Đình Tuấn khẳng định, thúc đẩy di cư hợp pháp, phòng chống di cư trái phép là chính sách nhất quán của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Điều này thể hiện rõ trong các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhất cho di cư trong nước và di cư quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước có người Việt nhập cư. Hợp tác về di cư, trong đó chú trọng đến vấn đề di cư trái phép và mua bán người là một trong những nội dung hợp tác quan trọng giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Anh. Từ năm 2004, giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Vương quốc Anh đã ký Bản ghi nhớ về các vấn đề di cư nhằm thúc đẩy di cư hợp pháp và giảm thiểu vấn đề nhập cư bất hợp pháp. Đến tháng 11 năm 2018, giữa hai chính phủ tiếp tục ký Bản ghi nhớ về vấn đề hợp tác phòng, chống mua bán người. Nghiên cứu hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và Đại sứ quán Anh nhằm đánh giá thực trạng và những thách thức mà người Việt Nam hồi hương từ Vương quốc Anh gặp phải trong giai đoạn 2014-2023 từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm hỗ trợ di cư an toàn và tái hòa nhập bền vững. Nhân dịp này TS. Nguyễn Đình Tuấn thay mặt Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới gửi lời cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Ban Hơp tác quốc tế đã tạo điều kiện và hỗ trợ để Viện thực hiện nghiên cứu này. Đồng thời gửi lời cảm ơn đến Đại sứ quán Anh tại Hà Nội đã lựa chọn Viện là đối tác hợp tác thực hiện thỏa thuận nghiên cứu này; cảm ơn Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh tỉnh Hà Tĩnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An đã phối hợp tổ chức nghiên cứu thực địa.
Bà Dương Thị Thương, Sở Lao động TB-XH |
Tại Hội thảo, thay mặt nhóm nghiên cứu TS. Lưu Thị Lịch đã trình bày kết quả nghiên cứu về “Hành trình đến Vương quốc Anh và trở về Việt Nam tái hoà nhập cộng đồng của người di cư hồi hương”. Cũng tại hội thảo Bà Dương Thị Thương-Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Bình đã trình bày tham luận: “Người trở về từ Vương Quốc Anh ở Quảng Bình: Từ câu chuyện thành công đến những thách thức trong tái hoà nhập cộng đồng khi trở về”. Các bài tham luận đã cho thấy tình hình di cư không chính thức và quá trình hồi hương của người di cư từ Anh trở về. Các báo cáo tham luận cũng đã phân tích sự hoà nhập cộng đồng của người di cư trở về, và đưa ra các đề xuất với Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Anh nhằm hỗ trợ những người di cư trở về hoà nhập cộng đồng bền vững.
Đại biểu Hội thảo phát biểu ý kiến |
Trong phần thảo luận, các đại biểu cho rằng số nhiều người trở có thể không biết các thông tin về sự hỗ trợ hoà nhập của các dự án, chương trình và chính phủ, do vậy cần thông tin một cách rộng rãi để sự hỗ trợ đến được với người di cư trở về. Các chương trình hỗ trợ, như sự hỗ trợ của chính phủ Vương quốc Anh cần phải có thời gian dài hơn để sự hỗ trợ được bền vững, và sự hỗ trợ có thành công, có hiệu quả lâu dài cần có sự quan tâm của chính quyền địa phương.
Đại biểu Hội thảo phát biểu ý kiến |
Phát biểu tổng kết Hội thảo, Bà Jane Parrott đánh giá cao kết quả nghiên cứu, các báo cáo tham luận và các ý kiến đóng góp tại hội thảo. Bà cho biết, nhiều người di cư trở về phải đối mặt với những khó khăn do không đạt được kỳ vọng trước khi di cư, và những người di cư trái phép dễ bị tổn thương, sang trấn tâm lý. Bà cũng đánh giá cao những nỗ lực Chính phủ Việt Nam và các tổ chức trong giải quyết vấn đề này./.
Nguyễn Đức Tuyến
Các tin cũ hơn.................................................
- Giới thiệu Nghiên cứu: Thực trạng người Việt Nam trở về từ Vương quốc Anh (giai đoạn 2014-2023) (02/01/2025)
- Quyết định số 158a/QĐ-GĐ&G ngày 10/10/2024 (20/11/2024)
- Quyết định số 175/QĐ-GĐ&G ngày 14/08/2024 (20/11/2024)
- Quyết định số 174/QĐ-GĐ&G ngày 13/11/2024 (20/11/2024)
- Quyết định số 136a/QĐ-GĐ&G ngày 04/07/2024 (20/11/2024)
- Hội thảo khoa học “Trao quyền cho phụ nữ vì mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam” (25/10/2024)
- Hội thảo khoa học: "Xây dựng chuẩn mực con người Việt Nam vùng Bắc Bộ trong bối cảnh mới" (25/10/2024)
- Hội thảo: Môi trường sống của người cao tuổi đô thị trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam (25/10/2024)
- Tọa đàm khoa học: “Thảo luận về giới và bình đẳng giới ở Ba Lan” (18/10/2024)
- Lễ Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Phụ nữ Việt Nam với Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (12/10/2024)